Quỹ môi trường

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 59 - 62)

. Chỉ tiêu môi trường

2. Công cụ kinh tế

2.8 Quỹ môi trường

Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chếđược thiết kế để nhận tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, và từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường.

Nguồn thu cho quỹ môi trường có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau 291

http://www.ebook.edu.vn như:

- Phí và lệ phí môi trường

- Đóng góp tự nguyện của các cá nhân và doanh nghiệp

- Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức trong nước, chính quyền địa phương và chính phủ trung ương.

- Đóng góp của các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế

- Tiền lãi và các khoản lợi khác thu được từ hoạt động của quỹ;

- Tiền xử phạt hành chính do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường

- Tiền thu được từ các hoạt động như văn hoá, thể thao, từ thiện, xổ số, phát hành trái phiếu...

Hỗ trợ do Quỹ môi trường cung cấp thông thường dưới hình thức hỗ trợ tài chính với các điều khoản ưu đãi, chẳng hạn như các khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản vay vốn dài hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất hiện hành trên thị trường để khuyến khích các dự án đầu tư bảo vệ môi trường, hỗ trợ các dự án nghiên cứu triển khai, đào tạo và truyền thông môi trường, các dự án kiểm soát và xử lý ô nhiễm của các doanh nghiệp. Quỹ môi trường thậm chí còn hỗ trợ tiền cho việc điều trị của các nạn nhân ô nhiễm.

Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là biện pháp mà các nhà kinh tế cho là có hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện. Đồng thời do đặc tính linh hoạt của bản thân công cụ, vận hành trên cơ sở sử dụng sức mạnh của thị trường và nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả, công cụ kinh tế có khả năng khắc phục những thất bại của thị trường, có hiệu quả trong việc thay đổi hành vi gây ô nhiễm, khuyến khích sự năng động và tự giác của người gây ô nhiễm. Thực tế việc sử dụng công cụ kinh tế ở các nước trên thế giới cho thấy những tác động tích cực như các hành vi môi trường được điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật, công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách Nhà nước, duy trì tốt các giá trị môi trường của quốc gia.

Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, để có thể áp dụng thành công các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường, cần xem xét cân nhắc các điều kiện dưới đây:

- Những thông tin cơ bản có liên quan như lợi ích - chi phí của các phương án chính sách môi trường, các chỉ tiêu biến đổi chất lượng môi trường và phúc lợi xã hội, khả năng thể chế, tài chính và kỹ thuật... cần được cung cấp đầy đủ cho nhà lập chính sách, các cơ quan chức năng và các đối tượng như doanh nghiệp, 292

http://www.ebook.edu.vn người gây ô nhiễm

- Thể chế pháp lý đủ mạnh, có hiệu lực cưỡng chế về trách nhiệm pháp lý; đặc biệt quyền tài sản đối với các tài nguyên môi trường và các cơ chế sở hữu nguồn lực cần được xác định rõ và có hiệu lực thực tế.

- Sự vận hành của các thị trường cạnh tranh với số lượng lớn người mua - người bán và có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm ô nhiễm của các đối tượng gây ô nhiễm. Như vậy, tại các khu vực công nghiệp và đô thị phát triển, việc áp dụng công cụ kinh tế sẽ khả thi hơn so với các vùng nông thôn.

- Năng lực quản lý hành chính, bao gồm: năng lực của các cơ quan trong việc thiết kế và thực hiện công cụ, giám sát việc thực hiện, cưỡng chế các điều kiện áp dụng công cụ và điều chỉnh các công cụ cho phù hợp với điều kiện thực tế. Để bảo đảm nâng cao năng lực quản lý hành chính, rõ ràng cần có nguồn tài chính cho việc nghiên cứu, đào tạo nhân lực và trang bị hệ thống giám sát thực hiện.

- ý thức chính trị: Việc áp dụng công cụ kinh tế đòi hỏi sự chấp nhận của cơ quan chức năng, của các đối tượng gây ô nhiễm và của các tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho các nạn nhân của sự xuống cấp môi trường. Trong thực tế, các cơ quan liên quan có thể đã quen với các công cụ CAC cũ và không muốn những thay đổi đòi hỏi những kỹ năng và công nghệ quản lý mới; các đối tượng gây ô nhiễm cũng có thể phản đối khi cho rằng việc áp dụng công cụ kinh tế sẽ tạo thêm những khoản chi phí cho họ.

Các điều kiện cần cho việc áp dụng công cụ kinh tế nêu trên thường khó định lượng. Trong thực tế, không phải bao giờ và ở đâu các điều kiện trên đều được thoả mãn. Mặt khác không phải tất cả các công cụ kinh tế đều cần phải có đủ các điều kiện trên mới áp dụng được; một số loại công cụ như thuế, phí, trợ cấp, hệ thống đặt cọc - hoàn trả có thể được áp dụng từng bước trong những điều kiện tương đối “dễ dàng” hơn.

Kinh nghiệm của OECD và các nước Đông á khác đã chỉ ra rằng, quyết định sử dụng công cụ kinh tế không đồng nghĩa với việc ưu tiên các công cụ này mà bỏ đi các công cụ CAC truyền thống. Thông thường, công cụ kinh tế được xây dựng dựa trên nội dung cơ bản của các quy định cũ, trong đó, các tiêu chuẩn môi trường vẫn là thước đo căn bản hiệu quả của các chính sách. Kết quả là một hệ thống hỗn hợp được tạo ra nhằm duy trì những yếu tố tích cực của CAC, đồng thời thông qua công cụ kinh tế, phát huy tính linh hoạt, giảm chi phí thực hiện, khuyến khích những bước phát triển bền vững trong công tác bảo vệ môi trường.

http://www.ebook.edu.vn

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)