. Chỉ tiêu môi trường
1. Lịch sử quản lý môi trường Việt Nam
Mỗi một hoạt động của con người đều có tác động đến tài nguyên Môi trường xung quanh chiều hướng thuận lợi hay không thuận lợi cho đời sống và phát triển của con người. Ngay từ xa xưa con người đã có những hình thức nhằm bảo vệ tài nguyên như hình thành các quy ước bảo vệ rừng đầu nguồn, hay lập các miếu thờ đề dựa vào uy thế của thần linh nhằm ngăn cấm việc phá rừng…
Chỉ khi xã hội phát triển, nhờ tiến bộ khoa học và kỹ thuật mà kinh tế tăng trưởng nhanh, song tài nguyên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn, chất lượng môi trường sống suy thoái thì quản lý môi trường đã trở thành một hoạt động cụ thể của quản lý Nhà nước.
ở Việt nam công tác Quản lý môi trường đã được quan tâm đến từ năm 1962, khi chúng ta thành lập vườn quốc gia Cúc phương.
Năm 1986, lần đầu tiên ở Việt Nam , với sự hợp tác của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, Hội Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), các nhà khoa học Việt Nam đã soạn thảo "chiến lược quốc gia bảo vệ thiên nhiên".
Bản chiến lược có ý nghĩa như là khởi đầu cho quá trình quản lý tài nguyên, môi trường ở Việt Nam. Và cũng vào năm 1986 chương trình quốc gia nghiên cứu về tài nguyên và môi trường với sự cộng tác của IUCN, đã đề xuất với Nhà nước CHXHCN Việt Nam một chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở chiến lược này, trong các năm 1990 - 1991 một kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững đã được Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam chấp nhận và chính thức ban hành ngày 12 - 06 - 1991.
Kế hoạch quốc gia đã xác định mục tiêu lớn về thể chế và tổ chức là" - Thành lập cơ quan quản lý môi trường
- Xây dựng chính sách và luật pháp về môi trường - Thành lập mạng lưới quan trắc môi trường
- Lập kế hoạch tổng hợp về sử dụng và phát triển tài nguyên - Xây dựng các chiến lược phát triển lâu bền cho các ngành - Đánh giá tác động môi trường
- Soạn thảo chiến lược môi trường và phát triển bền vững Kế hoạch quốc gia cũng vạch ra 7 chương trình hành động: - Quản lý phát triển đô thị và dân số
http://www.ebook.edu.vn - Quản lý tổng hợp các lưu vực - Kiểm soát ô nhiễm và chất thải - Quản lý tổng hợp vùng ven biển - Bảo vệ đa dạng sinh học - Bảo vệ các vùng đất ngập nước
- Quản lý các vườn quốc gia và các khu bảo vệ.
Một sự kiện quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường, đó là tháng 12 năm 1993, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ IV đã thông qua luật Bảo vệ Môi trường. Và ngày 18 tháng 10 năm 1973, Nghị định 175 CP đã ban hành để hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
Về tổ chức bộ máy quản lý môi trường, năm 1992 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập, mà tiền thân của nó là UBKHKT Nhà nước, với chức năng là quản lý Nhà nước về môi trường.
Các sở Khoa học - Công nghiệp - Môi trường các địa phương sau đó được thành lập với chức năng là quản lý Nhà nước về môi trường ởđịa phương.
Do yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, ngày 05 tháng 8 năm 2002 đã quyết định thành lập Bộ tài nguyên và môi trường trên cơ sở 3 đơn vị chủ yếu hiện có gồm cục môi trường; tổng cục địa chính và tổng cục khí tượng thuỷ văn.
Cho đến nay, ở Việt Nam đã hình thành hệ thống tổ chức Quản lý Nhà nước về Môi trường từ trung ương đến địa phương.