CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2019-2021
3.2. Thực trạng, giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2021
3.2.3. Thực trạng giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.2.3.1. Khái quát các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Nhà nước, sự vươn lên của đồng bào các dân tộc huyện Đại Từ, nhiều chương trình, nội dung giảm nghèo trên địa bàn đã và đang được thực hiện có hiệu quả.
Với những văn bản ban hành lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện giảm nghèo và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ. Dưới đây là hệ thống các văn bản UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, cụ thể:
Bảng 3.4: Tổng hợp các văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019-2022
STT Số văn bản Ngày ban hành Trích yếu
1 03-KH/UBND 03/01/2019 Kế hoạch giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019 2 07QĐ/-UBND 05/01/2019 Về việc giao chỉ tiêu kế hoạch giảm
nghèo năm 2019
3 904/QĐ-
UBND 07/03/2019 Về việc phân bổ kế hoạch vốn Ngân sách Trung ương, vốn ngân sách tỉnh thực hiện
STT Số văn bản Ngày ban hành Trích yếu
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2019
4 725/UBND-
LĐTBXH 31/05/2019
Rà soát hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, có nhu cầu sửa chữa, xây mới nhà ở năm 2019
5 4740/QĐ-
UBND 14/08/2019
Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề huyện Đại Từ giai đoạn 2016-2020
6 183/KH-
UBND 17/10/2019
Tập huấn nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững năm 2019
7 43/KH-UBND 19/02/2020
Thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện năm 2020, hỗ trợ xoá nghèo đối với gia đình có thành viên thuộc chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện
8 150/KH-
UBND 10/09/2020
Tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều năm 2020
9 4915/QĐ-
UBND 15/09/2020 Kiện toàn Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020
10 63/KH-UBND 29/09/2020
Truyền thông về giảm nghèo, tập huấn nâng cao năng lực và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình MTTQ giảm nghèo bền vững năm 2020
11 980/QĐ- 22/3/2021 về việc thành lập Ban chỉ đạo Giảm
STT Số văn bản Ngày ban hành Trích yếu
UBND nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề
giai đoạn 2021-2025
12 88/KH-UBND 06/04/2021 về việc thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo năm 2021
13 127/KH-
UBND 31/05/2021
về hỗ trợ xóa nghèo đối với hộ nghèo có thành viên thuộc chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện năm 2021
14 4045/QĐ-
UBND 14/8/2021 về việc thành lập Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025
15 185/KH-
UBND 20/09/2021
về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021; Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn huyện Đại Từ
16 163/BC-UBND 11/2021
Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững năm 2021; phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2022
17 988/QĐ-
UBND 14/4/2022
về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề giai đoạn 2021-2025
18 56/KH-UBND 26/3/2022 về việc thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo năm 2022
19 989/QĐ- 14/4/2022 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo rà soát hộ
STT Số văn bản Ngày ban hành Trích yếu
UBND nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025
20 103/KH-
UBND 28/4/2022
về hỗ trợ xóa nghèo đối với hộ nghèo có thành viên thuộc chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện năm 2022
21 174/BC-UBND 15/11/2022
Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững năm 2022; phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2023
Nguồn: UBND huyện Đại Từ.
Trong giai đoạn 2019- 2022, UBND huyện đã chủ động thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện khi có sự thay đổi về thành viên. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí thành viên Ban chỉ đạo và các ngành liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo. Đồng thời hàng năm UBND huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo cấp xã, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong việc hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa phương.
Để triển khai thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững năm 2021, UBND huyện đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021-2025; đồng thời triển khai thực hiện nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành đoàn thể huyện và UBND các xã thị trấn thực hiện chương trình trong năm, cụ thể:
- Giao Phòng Lao động Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện chủ trì tham mưu xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo các năm; kế hoạch xoá nghèo đối với hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng
và đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn triển khai thực hiện và tổng kết đánh giá thực hiện Chương trình.
- Giao Phòng Tài chính- KH huyện tham mưu phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình giảm nghèo cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn để triển khai thực hiện.
- Giao cơ quan chuyên môn huyện: Chủ động tham mưu cho UBND huyện triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững mà đơn vị mình được giao phân công phụ trách.
- Giao UBND các xã, thị trấn: Căn cứ kế hoạch của UBND huyện chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của địa phương.
UBND huyện đã tích cực phối hợp với Ủy ban MTTQ, các tổ chức đoàn thể trong quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo như: Thực hiện vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hưởng ứng các phong trào từ thiện, nhân đạo, đặc biệt là phong trào “Ngày vì người nghèo”, “ Tháng cao điểm vì người nghèo và “Tuần cao điểm Tết vì người nghèo”. Ngoài ra các tổ chức đoàn thể cũng đã phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất để hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp người nghèo, hội viên của mình tự vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống, cụ thể:
- Uỷ ban MTTQ huyện: Đã thực hiện vận động các tổ chức, cá nhân ủng Quỹ vì người nghèo huyện để thực hiện hỗ trợ cho các hộ nghèo như: Hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa; Tặng quà tết cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
- Hội Liên hiệp phụ nữ huyện: Thực hiện nhiều hoạt động có hiệu quả như phong trào xây dựng mái ấm tình thường cho phụ nữ nghèo; hỗ trợ cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau kéo dài, bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ học bổng cho trẻ em nghèo; Tặng quà tết cho phụ nữ nghèo.
- Hội Nông dân huyện: Triển khai thực hiện hỗ trợ về kỹ thuật canh tác
sản xuất và những mô hình sản xuất kinh doanh giỏi để giúp các hội viên thoát nghèo.
- Đoàn TNCSHCM huyện: Đã huy động đoàn viên, thanh niên ở cơ sở tham gia các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo đã góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, nhất là các hoạt động trong tháng thanh niên và chiến dịch hè hàng năm; đồng thời vận động các cấp tham gia vào chương trình giảm nghèo như truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên về học nghề và lập nghiệp; hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở; tặng quà cho hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Qua khảo sát, tác giả thu được kết quả sau:
Bảng 3.5. Bảng khảo sát về các công tác triển khai, thực hiện các Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ
Nội dung 1 2 3 4 5 TB
Thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, quy định của
Pháp luật 0 0 51 161 80 4,1
Thực hiện công tâm, khách quan, đúng người,
đúng mục đích 0 0 51 161 80 4,1
Đem lại hiệu quả cao trong giảm nghèo 0 0 109 158 25 3,7 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ điều tra, khảo sát Công tác triển khai, thực hiện các chương trình giảm nghèo địa bàn huyện Đại Từ được đánh giá khá cao với các nội dung: Thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, quy định của Pháp luật được đánh giá trung bình đạt 4,1 (51 người không ý kiến; 161 người đồng ý; 80 người hoàn toàn đồng ý). Thực hiện công tâm, khách quan, đúng người đúng mục đích đạt 4,1 ( 51 người không ý kiến, 161 người đồng ý, 80 người hoàn toàn đồng ý). Đem lại hiệu quả cao trong giảm nghèo đạt 3,7 (109 người không ý kiến; 158 người đồng ý, 25 người hoàn toàn đồng ý).
Có thể nói, đây là con số thể hiện sự đánh giá của người dân (thuộc hộ
nghèo, cận nghèo) – đối tượng trực tiếp của các Chương trình giảm nghèo là hoàn toàn thực tế, những số liệu này đã khẳng định, công tác triển khai, thực hiện các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ trong những năm gần đây rất tốt. UBND huyện và cấp ủy đảng các xã, thị trấn đã khẩn trương, tăng cường tiếp tục tuyên truyền, triển khai, quán triệt đầy đủ và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trong công tác giảm nghèo. Đảm bảo việc thực hiện các chương trình giảm nghèo được thực hiện công tâm, khách quan, minh bạch và đúng quy trình, quy định của pháp luật, đem lại hiệu quả cao trong giảm nghèo để dần dần không còn hộ nghèo…
3.2.3.2. Nội dung giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ
a. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo
Trước năm 2015, huyện Đại Từ đánh giá hộ nghèo chủ yếu thông qua thu nhập dưới mức chuẩn nghèo do Chính phủ quy định. Với chuẩn đó, nhiều hộ thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm ở cận chuẩn nghèo, nên tỷ lệ tái nghèo cao. Trong giai đoạn 2019- 2022 kết quả giảm nghèo đa chiều chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do người dân thiếu sinh kế, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm dẫn đến thu nhập thiếu bền vững. Hiệu quả kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị kém, chưa giải quyết được vấn đề thiếu đất sản xuất, nhà ở; giảm nghèo về thông tin, cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo còn hạn chế.
Trong những năm vừa qua, huyện Đại Từ đã nỗ lực thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, các xóm đặc biệt khó khăn nằm trong khuôn khổ Chương trình 135, dưới đây là các kết quả cụ thể:
Bảng 3.6: Kết quả thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn
khu, các xóm đặc biệt khó khăn
Nội dung Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 và
Năm 2022 Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa
dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn
- Tổng ngân sách ( triệu đồng) 4.714,99 3.218,01 0 + Ngân sách trung ương 3.669,14 77.82 2.134,20 66.32 0 + Ngân sách địa phương 237 5.03 455,47 14.15 0 + Nguồn xã hội khác (hộ dân đối
ứng) 808,85 17.15 628,34 19.53 0
- Kết quả thực hiện + Dự án phát triển sản xuất
Số dự án 18 10 0
Số hộ tham gia 433 205 0
+ Mô hình giảm nghèo
Số mô hình 1 2 0
Số hộ tham gia 56 66 0
Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Đại Từ.
- Trong giai đoạn 2019-2022, hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn đạt được những kết quả sau:
- Tổng ngân sách: 7.933 triệu đồng, trong đó: Ngân sách trung ương bố
trí: 5.803,34 triệu đồng; Ngân sách địa phương: 701,34 triệu đồng; Nguồn kinh phí khác (nhân dân đối ứng): 1.437,19 triệu đồng.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất: Đã thực hiện hỗ trợ cho 638 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Các nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tổ chức 07 lớp tập huấn KHKT cho 490 lượt người tham gia; Hỗ trợ 573,7 tấn phân bón các loại; Hỗ trợ 140 con giống gia súc; Hỗ trợ 5.905 máy móc, thiết bị các loại phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản.
- Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Đã xây dựng và triển khai thực hiện 06 mô hình giảm nghèo, với 206 hộ nghèo, cận nghèo tham gia mô hình. Các mô hình đã triển khai trên địa bàn huyện, gồm: Mô hình nuôi chim bồ câu sinh sản;
Mô hình chăn nuôi bò cái lai sind sinh sản; Mô hình chăn nuôi trâu sinh sản;
Mô hình trồng mít thái siêu sớm.
- Năm 2021 và năm 2022, trên địa bàn huyện không được cấp kinh phí để triển khai thực hiện.
Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn bản đặc biệt khó khăn.
- Tổng ngân sách: 636, 88 triệu đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.
- Số hoạt động nâng cao năng lực: Đã tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và nhân dân ở các xã, xóm ĐBKK với 600 người tham dự.
- Năm 2021 và năm 2022, trên địa bàn huyện không được cấp kinh phí để triển khai thực hiện.
Bảng 3.7. Bảng khảo sát kết đánh giá quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo
Nội dung 1 2 3 4 5 TB
Thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, quy định
của Pháp luật 0 0 0 240 52 4,2
Triển khai thực hiện tốt 0 0 52 153 87 4,1 Nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tạo
sự chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo
0 0 52 153 87 4,1
Nguồn: Tác giả tổng hợp khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ được đánh giá rất cao. Cụ thể, không có trường hợp “hoàn toàn không đồng ý” và “không đồng ý” với các nội dung về giảm nghèo đa chiều. Khi được phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu lý do, tác giả nhận được câu trả lời hoàn toàn thuyết phục. Hằng năm, tại các xã, thi trấn có rất nhiều hình thức thực hiện mục tiêu giảm nghèo thứ nhất là tuyên truyền sâu, rộng để mọi người dân nâng cao nhận thức vai trò của bản thân mình, hộ gia đình mình trong việc phát triển sản xuất, tìm kiếm việc làm… để từ đó chính bản thân những người nghèo, hộ nghèo không tự ti và tự tin bước vào công cuộc giảm nghèo và làm giàu. Bên cạnh đó, việc năm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ nghèo được cấp ủy, chính quyền các xã đặc biệt quan tâm, từ đó đưa ra được các hình thức giảm nghèo phù hợp và có hiệu quả nhất với các hộ nghèo.
b. Hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu bền vững, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống và các địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
- Chương trình 135: chương trình 135 là một dự án của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Căn cứ pháp lý là Quyết định 1722/QĐ-
TTg ngày 2 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Việt Nam. Ngoài 135, chương trình giảm nghèo bền vững còn dự án thành phần quan trọng nữa là Chương trình 30a (hỗ trợ huyện nghèo) và ba dự án hỗ trợ khác. Chương trình 135 khi này có 3 tiểu dự án, gồm:
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn
- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn
- Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn bản đặc biệt khó khăn.
Bảng 3.8: Kết quả thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã ĐBKK, xã an toàn khu và các xóm ĐBKK
Nội dung Năm 2019 Năm 2020
Năm 2021 và Năm
2022 Đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn
xã ĐBKK, xã an toàn khu và các xóm ĐBKK
- Tổng ngân sách ( triệu đồng) 17.817,20 % 24.539,90 % 0 + Ngân sách trung ương 16.642,20 93,41 16.003,10 65,21 0 + Ngân sách địa phương 1.175,00 6,59 8.536,80 34,79 0
+ Nguồn huy động khác 0 0 0 0 0
- Kết quả thực hiện (công trình)
+ Số công trình đầu tư mới 7 11,48 14 31,11 0 + Số công trình được đầu tư
chuyển tiếp 36 59,02 19 42,22 0
+ Số công trình được duy tu bảo
dưỡng 18 29,51 12 26,67 0
Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Đại Từ.