Một số tình huống dạy rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập (Trang 76 - 84)

Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP

2.3. Một số tình huống dạy học môn Toán lớp 2 thông qua trò chơi học tập

2.3.4. Một số tình huống dạy rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh

Trò chơi 1: “Ai nhanh? ai đúng?”

a) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm phép cộng, phép trừ các số tròn chục.

b) Chuẩn bị:

10 tấm thẻ, mỗi đội có 5 tấm thẻ. Trên mỗi thẻ ghi một số tròn chục.

c) Luật chơi:

- Học sinh chia làm 2 đội, số lượng của mỗi đội như nhau.

- Học sinh tính nhẩm theo câu lệnh của giáo viên và di chuyển nếu kết quả của phép tính trùng với thẻ số cầm trên tay.

- Mỗi lần xếp đúng mỗi đội được 10 điểm, xếp sai không được điểm, xếp chậm hơn đội bạn bị trừ 5 điểm (nếu xếp đúng). Đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc

d) Số người chơi: 10 người, chia làm 2 đội.

e) Cách chơi:

- GV nêu một số bất kì, các bạn đang cầm trên tay tấm thẻ số đó sẽ đứng lên phía trước 1 bước. Sau đó, giáo viên sẽ nêu yêu cầu "Thêm/bớt một số tròn chục đơn vị" thì các bạn tự nhẩm tính, bạn nào cầm thẻ số tương ứng với kết quả của phép tính mà giáo viên nêu sẽ tiếp tục đứng lên phía trước thêm 1 bước. Một bạn làm thư ký sẽ ghi lại kết quả.

- Thực hiện tương tự 4 - 5 lượt chơi.

f) Cách phát triển trò chơi:

- Tăng số thẻ số;

- Trò chơi có thể áp dụng khi học bài củng cố tính nhẩm các phép tính trong Bảng cộng hoặc bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

Ví dụ 2.14:

- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm phép cộng, phép trừ các số tròn chục.

- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

+ Giáo viên nêu vấn đề: Để rèn luyện kĩ năng tính nhẩm phép cộng, phép trừ các số tròn chục hôm nay cô giới thiệu với các con trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng”.

+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Học sinh chia làm 2 đội, số lượng của mỗi đội như nhau. Học sinh tính nhẩm theo câu lệnh của giáo viên và di chuyển nếu kết quả của phép tính trùng với thẻ số cầm trên tay. Mỗi lần xếp đúng mỗi đội được 10 điểm, xếp sai không được điểm, xếp chậm hơn đội bạn bị trừ 5 điểm (nếu xếp đúng). Đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.

+ Giáo viên phổ biến cách chơi: GV nêu một số bất kì, các bạn đang cầm trên tay tấm thẻ số đó sẽ đứng lên phía trước 1 bước. Sau đó, giáo viên sẽ nêu yêu cầu "Thêm/bớt một số tròn chục đơn vị" thì các bạn tự nhẩm tính, bạn nào cầm thẻ số tương ứng với kết quả của phép tính mà giáo viên nêu sẽ tiếp tục đứng lên phía trước thêm 1 bước. Một bạn làm thư ký sẽ ghi lại kết quả. Thực hiện tương tự 4 - 5 lượt chơi.

Trên mỗi thẻ ghi một trong năm số 10, 20, 30, 40, 50.

Ví dụ: GV đọc số 20. Hai đội phải xếp thành hàng ngang, các thành viên mang số 20

GV tiếp tục đọc “thêm số vừa xếp lên 10 đơn vị” thì bạn mang số 30 phải đứng ra.

+ Học sinh tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi. Giáo viên lưu ý những lỗi thường gặp, nhắc học sinh tính cẩn thận, nắm chắc khái niệm liền trước, liền sau.

+ Học sinh tham gia trò chơi.

+ Học sinh nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về số tròn chục, số tròn chục liền trước, số tròn chục liền sau.

Trò chơi 2 “Tàu hỏa chạy”

a) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

b) Chuẩn bị: Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy trắng A4, 1 chiếc bút chì.

c) Luật chơi: GV nêu phép tính, HS thứ nhất của hai đội viết kết quả phép tính ra giấy, đưa tờ giấy A4 cho bạn đằng sau của đội mình. GV lại đọc câu lệnh (cộng hoặc trừ) một số tiếp theo để cộng (trừ) tiếp vào đáp số vừa rồi. Mỗi đội chơi có 3 hoặc 5 bạn.

d) Số người chơi: 6 đến 10 học sinh.

e) Cách chơi:

- Gọi 2 đội chơi lên bảng chơi và 2 bạn làm giám sát. Yêu cầu 2 đội chơi tay trái cầm giấy và tay phải cầm bút chì, cả lớp bên dưới giả tiếng tàu kêu

“xình xịch, xình xịch,…”. Khi bạn thứ nhất tính nhẩm đúng và viết xong kết quả ta coi như đó là “Ga thứ nhất”, tàu dừng lại người chơi giả tiếng tàu hú còi “tu, tu, tu,…”. Cả lớp yên lặng, hai bạn giám sát cùng GV sẽ kiểm tra xem người chơi đã di chuyển đến đúng “Ga” chưa, nếu đúng sẽ chơi tiếp di chuyển tới Ga tiếp theo.

- Đội nào có số lần di chuyển tới đúng “Ga” nhiều nhất sẽ được khen thưởng trước lớp. GV tổ chức chơi vài lần cho HS rèn kĩ năng nhẩm tốt hơn.

- Học sinh chơi:

f) Cách phát triển trò chơi: Dạy các bài cộng và trừ các số tròn chục, tròn trăm.

Ví dụ 2.15:

- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

+ Giáo viên nêu vấn đề: Để rèn luyện kĩ năng tính nhẩm phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 cô giới thiệu với lớp trò chơi “tàu hoả chạy”.

+ Giáo viên phổ biến luật chơi: GV nêu phép tính, HS thứ nhất của hai đội viết kết quả phép tính ra giấy, đưa tờ giấy A4 cho bạn đằng sau của đội mình. GV lại đọc câu lệnh (cộng hoặc trừ) một số tiếp theo để cộng (trừ) tiếp vào đáp số vừa rồi. Mỗi đội chơi có 3 hoặc 5 bạn

+ Giáo viên phổ biến cách chơi: Gọi 2 đội chơi lên bảng chơi và 2 bạn làm giám sát. Yêu cầu 2 đội chơi tay trái cầm giấy và tay phải cầm bút chì, cả lớp bên dưới giả tiếng tàu kêu “xình xịch, xình xịch,…”. Khi bạn thứ nhất tính nhẩm đúng và viết xong kết quả ta coi như đó là “Ga thứ nhất”, tàu dừng lại người chơi giả tiếng tàu hú còi “tu, tu, tu,…”. Cả lớp yên lặng, hai bạn giám sát cùng GV sẽ kiểm tra xem người chơi đã di chuyển đến đúng “Ga” chưa, nếu đúng sẽ chơi tiếp di chuyển tới Ga tiếp theo. Đội nào có số lần di chuyển tới đúng “Ga” nhiều nhất sẽ được khen thưởng trước lớp. GV tổ chức chơi vài lần cho HS rèn kĩ năng nhẩm tốt hơn.

+ Học sinh tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi. Giáo viên lưu ý những lỗi thường gặp, nhắc học sinh tính cẩn thận, bạn trước phải có kết quả đúng thì bạn phía sau mới làm được.

+ Học sinh tham gia trò chơi.

+ Học sinh nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về cộng và trừ các số trong phạm vi 100.

Trò chơi 4: “Đi tìm số tròn chục liền sau”

a) Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố số tròn chục liền sau, số tròn chục liền trước.

b) Chuẩn bị: 3 bảng phụ để HS ghi kết quả. Bút dạ.

c) Luật chơi: Các nhóm phải đưa ra các con số thỏa mãn yêu cầu của đề bài.

Trong thời gian 3 phút đội nào ghi được đáp án đúng và nhanh hơn sẽ giành thắng cuộc.

d) Số người chơi: 15 người, chia thành 3 đội chơi.

e) Cách chơi:

GV nêu yêu cầu bài tập. Chẳng hạn: Cho số tròn chục lớn nhất có 2 chữ số, tìm số tròn chục liền trước và tròn chục liền sau của nó. Hoặc: Cho số tròn chục nhỏ nhất, tìm số tròn chục liền sau của nó.

Các đội có thời gian thảo luận là 1 phút. Sau khi GV hô “bắt đầu” thành viên thứ nhất của đội nhanh chóng lên ghi một con số thỏa mãn yêu cầu, sau đó chạy về chuyển bút cho người tiếp theo cứ như vậy đến khi hai đội ghi đủ số liền trước và số liền sau của số đó hoặc hết thời gian.

Trường hợp không nhóm nào tìm ra đáp án đúng GV nên đưa ra đáp án và hướng dẫn các em làm bài toán này.

f) Cách phát triển trò chơi: Củng cố về số liền trước, số liền sau của một số bất kì trong phạm vi lớn hơn.

Ví dụ 2.16:

- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố số tròn chục liền sau, số tròn chục liền trước.

- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

+ Giáo viên nêu vấn đề: Để giúp các con củng cố số tròn chục liền sau, số tròn chục liền trước hôm nay cô giới thiệu với cả lớp trò chơi “Đi tìm số tròn chục liền sau”.

+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Các nhóm phải đưa ra các con số thỏa mãn yêu cầu của đề bài. Trong thời gian 3 phút đội nào ghi được đáp án đúng và nhanh hơn sẽ giành thắng cuộc.

+ Giáo viên phổ biến cách chơi: GV nêu yêu cầu bài tập. Chẳng hạn: Cho số tròn chục lớn nhất có 2 chữ số, tìm số tròn chục liền trước và tròn chục liền sau của nó. Hoặc: Cho số tròn chục nhỏ nhất, tìm số tròn chục liền sau của nó.

Các đội có thời gian thảo luận là 1 phút. Sau khi GV hô “bắt đầu” thành viên thứ nhất của đội nhanh chóng lên ghi một con số thỏa mãn yêu cầu, sau đó chạy về chuyển bút cho người tiếp theo cứ như vậy đến khi hai đội ghi đủ số liền trước và số liền sau của số đó hoặc hết thời gian.

Trường hợp không nhóm nào tìm ra đáp án đúng GV nên đưa ra đáp án và hướng dẫn các em làm bài toán này.

+ Học sinh tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi. Giáo viên lưu ý những lỗi thường gặp, liền trước các con chỉ bớt đi 1 đơn vị, liền sau các con chỉ thêm vào 1 đơn vị.

+ Học sinh tham gia trò chơi;

+ Học sinh nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về số tròn chục liền trước, số tròn chục liền sau. Học sinh giải thích vì sao xác định được số.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã đề xuất một số nguyên tắc trong thiết kế tình huống dạy học có sử dụng TCHT. Đồng thời, đưa ra quy trình thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học các phép tính lớp 2. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thiết kế một số trò chơi học tập và vận dụng vào các tình huống dạy học cụ thể để minh hoạ quy trình đã đề xuất: dạy học phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000, dạy học phép nhân và phép chia (trong bảng nhân, bảng chia 2 và 5), dạy học rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho HS.

Tuy nhiên, các trò chơi học tập và hoạt động dạy học đã thiết kế có phù hợp và đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả trong thực tiễn hay không thì rất cần sự kiểm chứng qua hoạt động dạy học ở nhà trường TH. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, quan sát và đánh giá hiệu quả của tiết dạy thực nghiệm. Nội dung này sẽ được trình bày trong chương 3 của luận văn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)