Hệ thống quản lý môi trường cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 33 - 36)

Trên thế giới, mọi cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp đều đang phải đối đầu với tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp gây ra và luôn cùng cộng tác để tìm những giải pháp mang tính luật pháp hơn không chỉ trong từng nước mà còn ở phạm vi khu vực và quốc tê.

4.1. Ti sao doanh nghip phi quan tâm ti vic qun lý môi trường

Quản lý môi trường là một phương thức tiếp cận hệ thống để chăm lo tới mọi khía cạnh có liên quan tới môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức. Nó phải được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chiến lược kinh doanh của tổ chức.

Doanh nghiệp phải quan tâm tới quản lý môi trường vì:

4.1.1. Pháp luật và những sự ép buộc khác đối với doanh nghiệp

Tuy ở các mức độ khác nhau nhưng Chính phủ của tất cả các quốc gia đều đang tăng cường kiểm soát các hoạt động công nghiệp, nghiêm khắc xử phạt việc vi phạm các điều luật và các giới hạn cho phép về môi trường. Các hình phạt dân sự và hình sự mới, nghiêm ngặt hơn về vi phạm luật và các quy định môi trường đang được các nước phát triển đặc biệt chú trọng áp dụng. Đặc biệt là các vi phạm dẫn 265

http://www.ebook.edu.vn

tới nguy cơ tổn hại về sức khoẻ, tổn hại lâu dài cho tài nguyên đất, nước mặt, nước ngầm, ... Tình hình đó buộc các doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp giám sát cần thiết để minh chứng rằng họ đáp ứng các yêu cầu cho phép hoặc tuân thủ các điều luật. Các nhân viên giám sát khu vực cũng đang được đào tạo cách xác định và kịp chỉ ra các vi phạm về luật pháp hay những quy định về môi trường. Nhiều xí nghiệp đã nhận thấy để tiếp tục tồn tại và xúc tiến hoạt động sản xuất kinh doanh họ buộc phải chú trọng một chiến lược lâu dài về môi trường. Với chiến lược đó họ mới tạo được cơ hội kinh doanh, cạnh tranh được với các đối thủ đã biết cân nhắc tới các yếu tố môi trường, thu hút được các nhà đầu tư, các cổ đông và các bên liên quan nhờ viễn cảnh tốt đẹp về môi trường của họ.

Trách nhiệm pháp lý, hình sự về vi phạm luật hay các quy định môi trường không chỉ trở nên nghiên khắc hơn mà cơ sở pháp lý của nó cũng đang được chú trọng tại nhiều nước. Điều này giúp kiểm soát được mọi tác hại môi trường ngay cả khi chưa có các bằng chứng vi phạm. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh dù chỉ có nguy cơ rủi ro cũng sẽ bị cấm và chủ doanh nghiệp sẽ bị xử phạt thuế một cách nghiêm khắc.

Ngoài các trách nhiệm pháp lý, hình sự do các nguy hại về sự cố hoặc ô nhiễm, tại nhiều nước, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về các trường hợp xử lý khẩn cấp khi cơ quan chức năng buộc họ phải đình chỉ sản xuất cho tới lúc giải quyết xong sự cố. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp buộc phải di dời địa điểm hoặc đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ mới để kiểm soát ô nhiễm.

“Đóng cửa hay không đóng cửa?”. “Liệu có địa điểm thích hợp để di chuyển và giải pháp di chuyển có thực thi không?” ... luôn là những câu hỏi khó trả lời đối với các cơ quan chức năng của Chính phủ. Tại Việt Nam các trường hợp như vậy cũng đã xảy ra.

4.1.2. áp lực về nhận thức, về danh tiếng và về quan hệ cộng đồng:

Nhận thức của xã hội nói chung và của người tiêu dùng nói riêng về môi trường đang dần dần thay đổi. Lẽ thông thường người ta xem một doanh nghiệp có tình trạng môi trường kém thì khó có thể sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao . Xu thế hiện nay người tiêu dùng có sự lựa chọn các sản phẩm được sản xuất trong các điều kiện tốt về môi trường. Bạn hàng, những người luôn cẩn trọng khi lựa chọn, ký kết các hợp đồng hẳn phải cân nhắc kỹ hơn vềđiều này.

Các bên quan tâm hoặc các bên có quyền lợi liên quan khác như các cổ đông, các tổ chức tài chính, các công ty bảo hiểm ... luôn xem trong yếu tố đảm bảo môi trường trong quá trình đánh giá tổng thể, đánh giá về các khách hàng hiện có và các khách hàng tương lai trước lúc thực hiện các dịch vụ đầu tư, cho vay, dịch vụ bảo hiểm hay chấp nhận các điều kiện đàm phán thích hợp.

http://www.ebook.edu.vn

Các doanh nghiệp thiếu cẩn trọng về vấn đề ô nhiễm có thể gặp nhiều rắc rối trong quan hệ đối với dân cư địa phương.

4.1.3. Cạnh tranh

ô nhiễm môi trường thường gắn liền với việc tiêu hao lãng phí nhiên liệu và năng lượng, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao nên mất khả năng cạnh tranh ở thị trường nội địa, thị trường nước ngoài, ở nhiều nước, cơ chế hay hệ thống “Tiêu dùng xanh - Green Consumer” đang là áp lực rất lơn trên thị trường. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi có các sản phẩm mới hơn, bền hơn theo các chuẩn mực môi trường. Các nhu cầu đó có thể bao gồm cả việc phải đảm bảo để các sản phẩm được cung cấp thoả mãn mọi yêu cầu của nước nhập khẩu đồng thời cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Cho dù trong nhiều trường hợp, việc tuân thủ các điều luật về môi trường có thể làm tăng giá thành nhưng xu thế là các sản phẩm đạt các yêu cầu môi trường cao hơn vẫn được ưa chuộng hơn.

4.1.4. Sức ép về tài chính

Để giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp phải tìm các giải pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, giảm nguồn thải, tái chế hoặc tái sử dụng các phế liệu.

4.2. áp dng h thng qun lý môi trường EMS (Environmental Management Systems) Systems)

4.2.1. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là gì?

Vấn đề môi trường ngày càng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng cho mỗi tổ chức và doanh nghiệp. Tuỳ theo cách xử lý của mình, các vấn đề liên quan tới môi trường có thể có tác động xấu hoặc tốt cho chiến lược mục tiêu của họ. Các doanh nghiệp thành đạt thường quan tâm tới các nguy cơ hiện tại cũng như các cố gắng đạt cơ hội có thể về môi trường vì ít nhất hai lý do chính sau:

- Tiết kiệm tài chính nhờ giảm chi phí, tránh được trách nhiệm về pháp lý - Tạo thêm nguồn thu nhờ mở rộng và tìm kiếm thêm thị trường

Đặc biệt, hệ thống quản lý môi trường giúp cho doanh nghiệp:

- Xác định, kiểm soát mọi khía cạnh, mọi tác động và mọi nguy cơ môi trường có thể liên quan tới tổ chức.

- Đạt được chính sách mục tiêu về môi trường bao gồm cả trách nhiệm pháp lý - Xác định các nguyên tắc, các chỉ dẫn và phương thức để doanh nghiệp đạt được

http://www.ebook.edu.vn các mục tiêu môi trường trong tương lai.

- Xác định các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và trung hạn về tình trạng môi trường đảm bảo sự cân đối chi phí và lợi ích cho doanh nghiệp và các bên liên quan. - Xác định các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, xác định trách nhiệm và sự

cam kết cung cấp các nguồn lực.

- Xác định và văn bản hoá các nhiệm vụ, trách nhiệm chức năng, các thủ tục để đảm bảo mỗi thành viên luôn thực hiện đúng các công việc hàng ngày, giúp việc giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác động xấu cho môi trường

- Tạo phương thức thị trường rộng rãi trong doanh nghiệp, đào tạo mọi người để họ có thể thực hiện đúng các công việc chức năng được giao.

- Đề ra các biện pháp để đảm bảo tuân thủ các thủ tục, các chuẩn mực, mục tiêu đã được thảo luận và có sửa đổi khi cần thiết.

Điểm mấu chốt là phải có sự kết nối chặt chẽ giữa quản lý môi trường và chức năng quản lý chung vì môi trường chỉ là một trong các yếu tố tác động đến xí nghiệp. Một hệ thống quản lý môi trường tách biệt với các cơ chế quản lý khác sẽ không giải quyết được việc gì. Có thể giải thích “hệ thống quản lý môi trường là tập hợp các hoạt động quản lý có kế hoạch và định hướng về các thủ tục thực hiện, lập tài liệu, báo cáo, nó được triển khai nhờ một cơ cấu tổ chức riêng có chức năng, trách nhiệm, nguồn lực cụ thể để ngăn ngừa các tác động xấu về môi trường cũng như thúc đẩy các hoạt động duy trì và nâng cao các kết quả hoạt động môi trường” Hệ thống quản lý môi trường cũng tuân thủ chu trình “Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động khắc phục” (Chu trình PDCA) như đã quen biết trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm. Các phân định, sử dụng các công cụ giải quyết sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu và nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp hoặc tổ chức.

. Chính sách môi trường

Công bố của tổ chức về các ý định các các nguyên tắc liên quan đến kết quả hoạt động tổng thể về môi trường của mình, tạo ra khuôn khổ cho các hành động và cho

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)