Các nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO14001 về hệ thống quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 43 - 49)

. Chỉ tiêu môi trường

4.4. Các nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO14001 về hệ thống quản lý môi trường

của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu thải bỏ sản phẩm này ra môi trường.

Các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm về cơ bản được thể hiện thông qua sơ đồ sau. (vẽ lại sơđồ)

ISO 14000 các tiêu chuẩn vềđánh giá sản phẩm

Các khía cạnh môi

trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (EAPS)

ISOGuide 64

Hướng dẫn đưa các khía cạnh môi trường vào các tiêu chuẩn sản phẩm

ISO/TR14061

Thông tin trợ giúp cho các cơ sở khai thác chế biến lâm sản sử dụng các tiêu chuẩn

về HTQLMT

ISO14001 và 14004

Ghi nhãn môi trường (EL) ISO 14020

Nhãn môi trường và sự công bố-các nguyên tắc chung

ISO 14021

Nhãn môi trường và sự công bố - các yêu cầu môi trường tự công bố

ISO 14024

Nhãn môi trường và sự công bố – công bố môi trường kiểu III – các thủ tục và nguyên tắc hướng dẫn

Đánh giá chu trình sống (LCA)

ISO 14040

Quản lý môi trường - Đánh giá chu trình sống - Các nguyên tắc và khuôn khổ

ISO 14041

Quản lý môi trường - Đánh giá chu trình sống-Mục tiêu và định nghĩa/phạm vi và các phân tích kiểm kê

ISO 14042

Quản lý môi trường - Đánh giá chu trình sống-Đánh giá tác động của chu trình sống

ISO 14043

Quản lý môi trường - Đánh giá chu trình sống – Giải thích đánh giá chu trình sống

ISO 14048

Quản lý môi trường - Đánh giá chu trình sống – Dữ liệu đánh giá chu trình sống

ISO 14050 Thuật ngữ và định nghĩa

4.4. Các ni dung cơ bn ca tiêu chun ISO 14001 v h thng qun lý môi trường trường

4.4.1. Tiêu chuẩn ISO 14001

http://www.ebook.edu.vn

ISO 14001 là tài liệu quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý trong bộ tiêu chuẩn ISO14000. Nó bao gồm các yêu tố mà các tổ chức cơ sở muốn được đăng ký hoặc chứng nhận phù hợp với tổ chức phải thỏa mãn. Các chức năng cơ bản của ISO14001 tương tự như đối với ISO9001, ISO9002 và ISO9003 trong bộ tiêu chuẩn ISO9000 được gọi là các tài liệu về yêu cầu đối với hệ thống quản lý.

Các yêu tố được chi tiết hoá trong ISO14001 phải được áp dụng, lập thành văn bản và thực hiện sao cho cơ quan chứng nhận bên thứ ba có thể xác minh và cấp giấy chứng nhận trên cơ sở của các bằng chứng xác thực rằng tổ chức/Công ty đó đã áp dụng một cách tốt nhất và có thể duy trì HTQLMT được. ISO14001 cũng thiết kế cho cac tổ chức cơ sở muốn công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn cho các bên thứ hai có ý định sẵn sàng chấp nhận việc tự công bố mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.

Thách thức chính đối với cả tổ chức áp dụng ISO14001 lẫn cơ quan Chứng nhận - Người sẽ kiểm tra đánh giá (auditing) sự phù hợp là tính thống nhất trong việc thể hiện các yêu cầu. Dưới đây là một số luận điểm về các yêu tố của yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường cũng như làm sáng tỏ các khái niệm và thuật ngữ mơ hồ và dễ hiểu nhầm.

Cơ cấu của HTQLMT theo ISO 14001

Hệ thống quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cả cơ cấu, kế hoạch, các hoạt động, trách nhiệm, thực hành, các thủ tục - quy trình, các quá trình và các nguồn lực để xây dựng và áp dụng, đạt tới, xem xét lại và duy trì chính sách môi trường (điều 3.5). Các yếu tố của hệ thống quản lý như đã mô tả trong phần định nghĩa và trong nhiều chỗ khác của tiêu chuẩn được thể hiện qua hình vẽ dưới đây: Đánh giá-kiểm tra và hành động khắc phục Cải thiện liên tục Xem xét lại của lãnh đạo

Chương trình quản lý môi trường

Các mục đích môi trường và mục tiêu, chỉ tiêu môi trường

Cam kết chính sách môi trường

http://www.ebook.edu.vn

Như đã thấy trong hình vẽ, các yếu tố của HTQLMT có thể thể hiện trên các ô của hình chóp, với các yếu tố căn bản là sự cam kết và chính sách môi trường tạo nên nền móng cho tất cả các phần cấu thành của HTQLMT. Nấc thứ hai của hình chóp bao gồm các mục đích, mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường của tổ chức trong chương trình quản lý môi trường nhằm thiết lập các quá trình, thực hành, thủ tục, quy trình và quy định rõ trách nhiệm.

Tiêu chuẩn ISO14001 bắt buộc phải thiết lập nên một hoặc nhiều chương trình môi trường để đạt được các mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường do tổ chức đề ra. Tính phù hợp và hiệu quả của HTQLMT được định kỳ đánh giá bởi các xem xét của lãnh đạo và các tiến bộ đạt được thông qua chương trình môi trường này. Sự tiến bộ đó được theo dõi bởi phân hệ đánh giá kết quả hoạt động môi trường cung cấp kết quả trực tiếp cho quá trình xem xét cuả lãnh đạo.

Một yếu tố đầu vào đáng kể khác đối với quá trình xem xét của lãnh đạo là việc kiểm tra đánh giá định kỳ HTQLMT bao gồm bốn nấc. Mục đích của các việc kiểm tra đánh giá này là xác định chắc chắn rằng HTQLMT được duy trì và nó đang làm việc theo cái cách mà nó đã dự kiến. Các cuộc kiểm tra đánh giá như vậy cũng được sử dụng để đánh giá sự phù hợp và bản thân quá trình xem xét của lãnh đạo. Việc xem xét của lãnh đạo là nấc thứ năm và nó được thiết kế để xác định tính đầy đủ, thích hợp và tính hiệu quả của HTQLMT bằng việc quản lý trên cơ sở tất cả các yếu tố đầu vào. Nấc cuối cùng làm nổi bật mục đích mấu chốt phải đạt được là cải tiến liên tục HTQLMT để đảm bảo rằng tổ chức cơ sở đã thoả mãn một cách đầy đủ và đáng tin cậy các nghĩa vụ môi trường và bảo vệ môi trường.

Khi xem xét theo cơ cấu hình chóp ta có thể dễ thấy được các yếu tố ở các nấc thấp nhất của HTQLMT là các khối mang ý nghĩa hỗ trợ cho các khối bên trên trong mối quan hệ thống nhất. Và việc đạt được sự cải thiện liên tục không thể thực hiện được nếu thiếu tất cả các khía cạnh của HTQLMT tại chỗ. HTQLMT được thiết kế để cung cấp cho các tổ chức một cơ cấu và phương thức tiếp cận hệ thống đến quản lý môi trường nói chung.

4.4.2. Mục đích, ý nghĩa cơ bản của ISO 14001

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 quy định các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn được viết để áp dụng cho tất cả các loại hình, cỡ của các tiêu chuẩn/doanh nghiệp và thích hợp với các điều kiện xã hội, văn hoá, địa lý khác nhau. Thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết từ tất cả các cấp và bộ phận chức năng, đặc biệt là cấp lãnh đạo cao nhất. Hệ thống loại này giúp cho tổ chức thiết lập, và tiếp cận đến các thủ tục có hiệu quả để đề ra chính sách và mục tiêu môi trường, đạt được các kết quả hoạt động với các mục tiêu và chính sách này 277

http://www.ebook.edu.vn và thể hiện sự phù hợp với các yêu cầu khác.

Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là trợ giúp cho việc bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm trên cơ sở cân đối với các nhu cầu kinh tế - xã hội. Mục đích chính của tiêu chuẩn ISO 14001 là hỗ trợ cho các tổ chức áp dụng hoặc cải tiến một hệ thống quản lý môi trường. Mục đích này phù hợp với nguyên lý phát triển bền vững và thích hợp với các cơ cấu văn hoá, xã hội và tổ chức. Tiêu chuẩn quốc tế này bao gồm các ví dụ, các mô tả và sự lựa chọn nhằm giúp nhằm thực hiện một hệ thống quản lý môi trường cùng với việc tăng cường mối quan hệ của hệ thống quản lý môi trường với sự quản lý toàn bộ của tổ chức.

Tiêu chuẩn quốc tế này quy định những yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, để giúp cho một tổ chức có thể thiết lập chính sách và các mục tiêu có tính đến các yêu cầu pháp lý và thông tin về các tác động môi trường quan trọng. Tiêu chuẩn được áp dụng những vấn đề môi trường mà tổ chức có thể kiểm soát được và có thể tạo ảnh hưởng tới được. Bản thân tiêu chuẩn này không đưa những chuẩn cứ về kết quả hoạt động môi trường cụ thể.

4.4.3. Nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 14001.

a). Định nghĩa về một số thuận ngữ.

Những thuật ngữ cần phải được làm rõ trong ISO 14001 như: Cải tiến liên tục; Môi trường; Khía cạnh môi trường; Tác động môi trường; Hệ thống quản lý môi trường; Đánh giá HTQLMT; Mục tiêu môi trường; Tính năng hoạt động môi trường; Chính sách môi trường; Nhiệm vụ môi trường; Các bên quan tâm; Tổ chức cơ sở; Ngăn ngừa ô nhiễm . Khi đã hiểu rõ các thuật ngữ là cơ sở cho việc thực hiện các nội dung tiếp theo đảm bảo tính chính xác và sát thực.

b). Các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường

Những yêu cầu cơ bản cho hệ thóng quản lý được xác định gồm: Yêu cầu chung; Yêu cầu về kế hoạch; Yêu cầu đối với việc áp dụng và vận hành; Yêu cầu đối với với việc kiểm tra và hành động khắc phục; Yêu cầu kiểm tra vận hành; Yêu cầu đối với việc sẵn sàng và đáp ứng cho những trường hợp khẩn cấp; Yêu cầu xem xét lại của lãnh đạo. Những yêu cầu này là các nội dung cần phải đạt được khi thực hiện ISO 14001.

c).Phần phụ lục hướng dẫn việc sử dụng các nội dung của tiêu chuẩn.

Phụ lục hướng dẫn nhằm làm sáng tỏ nội dung của tiêu chuẩn và đạt mục đích hướng dẫn.

d). Phần phụ lục về so sánh các nội dung tương đồng giữa ISO 14001 và ISO 9001 Trong bốn nội dung thì nội dung quan trọng nhất của tiêu chuẩn là các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường.

http://www.ebook.edu.vn

Trong phần này, tiêu chuẩn đề cập đến các yêu cầu cụ thể mà Tổ chức cơ sở phải thực hiện khi thiết lập hệ thống quản lý môi trường của mình trong đó quy định chi tiết hơn vào hai yêu cầu quan trọng nhất là yêu cầu về kế hoạch và yêu cầu về thực hiện và điều hành.

Trong yêu cầu về kế hoạch, nội dung quan trọng đầu tiên là phải xác định được các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm cũng như các dịch vụ của tổ chức/doanh nghiệp. Cần phải quan tâm đến việc phân tích, đánh giá các yêu cầu của luật pháp mà tổ chức cơ sở phải tuân thủ. Tổ chức cơ sở phải xác định các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường rõ ràng cho các cấp và các bộ phận chức năng trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Trên cơ sở các dữ kiện được phân tích đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải xây dựng và duy trì một chương trình quản lý môi trường đểđật được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã đề ra. Trong yêu cầu về áp dụng, tiêu chuẩn đã đề cập đến một loạt các vấn đề thực tế như: yêu cầu về cơ cấu và trách nhiệm, về đào tạo, hiểu biết và năng lực của các cán bộ nhân viên, yêu cầu về thông tin, hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý môi trường và kiểm soát tài liệu, yêu cầu về kiểm tra vận hành hệ thống và đặc biệt là yêu cầu đối với việc sẵn sàng và đáp ứng cho các trường hợp khẩn cấp.

Toàn bộ các yêu cầu trong tiêu chuẩn quốc tế này được dự kiến kết hợp với bất kỳ một hệ thống quản lý chất lượng nào. Mức độ áp dụng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách môi trường của tổ chức, bản chất của các hoạt động của tổ chức và điều kiện hoạt động. Tiêu chuẩn quốc tế này cũng cung cấp chỉ dẫn mang tính thông tin về cách sử dụng những yêu cầu của tiêu chuẩn nêu trong phụ lục A.

Hệ thống quản lý môi trường đề ra trình tự và sự nhất quán đối với vấn đề liên quan đến môi trường của tổ chức thông qua việc phân bổ các nguồn lực, xác định trách nhiệm và đánh giá thực hành tiếp theo, các thủ tục và các quá trình.

ISO 14001 xem xét các yếu tố của một hệ thống quản lý môi trường và đưa ra chỉ dẫn thực tế về thực hiện hoặc tăng cường hệ thống này. Nó cũng cung cấp cho các tổ chức lời chỉ dẫn làm sao có thể bắt đầu xây dựng, cải tiến hoặc duy trì có hiệu quả một hệ thống quản lý môi trường. Một hệ thống như vậy là thiết yếu đối với khả năng của tổ chức dự báo và đáp ứng được những mục tiêu về môi trường và đảm bảo sự phù hợp liên tục với các yêu cầu quốc gia và/hoặc quốc tế.

Quản lý môi trường là một phần cấu thành của hệ thống quản lý toàn diện của một tổ chức. Việc thiết kế một hệ thống quản lý môi trường là một quá trình liên tục tác động qua lại. Cơ cấu, trách nhiệm, quy tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để thực hiện các chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường phải được phối hợp với các nỗ lực hiện có trong các lĩnh vực khác (ví dụ: điều hành, tài chính, chất lượng, sức khoẻ nghề nghiệp an toàn).

http://www.ebook.edu.vn

4.4.4. Các nguyên tắc then chốt cho các nhà quản lý thực hiện hoặc tăng cường một hệ thống quản lý môi trường bao gồm (nhưng không hạn chế) các điểm sau:

Về cơ bản có mười nguyên tắc được xác định sau đây:

Công nhận việc quản lý môi trường là một trong số các ưu tiên phối hợp cao nhất;

Thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các bên hữu quan ở bên trong và bên ngoài tổ chức;

Xác định các yêu cầu về pháp luật và các khía cạnh về môi trường có liên quan tới các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.

Xây dựng cam kết của lãnh đạo và nhân viên đối với việc bảo vệ môi trường với sự phân công rõ ràng về trách nhiệm và nghĩa vụ;

Khuyến khích việc lập kế hoạch môi trường cho suốt chu trình sống của sản phẩm hoặc quá trình;

Thiết lập một quá trình đểđạt được mức kết quả hoạt động đã đề ra;

Cung cấp các nguồn lực thích hợp và đầy đủ, bao gồm cảđào tạo, để liên tục đạt được các mức kết quả thực hiện đã đề ra;

Đánh giá kết quả thực hiện về môi trường theo các chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu của tổ chức và tìm kiếm sự cải tiến khi cần thiết;

Thiết lập một quá trình quản lý để xem xét lại và kiểm tra đánh giá hệ thống quản lý môi trường và để xác định các cơ hội cải tiến hệ thống và kết quả hoạt động về môi trường đạt được;

Khuyến khích các nhà thầu và nhà cung cấp thiết lập một hệ thống quản lý môi trường

Các tổ chức có thể xem xét đến những cách thức sử dụng khác nhau sau đây của các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường:

- Sử dụng ISO 14001: 1996, hệ thống quản lý môi trường - yêu cầu và hướng dẫn sử dụng - nhằm đạt được chứng nhận của bên thứ ba hoặc tự động công bố về hệ thống quản lý môi trường của tổ chức.

- Sử dụng tiêu chuẩn ISO 14004 hoặc các phần của nó để bắt đầu và/hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Việc này không nhằm mục đích chứng nhận;

- Sử dụng tiêu chuẩn ISO 14004 như là bản hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn ISO 14001 như là yêu cầu cho việc công nhận của bên thứ hai giữa các bên ký hợp đồng có thể là phù hợp cho mối quan hệ kinh doanh;

http://www.ebook.edu.vn - Sử dụng các tài liệu ISO có liên quan

Việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào các vấn đề: thứ nhất là chính sách của tổ chức; thứ

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)