Trợ cấp môi trường

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 58 - 59)

. Chỉ tiêu môi trường

2. Công cụ kinh tế

2.6 Trợ cấp môi trường

Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc tổ chức OECD. Trợ cấp môi trường có thể dưới các dạng sau:

- Trợ cấp không hoàn lại - Các khoản cho vay ưu đãi - Cho phép khấu hao nhanh - Ưu đãi thuế (miễn, giảm thuế)

Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các ngành công - nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện khi tình trạng ô 290

http://www.ebook.edu.vn

nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm. Trợ cấp cũng còn nhằm khuyến khích các cơ quan nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường hoặc các công nghệ xử lý ô nhiễm.

Tuy nhiên, trợ cấp có thể gây ra sự không hiệu quả. Các nhà sản xuất có thể đầu tư quá mức vào kiểm soát và xử lý ô nhiễm (làm giảm ô nhiễm nhiều hơn so với mức tối ưu cũng là không hiệu quả).

Trường hợp ngược lại, trợ cấp không được hạch toán toàn bộ vào chi phí giảm ô nhiễm mà một phần được dùng để hạ thấp chi phí sản xuất cá nhân, làm tăng lợi nhuận.

Trợ cấp môi trường chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài sẽ dẫn đến phi hiệu quả kinh tế vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, nó tạo ra sự thay đổi số công ty (vào - ra tự do đối với ngành công nghiệp), thay đổi mức hoạt động của ngành công nghiệp mà mục đích giảm ô nhiễm lại không đạt được.

Vì vậy, trợ cấp môi trường chỉ có thể thực hiện trong một thời gian cố định với một chương trình có hoạch định và kiểm soát rõ ràng, thường xuyên.

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)