Một số tình huống dạy học phép cộng trong phạm vi 1 000

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập (Trang 49 - 61)

Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP

2.3. Một số tình huống dạy học môn Toán lớp 2 thông qua trò chơi học tập

2.3.1. Một số tình huống dạy học phép cộng trong phạm vi 1 000

Trò chơi 1: “Bingo”

a) Mục đích: Củng cố phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

b) Chuẩn bị: Mỗi HS một bảng con được chia thành 4 phần có điền 4 số bất kì trong phạm vi 100.

c) Luật chơi: Chỉ gạch số bằng kết quả của phép tính cộng được gọi lên.

Ai gạch được 3 số trước sẽ hô Bingo và là người thắng cuộc.

d) Số người chơi: Cả lớp

e) Cách chơi: Mỗi HS sẽ tự điền vào bảng con của mình mỗi ô một số trong phạm vi 100. GV lần lượt đọc các phép tính có kết quả cộng trong

phạm vi 100. Bạn nào gạch được 3 ô sẽ hô to “bingo”. Trò chơi sẽ ngừng khi đa số HS thắng.

f) Cách phát triển trò chơi: Tăng số lượng ô gạch và ô thắng. Vận dụng dạy các bài củng cố phép cộng, trừ, nhân, chia.

Ví dụ 2.1: Tổ chức trò chơi học tập "Bingo" trong dạy học Bài tập 1 (trang 22 - SGK Cánh diều) bài Luyện tập phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính nhẩm các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

+ GV nêu vấn đề: Để củng cố các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, lớp mình sẽ cùng tham gia một trò chơi học tập có tên là "Bingo".

+ GV phổ biến luật chơi: Chỉ gạch số bằng kết quả của phép tính cộng được giáo viên nêu. Ai gạch được 3 số trước sẽ hô Bingo và là người thắng cuộc.

+ GV phổ biến cách chơi: Mỗi bạn sẽ tự điền vào bảng con của mình mỗi ô một số trong phạm vi từ 10 đến 20. Cô sẽ lần lượt đọc các phép tính cộng có nhớ trong phạm 20. Nếu kết quả của phép tính trùng với số trong bảng con thì con sẽ dùng phấn gạch chéo vào số đó. Bạn nào gạch được 3 ô sẽ hô to “bingo”. Trò chơi sẽ ngừng khi đa số HS thắng.

+ HS tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi. GV lưu ý những lỗi thường gặp, nhắc học sinh tính cẩn thận, các số được viết phải nằm trong phạm vi từ 10 đến 20.

+ HS tham gia trò chơi.

+ HS nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về phép cộng có nhớ trong phạm vi 20.

Trò chơi 2: “Tiếp sức leo núi”

a) Mục tiêu

Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm các phép tính cộng trong phạm vi đã học (Bài 48 - SGK Toán - tập 1 bộ Cánh Diều Trang 96 - 97).

b) Chuẩn bị

- Bút dạ (nếu dùng giấy A0) hoặc phấn màu (nếu dùng bảng phụ).

- GV chuẩn bị sẵn bảng phụ hoặc bìa cứng có ghi các phép tính. Các phép tính được bố trí 2 bên, hướng vào đỉnh ở giữa.

c) Luật chơi: Các đội điền kết quả vào các phép tính đã cho. Các em điền lần lượt từ chân dốc, đội nào leo lên đỉnh dốc trước là đội chiến thắng. Nếu đội leo lên đỉnh dốc trước mà không làm đúng hết các phép tính thì căn cứ vào số bậc (số phép tính đúng) của 2 đội để quyết định.

d) Số người chơi: 10 người.

e) Cách chơi: GV treo bảng phụ lên.

GV yêu cầu 2 đội xếp thành 2 hàng dọc. Nhiệm vụ của các đội là điền kết quả vào các phép tính. Một đội điền các phép tính bên trái, một đội điền phép tính bên phải. Khi nghe GV hô lệnh “bắt đầu” hai đội bắt đầu nhẩm nhanh rồi ghi kết quả vào từng phép tính một, em này điền xong chuyển bút cho bạn tiếp theo làm phép tính tiếp, cứ như vậy các em làm phép tính từ dưới lên đỉnh dốc thì kết thúc. Đội thắng cuộc sẽ được thưởng một tràng pháo tay, đội thua sẽ phải hát một bài.

f) Cách phát triển trò chơi:

- Tăng số bậc thang.

- Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài học có nội dung khác nhau củng cố các phép tính cộng các biểu thức số có nhiều đấu phép tính… về số tự nhiên, chỉ cần thay các phép tính phù hợp.

Ví dụ 2.2: Tổ chức trò chơi học tập "Tiếp sức leo núi" trong dạy học Bài tập 2 (trang 96- Tập 1 - SGK Cánh diều) bài Ôn tập về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.

- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

+ Giáo viên nêu vấn đề: Để củng cố các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, lớp mình sẽ cùng tham gia một trò chơi học tập có tên là "Tiếp sức leo núi".

+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Các đội điền kết quả vào các phép tính đã cho. Điền lần lượt từ chân dốc, đội nào leo lên đỉnh dốc trước là đội chiến thắng. Nếu đội leo lên đỉnh dốc trước mà không làm đúng hết các phép tính thì căn cứ vào số bậc (số phép tính đúng) của 2 đội để quyết định.

+ Giáo viên treo bảng phụ

+ Giáo viên phổ biến cách chơi:

GV yêu cầu 2 đội xếp thành 2 hàng dọc. Nhiệm vụ của các đội là điền kết quả vào các phép tính. Một đội điền các phép tính bên trái, một đội điền phép tính bên phải. Khi nghe GV hô lệnh “bắt đầu” hai đội bắt đầu nhẩm nhanh rồi ghi kết quả vào từng phép tính một, em này điền xong chuyển bút cho bạn tiếp theo làm phép tính tiếp, cứ như vậy các em làm phép tính từ dưới lên đỉnh dốc “72 - 7”. Đội thắng cuộc sẽ được thưởng một tràng pháo tay, đội thua sẽ phải hát một bài.

+ HS tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi. GV lưu ý những lỗi thường gặp, nhắc học sinh tính cẩn thận, ghi kết quả rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc "tiếp sức", chỉ viết vào các phép tính của đội mình.

+ HS tham gia trò chơi;

72 - 7 =

47 + 8 = 56 + 8 = 75 - 10 =

92 - 52 = 32 + 8 =

48 + 7 = 70 - 6 =

92 - 52 = 8 + 32 = 48 + 7 =

+ HS nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

Trò chơi 3: “Tôi nghĩ về con số nào?”.

a) Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 100 đã học (Bài 79, 80, 81- SGK Toán - tập 2 bộ Cánh Diều Trang 58-62).

b) Chuẩn bị: 2 lá thăm có đánh số 1, 2.

c) Luật chơi: Đội thứ nhất sẽ đưa ra câu đố để dẫn đến con số mà mình đang nghĩ, đội thứ hai căn cứ vào dữ liệu tìm ra con số đó.

d) Số người chơi: 10 người.

e) Cách chơi:

Hai đội chơi lên bảng xếp thành hai hàng quay mặt vào nhau, một bạn đại diện cho đội lên bốc thăm xem đội nào giành quyền đi trước (số 1 sẽ đi trước). Đội nào giành quyền đi trước sẽ hội ý 30 giây và đưa ra câu đố.

Đội ra câu đố sẽ nghĩ về một con số và nêu câu đố: Nếu lấy một số cụ thể thêm (hoặc bớt) một số đơn vị, được bao nhiêu lại tiếp tục thêm (hoặc bớt) một số đơn vị thì sẽ được kết quả là số đó. Đồng thời, viết vào bảng con con số đội mình nghĩ (giấu bảng). Đội đối phương sẽ phải suy nghĩ để xác định đúng con số mà đội bạn đang nghĩ và viết ra bảng con. Hết thời gian, cả hai đội đều giơ bảng. Nếu hai số ở bảng trùng nhau thì đội trả lời sẽ tiếp tục được quyền ra câu đố. Ngược lại, nếu không trả lời đúng con số đội bạn nghĩ sẽ mất quyền và đội bạn được tiếp tục ra câu đố tiếp theo. Nếu đội giành quyền ra câu đố mà phạm luật (ra câu đố và đáp án không đúng hoặc các phép tính vượt ngoài phạm vi được học) thì cũng mất quyền ra câu đố ở lượt đó. Hết thời gian đội nào giành quyền ra câu đố nhiều hơn là đội thắng cuộc.

f) Cách phát triển trò chơi: Áp dụng trong các bài dạy về phép cộng có nhớ trong phạm vi 20.

Ví dụ 2.3: Tổ chức trò chơi học tập "Tôi nghĩ về con số nào?” trong dạy học Bài tập 3 ý b (trang 8 - SGK Cánh diều) bài Ôn tập về phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính nhẩm các phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 20.

- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

+ GV nêu vấn đề: Để củng cố các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, lớp mình sẽ cùng tham gia một trò chơi học tập có tên là “Tôi nghĩ về con số nào.

+ GV phổ biến luật chơi: Đội thứ nhất sẽ đưa ra câu đố để dẫn đến con số mà mình đang nghĩ, đội thứ hai căn cứ vào dữ liệu tìm ra con số đó

+ GV phổ biến cách chơi: Hai đội chơi lên bảng xếp thành hai hàng quay mặt vào nhau, một bạn đại diện cho đội lên bốc thăm xem đội nào giành quyền đi trước (số 1 sẽ đi trước). Đội nào giành quyền đi trước sẽ hội ý 30 giây và đưa ra câu đố.

Đội ra câu đố sẽ nghĩ về một con số và nêu câu đố: Nếu lấy một số cụ thể thêm (hoặc bớt) một số đơn vị, được bao nhiêu lại tiếp tục thêm (hoặc bớt) một số đơn vị thì sẽ được kết quả là số đó. Đồng thời, viết vào bảng con con số đội mình nghĩ (giấu bảng). Đội đối phương sẽ phải suy nghĩ để xác định đúng con số mà đội bạn đang nghĩ và viết ra bảng con. Hết thời gian, cả hai đội đều giơ bảng. Nếu hai số ở bảng trùng nhau thì đội trả lời sẽ tiếp tục được quyền ra câu đố. Ngược lại, nếu không trả lời đúng con số đội bạn nghĩ sẽ mất quyền và đội bạn được tiếp tục ra câu đố tiếp theo. Nếu đội giành quyền ra câu đố mà phạm luật (ra câu đố và đáp án không đúng hoặc các phép tính vượt ngoài phạm vi được học) thì cũng mất quyền ra câu đố ở lượt đó. Hết thời gian đội nào giành quyền ra câu đố nhiều hơn là đội thắng cuộc.

+ HS tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi.

GV lưu ý những lỗi thường gặp, nhắc học sinh tính cẩn thận, các số được nghĩ đến và các phép tính nghĩ đến phải nằm trong phạm vi 20 (không nhớ).

+ HS tham gia trò chơi;

+ HS nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về thực hiện các phép tính có hai dấu cộng hoặc trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.

Trò chơi 4: “Dẫn các con vật về nhà”

a) Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng thực hiện tính nhẩm trong phạm vi 20 (không nhớ hoặc có nhớ).

b) Chuẩn bị: Giấy khổ lớn hoặc bảng phụ có ghi sẵn phần bài tập, 2 chiếc bút dạ.

c) Luật chơi: Mỗi em chỉ được dẫn một con vật về chuồng (nối một phép tính).

d) Số người chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 3 HS.

e) Cách chơi:

GV treo giấy (bảng phụ) có ghi bài tập lên bảng. Một lượt chơi gồm có 2 nhóm, mỗi nhóm 3 người chơi. Sau đó GV phổ biến luật chơi, các nhóm tham gia chơi sẽ chuẩn bị xếp thành hai hàng dọc trên bảng.

Khi nghe GV hô “bắt đầu” thì lần lượt mỗi em trong nhóm “Dẫn một con vật về nhà”. Khi GV hô hiệu lệnh “hết giờ” các nhóm lập tức dừng lại. GV cùng cả lớp quan sát nhận xét xem nhóm nào dẫn đúng và nhiều con vật về chuồng hơn sẽ chiến thắng. Nhóm thắng cuộc được quyền yêu cầu nhóm thua hát một bài hát bất kì.

e) Phát triển trò chơi:

Ngoài việc tổ chức chơi đối với các bài về phép cộng thì trò chơi có thể tổ chức khi học các bài về phép nhân phép chia.

Ví dụ 2.4: Tổ chức trò chơi học tập "Dẫn các con vật về nhà” trong dạy học Bài tập 1 (trang 34 - SGK Cánh diều - Tập 1) bài Luyện tập về phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng thực hiện tính nhẩm trong phạm vi 20, có nhớ.

- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

+ Giáo viên nêu vấn đề: Để củng cố các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, lớp mình sẽ cùng tham gia một trò chơi học tập có tên là “Dẫn các con vật về nhà”.

+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi em chỉ được dẫn một con vật về chuồng (nối một phép tính).

+ Giáo viên phổ biến cách chơi: GV treo giấy (bảng phụ) có ghi bài tập lên bảng. Một lượt chơi gồm có 2 nhóm, mỗi nhóm 3 người chơi. Sau đó GV phổ biến luật chơi, các nhóm tham gia chơi sẽ chuẩn bị xếp thành hai hàng dọc trên bảng.

Khi nghe GV hô “bắt đầu” thì lần lượt mỗi em trong nhóm “Dẫn một con vật về nhà”. Khi GV hô hiệu lệnh “hết giờ” các nhóm lập tức dừng lại. GV cùng cả lớp quan sát nhận xét xem nhóm nào dẫn đúng và nhiều con vật về chuồng hơn sẽ chiến thắng. Nhóm thắng cuộc được quyền yêu cầu nhóm thua hát một bài hát bất kì.

+ Học sinh tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi. Giáo viên lưu ý những lỗi thường gặp, nhắc học sinh tính cẩn thận.

+ Học sinh tham gia trò chơi.

+ Học sinh nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.

Trò chơi 5: “Hãy kết đôi với mình”.

a) Mục tiêu: Củng cố phép cộng (không hoặc có nhớ) trong phạm vi 20 b) Chuẩn bị: Một số hoa đỏ và một số hoa xanh.

c) Luật chơi: Sau khi GV hô hiệu lệnh, HS sẽ đi tìm bạn để kết đôi với mình sao cho tổng số ghi trên hai bông hoa là một số cho trước.

d) Số người chơi: 6 người trở lên.

e) Cách chơi:

GV chọn ra hai nhóm chơi, phát hoa xanh cho nhóm 1 và hoa đỏ cho nhóm 2. Hoa trên tay mỗi HS sẽ ghi một con số trong nhóm không giống nhau và số đó nhỏ hơn 10.

Hai nhóm chơi đứng thành hàng đối diện vào nhau. Theo hiệu lệnh của GV “kết đôi” thì các HS cầm hoa xanh phải tìm được bạn cầm hoa đỏ tạo thành một cặp với mình sao cho số trên hoa đỏ cộng với số trên hoa xanh phải có tổng bằng một số cụ thể mà GV nêu.

HS nào tìm được đúng cặp của mình trước sẽ thắng cuộc. Bạn nào tìm sai cặp sẽ phải nhảy lò cò.

f) Cách phát triển trò chơi:

Trò chơi có thể thực hiện trong phạm vi các bảng cộng khác trong phạm vi 100 (ở lớp 2).

Ví dụ 2.5: Tổ chức trò chơi học tập "Hãy kết đôi với mình” trong dạy học Bài tập 1 (trang 17 - SGK Cánh diều - Tập 1) bài Luyện tập phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 20.

- Mục tiêu: Củng cố phép cộng không nhớ trong phạm vi 20 - Các hoạt động dạy học chủ yếu:

+ Giáo viên nêu vấn đề: Để củng cố phép cộng trong phạm vi 20 không nhớ, bây giờ cô sẽ giới thiệu với lớp mình 1 trò chơi.

+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Sau khi GV hô hiệu lệnh, HS sẽ đi tìm bạn để kết đôi với mình sao cho tổng số trên hai hoa là một số cho trước

+ Giáo viên phổ biến cách chơi: GV chọn ra hai nhóm chơi, phát hoa xanh cho nhóm 1 và hoa đỏ cho nhóm 2. Hoa trên tay mỗi HS sẽ ghi một con số trong nhóm không giống nhau và số đó nhỏ hơn 10.

Hai nhóm chơi đứng thành hàng đối diện vào nhau. Theo hiệu lệnh của GV “kết đôi” thì các HS cầm hoa xanh phải tìm được bạn cầm hoa đỏ tạo thành một cặp với mình sao cho số trên hoa đỏ cộng với số trên hoa xanh phải có tổng bằng một số cụ thể mà GV nêu.

HS nào tìm được đúng cặp của mình trước sẽ thắng cuộc. Bạn nào tìm sai cặp sẽ phải nhảy lò cò.

+ HS tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi. GV lưu ý những lỗi thường gặp, nhắc học sinh tính cẩn thận, tổng số trên hai bông hoa của mỗi cặp đôi phải bằng 10.

+ HS tham gia trò chơi;

+ HS nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về phép cộng hai số có tổng bằng 10.

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)