Tổng quan về huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2019-2021

3.1. Tổng quan về huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

Hình 3.1 Bản đồ huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Cổng thông tin huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thái Nguyên, tên gọi Đại Từ đã có từ lâu đời, thời Hùng Vương, Đại Từ thuộc bộ Vũ Định, thời nhà Lý, Đại Từ thuộc phủ Phú Lương. Thời nhà Lê, Đại Từ là một huyện thuộc phủ Phú Bình của thừa tuyên Ninh Sóc. Năm 1466, Đại Từ thuộc phủ Phú Bình, đạo Thái Nguyên. Năm 1835, dưới thời nhà Nguyễn, Đại Từ thuộc phủ Tòng Hoá của tỉnh Thái Nguyên. Ngày 01/8/1922, Đại Từ sáp nhập với Châu Văn Lãng (phía bắc của huyện hiện nay) và chính thức lấy tên là huyện Đại Từ.

Cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá;

Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.

Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 57.790 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ giai đoạn 2019-2022.

Nhân dân huyện Đại Từ cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, yêu thương, đoàn kết trong sinh hoạt cộng đồng; dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Trải qua 100 năm hình thành và phát triển, Nhân dân các dân tộc trong huyện đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, khí phách anh hùng cách mạng để bảo vệ, xây dựng và phát triển Đại Từ trở thành huyện có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng và truyền thống văn hoá, đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị. Từ một huyện miền núi sản xuất nông nghiệp lạc hậu, đời sống khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đến nay Đại Từ đã đạt được những kết quả nổi bật, rất đáng tự hào:

- Đặc điểm về kinh tế:

Kinh tế tăng trưởng và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt trên 12%/năm; cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trước Cách mạng Tháng Tám, dân số của huyện mới chỉ có khoảng 12 nghìn người, đến nay trên 17 vạn người với 30 đơn vị hành chính cấp xã; thu nhập bình quân đạt trên 80 triệu đồng/người/năm. Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo chiều sâu, xuất phát từ nền sản xuất mang tính độc canh, tự cung tự cấp, năng suất thấp, đến nay ngành nông, lâm nghiệp đang tích cực chuyển hướng sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất nông,lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 4%/năm;

sản lượng lương thực giữ ổn định ở mức 70.000 tấn/năm, an ninh lương thực được đảm bảo; cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện với diện tích 6.400ha, huyện Đại Từ là địa phương có diện tích chè lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên (chiếm 1/3 diện tích chè toàn tỉnh), sản lượng chè búp tươi đạt trên 70.000 tấn/năm và sản phẩm trà Đại Từ ngày càng khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường trong nước, quốc tế.

Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển quan trọng, 100%

các xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia, có đường ô tô đến trung tâm; các tuyến đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ, công trình thuỷ lợi; hệ thống trường học, trạm y tế, chợ nông thôn …được đầu tư xây dựng, giúp cho bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt; môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, thu hút đầu tư nhiều dự án lớn; quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng thị trấn Hùng Sơn lên đô thị loại IV và đang tiếp tục thực hiện quy hoạch xã Cù Vân, Yên Lãng trở thành đô thị loại V.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai tích cực, thu hút nhiều nguồn lực tham gia và đạt kết quả tốt, tính đến hết năm 2022, huyện đã có 28/30 xã đạt chuẩn NTM, 01 xã đạt xã nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.Trong lĩnh vực văn hoá- xã hội:

Dưới thời phong kiến, giáo dục ở Đại Từ hầu như không phát triển, đến thời

Pháp thuộc huyện mới chỉ có 03 trường sơ học, 04 lớp hương sư; về y tế, năm 1943 cả huyện chỉ có một nhà hộ sinh với 10 giường bệnh. Sau cách mạng Tháng Tám, mạng lưới trường lớp được mở ra, cải cách giáo dục được thực hiện, lĩnh vực y tế, đời sống văn hóa của người dân được quan tâm, có nhiều chuyển biến và đạt được những thành tựu đáng kể: Chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo tiếp tục được nâng cao; quy mô trường lớp được sắp xếp phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập; quan tâm, phát triển nền giáo dục toàn diện kết hợp xây dựng môi trường học tập thân thiện, lành mạnh cho học sinh trong các cấp học, tỷ lệ trường học công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt 100%. Công tác quản lý văn hóa, thông tin được thực hiện chặt chẽ; các thiết chế văn hóa, thể thao được tăng cường. Hoạt động thể dục- thể thao quần chúng ngày càng phát triển với nhiều loại hình đa dạng, phong phú.

- Đặc điểm về dân số:

Dân số Đại Từ hiện có trên 180.000 nhân khẩu (Trong đó dân số nông nghiệp chiếm 94%; Thành thị: 6%). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56,5%.Lao động làm trong các Ngành nghề kinh tế chiếm 90,8% (Trong đó: Nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%; Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1%; Dịch vụ chiếm 1,2%), có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..;

Nguồn lao động tại chỗ của huyện luôn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các dân tộc đoàn kết với nhau phát huy sức mạnh đoàn kết, truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay lực lượng lao động có trình độ chuyên môn trên địa bàn huyện vẫn còn chiếm tỷ lệ ít so với tổng số lao động, đây là một cản trở đáng lo ngại khi nền xã hội ngày càng phát triển nhất là trong giai đoạn tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh triển khai công nghệ số như hiện nay.

- Đặc điểm về xã hội:

Dưới thời phong kiến, giáo dục ở Đại Từ hầu như không phát triển, đến thời Pháp thuộc huyện mới chỉ có 03 trường sơ học, 04 lớp hương sư; về y tế, năm 1943 cả huyện chỉ có một nhà hộ sinh với 10 giường bệnh. Sau cách mạng Tháng Tám, mạng lưới trường lớp được mở ra, cải cách giáo dục được thực hiện, lĩnh vực y tế, đời sống văn hóa của người dân được quan tâm, có nhiều chuyển biến và đạt được những thành tựu đáng kể: Chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo tiếp tục được nâng cao; quy mô trường lớp được sắp xếp phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập; quan tâm, phát triển nền giáo dục toàn diện kết hợp xây dựng môi trường học tập thân thiện, lành mạnh cho học sinh trong các cấp học, tỷ lệ trường học công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt 100%. Công tác quản lý văn hóa, thông tin được thực hiện chặt chẽ; các thiết chế văn hóa, thể thao được tăng cường. Hoạt động thể dục- thể thao quần chúng ngày càng phát triển với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố, nâng cấp; các loại hình dịch vụ y tế phát triển đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (năm 2021) đạt 95,4%. 30/30 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế; Bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm Y tế huyện được nâng cấp lên hạng II, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Công tác giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững được triển khai đồng bộ, kịp thời và hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 của huyện là 2,12%.

Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân thường xuyên được tăng cường và củng cố vững chắc. An ninh chính trị, trật tự xã hội luôn được đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tạo niềm tin trong Nhân dân.

Đảng bộ ngày càng phát triển vững mạnh, từ thời điểm thành lập Huyện ủy lâm thời năm 1946 với 03 chi bộ và 10 đảng viên, đến nay sau hơn 75

năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện đã trải qua 24 kỳ đại hội và đã có trên 9.500 đảng viên sinh hoạt ở 52 chi bộ, đảng bộ trực thuộc. Hệ thống chính trị được củng cố vững chắc; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ được nâng lên. Dân chủ, kỷ cương xã hội được tăng cường; tạo sự thống nhất tin tưởng trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong Nhân dân.

Những thành tựu của 100 năm qua là kết tinh của tinh thần đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong Nhân dân; việc tích cực đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Huyện Đại Từ đã nhiều lần được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và ghi nhận, trao tặng các phần thưởng cao quý: 02 lần vinh dự được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp (năm 1998); Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới (năm 2000); Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba; Cờ thi đua của Chính phủ về phong trào xây dựng nông thôn mới (năm 2015). Năm 2019, được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là vùng an toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và đến nay sau những nỗ lực phấn đấu, huyện Đại Từ đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, đó sẽ là những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đại Từ ghi nhận sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc toàn huyện đã phấn đấu, nỗ lực dựng xây.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)