CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN
4.2. Một số giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
4.2.2. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp về giảm nghèo đa chiều đã và đang được triển khai
Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo đang còn hiệu lực thi hành như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững;
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2025 và các chính sách khác đang còn hiệu lực; đồng thời, đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết các khó khăn trong đời sống của người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người; bảo đảm mức sống của các hộ nghèo .
Chủ động triển khai có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 theo nguyên tắc: “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Đổi mới tư duy tổ chức thực hiện triển khai chính sách giảm nghèo theo hướng phân cấp cho xã trực tiếp quản lý nguồn lực, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các dự án cụ thể; tăng vay giảm “cho không”, chuyển hướng đầu tư phát triển- tăng cho vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện, đầu tư cơ sở hạ tầng cho cộng đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình; gắn giảm nghèo với các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, giáo dục, y tế... tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn lực, trực tiếp tham gia, giám sát,
công khai, dân chủ, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và quyền làm chủ của đồng bào dân tộc thiểu số; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chủ động tích cực vượt khó đi lên…; tổ chức phát động, triển khai cuộc vận động "Không để ai bị bỏ lại phía sau". Cụ thể:
Chính sách hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm:
- Xây dựng kế hoạch và triển khai Kế hoạch thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2022- 2025, trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số; người bị thu hồi đất nông nghiệp. Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức giới thiệu việc làm và tuyển dụng lao động đi làm việc ở trong nước và nước ngoài. Đồng thời vận động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tuyển dụng lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vào làm việc.
Chính sách hỗ trợ về giáo dục:
Tiếp tục triển khai, thực hiện chế độ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định. Đảm bảo đạt kế hoạch trong các năm, thực hiện hỗ trợ 100% cho học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo về chính sách giáo dục.
Chính sách hỗ trợ về y tế:
- Thực hiện cấp 100% thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm y tế; đào tạo đội ngũ y, bác sỹ về làm việc ở cơ sở. Thực hiện lồng ghép đầu tư nâng cấp trạm y tế với thực hiện chuẩn quốc gia về y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Chính sách hỗ trợ về nhà ở:
Tiếp tục phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện vận động các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, các nhà hảo tâm để thực hiện chương trình xây dựng nhà Đại đoàn kết, xóa nhà dột nát cho hộ nghèo.
Chính sách tín dụng:
- Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP; Hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg;
Hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg và các chương trình tín dụng ưu đãi khác.
- Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi hoặc giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu như: Nhà ở, nước sạch, học tập hoặc chi trả chi phí để đi xuất khẩu lao động. Đảm bảo nguồn vốn cho vay, cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh và hiệu quả.
- Đảm bảo đạt kế hoạch các năm, đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu được vay vốn tín dụng từ Ngân hàng CSXH huyện.
Chính sách trợ giúp pháp lý:
Tiếp tục thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định. Thực hiện trợ giúp pháp lý trực tiếp cho 100%
người nghèo trên địa bàn. Ưu tiên tập trung trợ giúp trợ giúp cho người nghèo là dân tộc thiểu số tại các xã có tỷ lệ người DTTS cao.
Hỗ trợ tiền điện: Tiếp tục thực hiện hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ theo quy định hiện hành.
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững theo định hướng của Chính phủ, UBND tỉnh, trong đó chú trọng đến việc thực hiện Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Mô hình giảm nghèo bền vững…. cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã có tỷ lệ người DTTS cao và các xã đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao năng lực; Giám sát, đánh giá:
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác
giảm nghèo cấp huyện, xã, xóm để việc triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo ở địa phương được thực hiện đồng bộ và hiệu quả.
- Tổ chức tốt công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; Tổng hợp báo cáo tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định.
- Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm.