Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 65 - 67)

. Chỉ tiêu môi trường

2. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở Việt Nam

Hệ thống tổ chức Quản lý môi trường ở Việt Nam theo quy định của luật Bảo vệ môi trường (điều 38) và nghịđịnh 175 CP.

- Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong cả nước.

- Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện việc bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp.

http://www.ebook.edu.vn

- Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bảo vệ Môi trường ởđịa phương.

Điều 39 luật Bảo vệ Môi trường cũng quy định: Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường do chính phủ quy định.

Như vậy trong thực tế từ trước tới nay hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam vừa kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.

Nhằm đáp ứng kịp thời về cơ cấu tổ chức và ổn định đi vào hoạt động của bộ tài nguyên và môi trường, ngày 11 tháng 11 năm 2002, thủ tướng chính phủ đã ký nghị định của chính phủ ban hành số 91/2002/NĐ-CP về “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường”. Tại điều 1 của nghịđịnh này qui định về vị trí và chức năng của bộ đã chỉ rõ:

“Bộ tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nứơc trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật”.

Tại điều 3 của nghị định này cũng quy định rõ cơ cấu tổ chức của bộ gồm hai bộ phận cấu thành cơ bản, thứ nhất là các tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm 16 bộ phận, thứ hai là các tổ chức sự nghiệp của bộ gồm 6 bộ phận.

Đối với các tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: vụ đất đai; vụ đăng ký và thống kê đất đai; vụ môi trường; vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường; vụ khí tượng thuỷ văn;vụ khoa học-công nghệ; vụ kế hoạch- tài chính; vụ hợp tác quốc tế; vụ pháp chế; vụ tổ chức cán bộ; cục quản lý tài nguyên nước; cục địa chất và khoáng sản Việt nam; cục bảo vệ môi trường; cục đo đạc bản đồ; thanh tra và văn phòng.

Các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ gồm: trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia; trung tâm điều tra quy hoạch đất đai; trung tâm viễn thám; trung tâm thông tin; tạp chí tài nguyên và môi trường; báo tài nguyên và môi trường.

Như vậy có thể khẳng định rằng, với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới, vai trò quản lý Nhà nước về môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ được tăng 298

http://www.ebook.edu.vn

cường phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)