Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ số nghèo đa chiều

Chỉ số nghèo đa chiều (MPI) là chỉ số tổng hợp dùng để lượng hóa tình trạng nghèo đa chiều.

MPI = H * A (3) Trong đó:

- H là tỷ lệ (%) hộ nghèo đa chiều, theo chuẩn hộ nghèo năm 2019-2022 hộ nghèo đa chiều là hộ thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường của 5 dịch vụ xã hội cơ bản trở lên;

- A là cường độ thiếu hụt, là phần trăm điểm thiếu hụt trung bình của các hộ nghèo. 5 chiều dịch vụ xã hội cơ bản được đo lường bằng 10 chỉ số, điểm thiếu hụt của mỗi chỉ số là 10 điểm, tổng điểm thiếu hụt là 100 điểm.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các giải pháp giảm nghèo đa chiều

- Tỷ lệ hộ nghèo qua các các năm tăng hay giảm: Dựa vào số liệu hộ nghèo trên tổng số hộ dân qua các năm, tác giả sự dụng phép so sánh để đánh giá việc thực hiện công tác giảm nghèo hiệu quả hay kém hiệu quả. Đồng thời, qua số liệu so sánh, nhìn nhận việc thực hiện công tác giảm nghèo theo xu hướng giảm dần hoặc tăng dần. Công thức tính:

(Số hộ nghèo năm n: Tổng số dân năm n) x 100% = Tỷ lệ hộ nghèo năm n

- Tỷ lệ hộ cận nghèo qua các năm tăng hay giảm: Dựa vào hiệu số tỷ lệ hộ nghèo tác giả đánh giá được xu hướng tăng hay giảm hộ nghèo qua các năm, từ đó làm cơ sở để đánh giá cũng như đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giảm nghèo. Nếu hiệu số là số nguyên âm thể hiện năm sau tỉ lệ hộ nghèo giảm hơn năm trước và ngược lại, nếu hiệu số là số nguyên dương thể hiện tỷ lệ hộ nghèo năm sau lớn hơn năm trước. Từ đó, tác giả làm căn cứ để đánh giá công tác giảm nghèo tại địa phương. Công thức tính:

Tỷ lệ hộ nghèo năm n – Tỷ lệ hộ nghèo năm (n-1)

- Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn huyện, xã, thôn thuộc Chương trình phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân:

+ Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Tỷ lệ trên nhằm đánh giá mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản của người dân trên địa bàn: Công thức tính:

(Số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn): (Tổng số xã trên địa bàn) = Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải

+ Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ trên nhằm đánh giá mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản của người dân trên địa bàn: Công thức tính:

(Số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế): (Tổng số xã trên địa bàn) = Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

+ Tỷ lệ trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Tỷ lệ trên nhằm đánh giá mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản của người dân trên địa bàn. Công thức tính:

(Số xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế): (Tổng số xã trên địa bàn) = Tỷ lệ trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

+ Hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

+ Hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)