Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP
2.3. Một số tình huống dạy học môn Toán lớp 2 thông qua trò chơi học tập
2.3.2. Một số tình huống dạy học phép trừ trong phạm vi 1000
Trò chơi 1: “Chọn đúng nhà”.
a) Mục tiêu: Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 (Bài 16, 17, 18, 19, 20, 21- SGK Toán - tập 1- bộ Cánh Diều -Trang 30- 40)
b) Chuẩn bị:
- Các thẻ có vẽ hình con vật: nhóm con mèo, nhóm con chó, nhóm con thỏ… Trên mỗi con vật có ghi một phép tính trừ, trên mỗi ngôi nhà có ghi một số cụ thể.
- Thẻ từ ghi phép tính, bút dạ.
c) Luật chơi:
Nhóm nào tìm được đúng thẻ từ có phép tính đúng với số trên ngôi nhà của mình là nhóm đấy thắng. Nhóm nào tìm được đúng, nhiều và nhanh hơn thì nhóm đấy thắng.
d) Số người chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm 3 đến 5 người.
e) Cách chơi:
Chọn 3 đội chơi, mỗi đội có 5 bạn, mỗi đội nhận một con vật (tên đội).
Trên mỗi con vật có chứa một phép tính trừ. GV gắn các thẻ là những ngôi nhà có chứa các con số cụ thể lên bảng. Từng HS sẽ lựa chọn ngôi nhà có chứa số là kết quả của phép tính mà mình đang cầm trên tay để gài phép tính tương ứng.
Bạn này di chuyển và gài xong thì đến bạn tiếp theo trong nhóm. Hết lượt chơi là tất cả con vật đã về nhà. Nhóm nào gài phép tính đúng, nhiều và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
f) Cách phát triển trò chơi:
Trò chơi có thể tổ chức trong các bài dạy có liên quan đến phép trừ các số trong phạm vi 1 000, phép cộng các số trong phạm vi 1 000.
Ví dụ 2.6: Bài 2 - trang 36 - bộ sách Cánh Diều. Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.
- Mục tiêu: Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
+ Giáo viên nêu vấn đề: Để củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 cô giới thiệu với cả lớp trò chơi “Chọn đúng nhà”.
+ GV phổ biến luật chơi: Nhóm nào tìm được đúng thẻ từ có phép tính đúng với số trên ngôi nhà của mình là nhóm đấy thắng. Nhóm nào tìm được đúng, nhiều và nhanh hơn thì nhóm đấy thắng.
+ GV phổ biến cách chơi: Chọn 3 đội chơi, mỗi đội có 5 bạn, mỗi đội nhận một con vật (tên đội). Trên mỗi con vật có chứa một phép tính trừ. GV gắn các thẻ là những ngôi nhà có chứa các con số cụ thể lên bảng. Từng HS sẽ lựa chọn ngôi nhà có chứa số là kết quả của phép tính mà mình đang cầm trên tay để gài phép tính tương ứng. Bạn này di chuyển và gài xong thì đến bạn tiếp theo trong nhóm. Hết lượt chơi là tất cả con vật đã về nhà. Nhóm nào gài phép tính đúng, nhiều và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
+ HS tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi. Giáo viên lưu ý những lỗi thường gặp là tính nhanh nên nhầm, con vật vào nhầm chuồng, nhắc học sinh tính cẩn thận.
+ HS tham gia trò chơi.
+ HS nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.
+ GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.
Trò chơi 2: “Em làm hoạ sĩ nhí”
a) Mục tiêu: Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 000 (Bài 86, 87, 88- SGK Toán - tập 2- bộ Cánh Diều - Trang 71 đến 76)
b) Chuẩn bị: 2 tấm bìa hình chữ nhật có vẽ bông hoa chưa tô màu. Trên nhị hoa, những cánh hoa và lá có ghi các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 1 000.
c) Luật chơi: 2 đội chơi lên tô màu vào các cánh hoa, nhị hoa và lá theo yêu cầu. Đội nào tô đúng, đẹp và nhanh là đội chiến thắng. Mỗi bạn chỉ tô một phép tính.
d) Số người chơi: 2 đội, mỗi đội 9 học sinh.
e) Cách chơi:
- GV chia lớp thành 2 đội, yêu cầu mỗi đội cử 9 bạn đại diện tham gia chơi. GV treo 2 tờ bìa đã vẽ hai bông hoa chưa tô màu. Từng bạn sẽ đóng vai hoạ sĩ nhí nhẩm kết quả của phép tính và tô màu vào bông hoa theo yêu cầu.
Sau đó bạn tiếp theo trong nhóm lại lên tô màu tiếp, lần lượt đến khi hoàn thành bức tranh. Nhóm nào tô màu đúng, đẹp và nhanh sẽ chiến thắng
f) Cách phát triển trò chơi: Có thể cho nhiều hơn hai đội lên chơi, cả lớp sẽ tổng hợp kết quả. Trò chơi học tập này cũng có thể áp dụng ở các phạm vi số nhỏ hơn hoặc lớn hơn.
Ví dụ 2.7: Bài 1 - trang 74 - Luyện tập chung tập - bộ sách Cánh Diều tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 000 - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
+ GV nêu vấn đề: Để củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 000 cô giới thiệu với lớp mình trò chơi “Em làm hoạ sĩ nhí”.
+ GV phổ biến luật chơi: 2 đội chơi lên tô màu vào các cánh hoa, nhị hoa và lá theo yêu cầu. Đội nào tô đúng, đẹp và nhanh là đội chiến thắng. Mỗi bạn chỉ tô một phép tính.
+ GV phổ biến cách chơi: GV chia lớp thành 2 đội, yêu cầu mỗi đội cử 9 bạn đại diện tham gia chơi. GV treo 2 tờ bìa đã vẽ hai bông hoa chưa tô màu.
Từng bạn sẽ đóng vai hoạ sĩ nhí nhẩm kết quả của phép tính và tô màu vào bông hoa theo yêu cầu. Sau đó bạn tiếp theo trong nhóm lại lên tô màu tiếp, lần lượt đến khi hoàn thành bức tranh. Nhóm nào tô màu đúng, đẹp và nhanh sẽ chiến thắng
+ HS tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi. Giáo viên lưu ý những lỗi thường gặp, nhắc học sinh tính cẩn thận, các số được nghĩ đến và các phép tính nghĩ đến phải nằm trong phạm vi 20 (không nhớ).
+ HS tham gia trò chơi;
+ HS nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.
+ GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm 1 000.
Trò chơi 3: “Tìm ổ khoá”
a) Mục đích: Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 000 (Bài 87- SGK Toán - tập 2- bộ Cánh Diều -Trang 73)
b) Chuẩn bị: Hai bộ, mỗi bộ 4 tấm thẻ hình chữ nhật có vẽ ổ khoá, mỗi ổ khoá ghi một số có ba chữ số và 4 tấm thẻ là chìa khoá, mỗi chìa khoá ghi một phép tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 1 000.
c) Luật chơi: 2 đội chơi lên tìm đúng chìa khoá có kết quả như trong ổ khoá để mở được ổ khoá. Đội nào mở được nhiều ổ khoá đúng hơn đội đó thắng.
d) Số người chơi: 8 học sinh.
e) Cách chơi:
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 4 HS, mỗi bạn sẽ mở một ổ khoá lần lượt, 2 đội chơi lên tìm đúng chìa khoá có kết quả như trong ổ khoá để mở được ổ khoá. Đội nào mở được nhiều ổ khoá đúng và nhanh hơn đội đó thắng.
f) Cách phát triển trò chơi: Có thể vận dụng dạy các bài cộng có nhớ trong phạm vi 1 000 hoặc phép trừ trong phạm vi nhỏ hơn.
Ví dụ 2.8: Bài 84 - Bài số 3- SGK Cánh Diều tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 000 - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
+ GV nêu vấn đề: Để củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 000 cô giới thiệu lớp mình trò chơi “Đi tìm ổ khoá”.
+ Giáo viên phổ biến luật chơi: 2 đội chơi lên tìm đúng chìa khoá có kết quả như trong ổ khoá để mở được ổ khoá. Đội nào mở được nhiều ổ khoá đúng hơn đội đó thắng.
+ GV phổ biến cách chơi: Hai bộ, mỗi bộ 4 tấm thẻ hình chữ nhật có vẽ ổ khoá ghi 706, 258, 858, 8902 và 4 tấm thẻ là chìa khoá có ghi phép tính 384 - 126, 735 - 29, 862 - 4, 934 - 44.
+ HS tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi. Giáo viên lưu ý những lỗi thường gặp, nhắc học sinh tính cẩn thận, các số được nghĩ đến và các phép tính nghĩ đến phải nằm trong phạm vi 20 (không nhớ).
+ HS tham gia trò chơi.
+ HS nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.
+ GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000.
Trò chơi 4: “Giành cờ chiến thắng”
a) Mục tiêu: Củng cố bài toán về thêm (hoặc bớt) một số đơn vị.
b) Chuẩn bị: GV chuẩn bị một số phiếu học tập có vẽ sơ đồ gồm các số, mũi tên và và các thẻ chữ
c) Số người chơi: 10 người
d) Luật chơi: Mỗi đội được phát một phiếu bài tập, các thành viên sẽ lần lượt điền kết quả vào hình tròn. Đội nào nhanh và đúng nhiều hơn sẽ thắng.
e) Cách chơi:
GV phát cho mỗi đội chơi một phiếu. HS trong một đội ngồi xung quanh một bàn, bạn đội trưởng sẽ làm phép tính đầu tiên rồi viết kết quả vào hình tròn sau đó chuyển ngay cho bạn thứ 2 trong đội làm phép tính tiếp theo. Cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng, đội nào làm nhanh và đúng nhất sẽ giành thắng cuộc, giành được cờ chiến thắng và nhận phần thưởng.
f) Cách phát triển trò chơi: Sử dụng trong các bài luyện tập, củng cố về các phép tính cộng, trừ.
Ví dụ 2.9: Bài 2 - Trang 96 tập 1 - SGK Cánh Diều (thay thế bài trong SGK) - Mục tiêu: Củng cố bài toán về thêm (hoặc bớt) một số đơn vị.
- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
+ Giáo viên nêu vấn đề: Để củng cố bài toán về thêm (hoặc bớt) một số đơn vị, cô giới thiệu với các con trò chơi “Giành cờ chiến thắng”.
+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi đội được phát một phiếu bài tập, các thành viên sẽ lần lượt điền kết quả vào hình bông hoa. Đội nào nhanh và đúng nhiều hơn sẽ thắng.
+ Giáo viên phổ biến cách chơi: GV phát cho mỗi đội chơi một phiếu.
HS trong một đội ngồi xung quanh một bàn, bạn đội trưởng sẽ làm phép tính đầu tiên rồi viết kết quả vào hình bông hoa sau đó chuyển ngay cho bạn thứ 2 trong đội làm phép tính tiếp theo. Cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng, đội nào làm nhanh và đúng nhất sẽ giành thắng cuộc, giành được cờ chiến thắng và nhận phần thưởng.
+ HS tham gia chơi nháp để hiểu và vận dụng đúng luật chơi, cách chơi.
GV lưu ý những lỗi thường gặp, nhắc học sinh tính cẩn thận.
+ HS tham gia trò chơi.
+ Học sinh nhận xét, đánh giá chéo cá nhân.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về thêm và bớt một số đơn vị.