Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4. Thực trạng dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập
1.4.4. Phương pháp khảo sát
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra bằng Anket với GV của 03 trường tiểu học trong thành phố Hà Nội.
- Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin khi tham gia dự giờ của GV ở trường tiểu học.
- Phương pháp xử lí số liệu: phương pháp tính tỉ lệ phần trăm.
1.4.5. Kết quả khảo sát
1.4.5.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về Trò chơi học tập
Trong phiếu điều tra, chúng tôi đã tìm hiểu cụ thể về thực trạng nhận thức của GV về trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 2 của một số giáo viên và học sinh của 03 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó bước đầu đưa ra những nhận định về thực trạng của việc thiết kế các hoạt động dạy các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 2. Kết quả thu được như sau:
Khi khảo sát các giáo viên hiểu như thế nào về trò chơi học tập, chúng tôi tổng hợp được kết quả như bảng dưới đây:
Bảng 1.3. Nhận thức của giáo viên về trò chơi học tập
Bảng trên cho thấy hầu hết giáo viên (56%) cho rằng Trò chơi học tập môn Toán là trò chơi trong đó có chứa một số yếu tố toán học nào đó nhằm giải quyết các nhiệm vụ nào đó liên quan đến toán học và có thể tổ chức trong giờ học môn Toán hoặc trong các hoạt động ngoại khóa. Một số khác thì nhận định dạy các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập là một hoạt động giải quyết vấn đề với đặc trưng là sử dụng trò chơi học tập trong dạy học các phép tính ở lớp 2 để thúc đẩy việc học tập của học sinh. Qua đó học sinh được rèn luyện những kĩ năng toán học, kĩ năng giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, tăng cường hiểu biết các vấn đề tự nhiên xã hội thông qua quá trình học tập. Điều này chứng tỏ, dù có thể tiếp cận Trò chơi học tập từ nhiều khía cạnh khác nhau nhưng hầu hết giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về TCHT trong dạy học môn Toán. Đây là tiền đề quan trọng để triển khai định hướng này trong dạy học các phép tính lớp 2.
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu đánh giá của giáo viên về tác dụng của TCHT trong dạy học các phép tính ở lớp 2, chúng tôi cũng thu được kết quả tích cực như sau (Bảng 1.4):
Bảng 1.4. Tác dụng của Trò chơi học tập trong dạy học các phép tính ở lớp 2
1.4.5.2. Thực trạng thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học các phép tính lớp 2
Chúng tôi đã phát phiếu điều tra để tìm hiểu cụ thể về thực trạng dạy và học môn Toán của GV 3 trường TH Trần Quốc Toản, TH Trưng Vương và TH Tràng An và HS của TH Trần Quốc Toản, thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó bước đầu đưa ra nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập của GV, HS trong dạy học Toán, phát hiện các nguyên nhân, khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình thực hiện, từ đó lựa chọn và tổ chức các hoạt động học tập phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập nói riêng. Kết quả thu được:
Đa số các giáo viên (80%) đều nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập cho HS là cần thiết. Có 20% GV nhận thấy dạy học các phép tính ở lớp 2 môn Toán lớp 2 thông qua trò chơi học
tập cho HS là rất cần thiết. Không có GV nào cho rằng ít cần thiết hoặc không cần thiết (Bảng 1.5).
Bảng 1.5. Tầm quan trọng của việc dạy học các phép tính ở lớp 2 môn Toán lớp 2 thông qua trò chơi học tập
Như vậy, đa số GV đã đánh giá đúng tầm quan trọng của việc dạy các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập cho HS TH.
Do nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học môn Toán lớp 2 thông qua trò chơi học tập cho HS 100% GV được hỏi đều khẳng định sự cần thiết của việc lồng ghép các trò chơi học tập vào quá trình trình dạy học các phép tính cho học sinh lớp 2 (Bảng 1.6).
Bảng 1.6. Sự cần thiết của việc dạy học môn Toán lớp 2 thông qua trò chơi học tập
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc dạy học môn Toán lớp 2 thông qua trò chơi học tập cho HS nhưng khi hỏi về mức độ thường xuyên dạy học môn Toán lớp 2 thông qua trò chơi học tập này GV lại cho kết quả chưa tương xứng (Bảng 1.7).
Bảng 1.7. Mức độ thường xuyên dạy học môn Toán lớp 2 theo định hướng dạy các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập
Mức độ thường xuyên Số lượng Tỉ lệ (%)
Rất thường xuyên 0 0
Thường xuyên 15 60
Thỉnh thoảng 10 40
Hiếm khi 0 0
Chưa bao giờ 0 0
Bên cạnh đó, mặc dù không có GV nào chưa từng hoặc hiếm khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học toán ở lớp 2 (0%) nhưng cũng không có GV nào tổ chức trò chơi học tập một cách rất thường xuyên. Chỉ có 15 GV (60% ) tổ chức trò chơi học tâp trong dạy học môn toán ở lớp 2 một cách thường xuyên và 10 GV (40%) là thỉnh thoảng.
Để lí giải nguyên nhân thực trạng này, chúng tôi tìm hiểu những khó khăn của GV và thu được kết quả như sau (Bảng 1.8):
Bảng 1.8. Khó khăn khi dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập
Một trong những nguyên nhân hạn chế mức độ thường xuyên GV tổ chức trò chơi học tập là do sự e ngại trong việc quản lí thời gian (vì các trò chơi học tập thường mất thời gian so với các hình thức dạy học truyền thống). Quản lí học sinh và sắp xếp không gian lớp học (vì học sinh tiểu học hiếu động, cụ thể ở đây là học sinh lớp 2, khả năng tự kiểm soát còn hạn chế).
Để có đánh giá toàn diện, khách quan hơn chúng tôi cũng tiến hành khảo sát trên đối tượng HS và thu được kết quả sau.
Bảng 1.9. Mức độ thường xuyên tham gia vào các trò chơi học tập Mức độ thường xuyên Số lượng Tỉ lệ (%)
Rất thường xuyên 0 0
Thường xuyên 100 37
Thỉnh thoảng 150 56
Hiếm khi 20 7
Chưa bao giờ 0 0
Qua khảo sát, mặc dù không có HS nào chưa từng tham gia trò chơi học tập trong giờ học Toán (0%) nhưng cũng không có HS nào được tham gia trò chơi học tập một cách rất thường xuyên. Chỉ có 100 HS (37%) tham gia trò chơi học tập một cách thường xuyên và 150 HS (56%) là thỉnh thoảng được tham gia và có 20 HS (7%) là hiếm khi được tham gia (Bảng 1.9).
Dưới đây là mức độ hứng thú của HS khi được tham gia trò chơi học tập.
Bảng 1.10. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia vào các trò chơi học tập Mức độ thường xuyên Số lượng Tỉ lệ (%)
Rất thích 210 78
Thích tham gia 50 18
Bình thường 10 4
Không thích 0 0
Không có ý kiến 0 0
Qua khảo sát, không có HS nào không thích và không có ý kiến khi tham gia trò chơi học tập (0%). Mà đa số HS rất thích tham gia 150 HS (78%), và thích tham gia 50 HS (18%), chỉ có 10 HS (4%) là thấy bình thường (Bảng 1.10).
Bên cạnh đó, khi được hỏi về các thuận lợi và khó khăn của việc dạy học môn Toán thông qua trò chơi học tập đối với học sinh lớp 2 hiện nay, các giáo viên đã đưa ra một số những thuận lợi như: Đội ngũ giáo viên ngày càng được trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, tự mình tìm tòi để đổi mới phương pháp dạy học; Phần lớn học sinh rất hứng thú khi được tham gia vào hoạt động trò chơi học tập trong các tiết học. Đây là động lực lớn để giáo viên tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để thiết kế nhiều hoạt động dạy các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập trong giảng dạy. Bên cạnh những thuận lợi trên, các giáo viên cũng nêu ra một số khó khăn thường gặp khi dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập, đó là khó khăn trong việc không gian lớp học không đủ rộng để tạo cơ hội cho HS được di chuyển, hoạt động khi tham gia trò chơi
học tập; GV chưa được bồi dưỡng về kiến thức lí luận và những kĩ năng, quy trình để thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập ở tiểu học; thói quen thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng truyền thống, phụ thuộc vào sách giáo khoa, sách giáo viên; tâm lí ngại tìm hiểu, ngại chuẩn bị đồ dùng, thiết bị để tổ chức trò chơi học tập.
Các trò chơi học tập Toán ở tiểu học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh có tác dụng to lớn trong việc gây hứng thú học tập và hoạt động khám phá, chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh. Qua tìm hiểu thực tế việc sử dụng các trò chơi trong giờ học Toán ở một số trường tiểu học hiện nay tôi thấy rằng: Hầu hết ở các trường các giáo viên đã có sử dụng trò chơi học tập trong giờ học môn toán và đạt được một số hiệu quả nhất định như trong giờ dạy có sở dụng trò chơi Hs đều tham gia sôi nổi, các học sinh nhút nhát cũng tích cực tham gia trò chơi, giờ học bớt căng thẳng và khô khan hơn.
Tuy nhiên việc sử dụng trò chơi trong giờ học còn ít, không được sử dụng thường xuyên thường chỉ được sử dụng trong các giờ thao giảng, giờ dạy mẫu. Việc sử dụng các trò chơi trong giờ học còn hạn chế bởi nhiều lí do khác nhau như điều kiện học tập của HS, cơ sở vật chất của nhà trường và đặc biệt là do bản thân người dạy. Nhiều GV hiện nay còn chưa đánh giá đúng tác dụng của trò chơi học tập trong việc dạy học, ngại khó, ít chịu tìm tòi học hỏi, ngại chuẩn bị đồ dùng. Một số giáo viên khác thì đã nhận thấy được vai trò của trò chơi học tập trong dạy học, đã có sử dụng trò chơi học tập trong giờ dạy nhưng họ gặp nhiều khó khăn do thiếu tài liệu tham khảo, ít được bồi dưỡng, không thành thạo cách thức tổ chức trò chơi.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày được một số vấn đề chung về trò chơi học tập (quan niệm, phân loại, tác dụng), phân tích đặc điểm nhận thức của HS tiểu học, chương trình giáo dục phổ thông môn Toán cấp tiểu học. Trong đó làm rõ nội dung và yêu cầu cần đạt mạch nội dung số và phép tính ở lớp 2.
Cũng trong chương này, chúng tôi đã trình bày về quá trình khảo sát và đánh giá thực trạng và nhận thức của GV về TCHT và việc thiết kế tổ chức TCHT trong dạy học các phép tính ở lớp 2. Kết quả đánh giá thực trạng cũng chỉ ra được những khó khăn, thuận lợi của GV trong tình hình thực tiễn.
Để giải quyết được một trong những khó khăn trên, trong chương 2 chúng tôi sẽ thiết kế một số trò chơi học tập môn Toán lớp 2 ở tiểu học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, nhằm bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo về TCHT Toán.
Chương 2