Thuế/phí môi trường

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 53 - 54)

. Chỉ tiêu môi trường

2. Công cụ kinh tế

2.2 Thuế/phí môi trường

Thuế/phí môi trường được sử dụng khá phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển (OECD) từ hơn hai thập kỷ qua và đã bước đầu được áp dụng có kết quảở các nước Châu á như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippin...

Thuế/phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế/phí môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu: khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho Ngân sách. Hiện tại ở nhiều nước, nguồn thu từ thuế môi trường được sử dụng cho Ngân sách chung của Chính phủ như các nguồn thu thuế khác; còn nguồn thu từ phí môi trường sẽ được dành riêng để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường như để thu gom xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm, hỗ trợ các nạn nhân của ô nhiễm...

Trên thực tế, thuế/phí môi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mục tiêu và đối tượng ô nhiễm như: thuế/phí đánh vào nguồn ô nhiễm, thuế/phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm, phí đánh vào người sử dụng.

Thuế/phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm là loại thuế/phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường nước (như BOD, COD, TSS, kim loại nặng...), khí quyển (như SO2, Cacbon, NOx, CFCs...), đất (như rác thải, phân bón...), hoặc gây tiếng ồn (như máy bay và các loại động cơ...), ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Thuế/phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng (nồng độ) các chất gây ô nhiễm.

Thuế/phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm được áp dụng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hay huỷ bỏ chúng. Loại phí này được áp dụng đối với các loại sản phẩm có chứa chất độc hại cho môi trường như kim loại nặng, PVC, CFCs, xăng pha chì, các nguyên liệu chứa cacbon và sulphat, pin/ắc quy có chứa chì, thuỷ ngân, các loại vỏ hộp, vỏ chai, giấy bao gói...

Phí đánh vào sản phẩm có thể được sử dụng thay cho phí gây ô nhiễm nếu vì lý do nào đó, người ta không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây ô nhiễm. Loại phí này có thể đánh vào sản phẩm là nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trung gian hay thành phẩm, tùy theo từng trường hợp.

Phí đánh vào sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở các nước OECD dưới dạng phụ phí tính vào giá xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, bột tẩy giặt...

Phí đánh vào người sử dụng là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống dịch vụ công cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường như phí vệ sinh thành 285

http://www.ebook.edu.vn

phố, phí thu gom và xử lý rác thải, nước thải, phí sử dụng nước sạch, phí sử dụng đường và bãi đỗ xe, phí sử dụng danh lam thắng cảnh, phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép, giám sát và quản lý hành chính đối với môi trường...

Các khoản thu từ phí này được dùng để góp phần thiết lập hệ thống kiểm soát, xử lý ô nhiễm công cộng, bù đắp chi phí bảo đảm cho hoạt động của các hệ thống đó. Đối tượng thu là các cá nhân hay tổ chức trực tiếp sử dụng các hệ thống dịch vụ môi trường công cộng.

Nói chung, mức phí phải tương ứng với chi phí của loại dịch vụ môi trường được sử dụng. Phí đánh vào người sử dụng còn nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụ môi trường.

Một số vấn đề áp dụng thuế/phí môi trường trong thực tế:

Nếu như trong mô hình lý thuyết chúng ta có thể dễ dàng thấy được vai trò của thuế môi trường trong việc buộc các doanh nghiệp “nội vi hoá các chi phí ngoại ứng” thì trong thực tế, việc này hoàn toàn không đơn giản.

Thuế môi trường có thể đánh lên một đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm hoặc chính đơn vị ô nhiễm ấy. Về mặt lý thuyết, thuế suất phải đúng bằng chi phí ngoại ứng cận biên của ô nhiễm mà trong thực tế chi phí này lại không như nhau đối với các doanh nghiệp và các vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy, Nhà nước thường đặt ra một mức thuế suất chung, trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ có những phản ứng cụ thể riêng biệt và thích hợp.

Vấn đề cần quan tâm hơn cả là tác động của thuế môi trường đối với việc cải thiện tình trạng môi trường và công bằng xã hội; thực sự ai là người gánh chịu mức thuế đó? Có hợp lý hay không?

Rõ ràng sức điều tiết về mặt môi trường và tính công bằng của thuế phụ thuộc rất nhiều vào hệ số co dãn của cung và cầu. Vấn đề đặt ra là: Nhà sản xuất phải trả thuế môi trường do quá trình sử dụng và gây ô nhiễm của họ là công bằng nhưng người tiêu dùng cũng phải gánh tiếp một phần thuế do giá tăng thì có công bằng không? Câu trả lời là, về mặt nguyên tắc, tính công bằng vẫn bảo đảm. Vì nhà sản xuất chỉ cung cấp hàng hoá khi có cầu của người tiêu dùng, nên người tiêu dùng phải chịu một phần trách nhiệm trong sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Thuế môi trường phát ra những tín hiệu giá cả đúng đắn cho cả người sản xuất và tiêu dùng, khiến cho họ nhận thức được ảnh hưởng của các giá trị môi trường và tạo một động lực thường xuyên thúc đẩy họ chuyển sang sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm ít tác động đến môi trường hơn.

286Khi cung cầu hầu như không co dãn, sức điều tiết về mặt môi trường của thuế rất

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 6 doc (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)