Đánh giá tình hình thực hiện giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 116 - 121)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2019-2021

3.3. Đánh giá tình hình thực hiện giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Những mặt đạt được

- Kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo: Qua việc thực hiện tốt các chương trình, chính sách về giảm nghèo nên kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đã vượt kế hoạch đề ra. Cụ

thể, đầu năm 2019, toàn huyện có 2.146 hộ nghèo, tỷ lệ 4.2%; 2.988 hộ cận nghèo, tỷ lệ 5.85%. Tính đến cuối năm 2022, toàn huyện còn 960 hộ nghèo, chiếm 1,9%, giảm 2.3% so với đầu kỳ, bình quân mỗi năm giảm 0,575%, số hộ thoát nghèo là: 1.186 hộ. Số hộ cận nghèo là: 1.764 hộ, chiếm 3,5% giảm 2,35%, bình quân mỗi năm giảm 0.6%, số hộ thoát cận nghèo 1224 hộ.

- Về thu nhập: Qua rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thu nhập của các hộ gia đình đã từng bước được nâng lên, mức sống của các hộ gia đình được cải thiện, các hộ gia đình đã được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Kết quả thực hiện các Chương trình như: Đầu tư cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ phát triển sản xuất; Nhân rộng mô hình giảm nghèo… đặc biệt là đối với các xã thuộc khu vực ĐBKK đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo, làm thay đổi nhận thức, giúp người nghèo có việc làm, tạo thu nhập ổn định để từ đó tạo động lực cho các hộ vươn lên thoát nghèo; tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại, phát triển sản xuất, người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội tốt hơn. Tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn huyện không còn xã, xóm nào thuộc khu vực ĐBKK.

- Công tác giảm nghèo đã được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các cấp, các địa phương đã tích cực, chủ động phối hợp tham mưu và hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn có hiệu quả; hệ thống cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn được tăng cường đầu tư, số xã đạt chuẩn nông thông mới tăng cao, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

- Các chính sách về giảm nghèo đã được thực hiện đầy đủ, kịp thời đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận với các chính sách như y tế, giáo dục, pháp lý, các chương trình giới thiệu việc làm, đào tạo nghề... đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, giúp hộ nghèo trên địa bàn có cuộc sống ổn định, góp phần nâng cao đời sống cho người dân đặc biệt là

các hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo... Ngoài ra việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất đã thúc đẩy các hộ nghèo mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau”; phong trào hưởng ứng “Ngày vì người nghèo” , “Tuần cao điểm Tết vì người nghèo”; … của Ủy ban MTTQ và các tổ chức Hội đoàn thể đã thu hút đông đảo sự quan tâm và giúp đỡ của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để hỗ trợ cho công tác giảm nghèo, đặc biệt là sự đóng góp của các doanh nghiệp, đóng góp của người dân đã góp phần tích cực làm tốt công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.

3.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế

- Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo còn phân tán chưa tạo động lực về sinh kế cho hộ nghèo tự vươn lên. Ngoài ra người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trực tiếp (chính sách BHTY, chính sách tiền điện, chính sách hỗ trợ về nhà ở,....), dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, nên công tác giảm nghèo và rà soát hộ nghèo hằng năm ở cơ sở gặp nhiều khó khăn.

- Chất lượng cuộc sống của nhóm hộ thoát nghèo và hộ cận nghèo còn ở mức thấp, chưa đảm bảo thực sự bền vững, các hộ thoát nghèo thực chất chỉ là vượt qua ngưỡng chuẩn nghèo, cuộc sống còn khó khăn.

- Công tác xóa nghèo cho hộ nghèo có thành viên là người có công còn chưa đạt kết quả cao, nguyên nhân: Số hộ nghèo có thành viên là người có công chủ yếu là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội; thành viên hộ là người cao tuổi thường xuyên ốm đau, bệnh tật nên không có khả năng thoát nghèo.

Ngoài ra, một số hộ nghèo người có công vẫn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không nhận sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân vì sợ phải thoát nghèo.

- Các giải pháp về thực hiện giảm nghèo đa chiều chưa thực sự phù hợp và đạt kết quả cao.

- Việc Chính phủ chưa ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2021-2025, đã ảnh hưởng đến việc thực hiện Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021 - 2025, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2021.

- Đội ngũ Cán bộ làm công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế 3.3.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế

- Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước (Bắc Giang, Bắc Ninh; TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam) đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân trên địa bàn, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vì do ảnh hưởng của dịch bệnh người dân sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đi tìm việc làm; đầu tư phát triển kinh tế gia đình… qua đó sẽ không tạo ra thu nhập để giúp các hộ thoát nghèo bền vững.

- Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban Quyết định số 861/QĐ-TTg quy định các xã thuộc Khu vực I; Khu vực II, khu vực III đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện. Nguyên dân do các xã trên địa bàn huyện không còn thuộc Khu vực II, Khu vực III nên một số chính sách, dự án không được cấp kinh phí để thực hiện như: Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng; Dự án phát triển sản xuất; mô hình giảm nghèo bền vững…đặc biệt là việc cắt chế độ BHYT đối với người DTTS, người sinh sống ở xóm, xã ĐBKK đã làm ảnh hưởng nhiều đến thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến việc giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

- Giảm nghèo đa chiều là một cách tiếp cận mới về đói nghèo, thiếu hụt các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, người dân cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cần thời gian cũng như sự truyền bá sâu rộng để họ nắm bắt, hiểu, thực hiện đúng và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo.

- Một số ít người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào các chính sách trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng. Các hộ nghèo còn thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất, ảnh hưởng lớn đến công tác giảm nghèo bền vững.

- Vẫn là câu chuyện ”cho cần câu hơn cho con cá”, các hộ ngheo hiện nay chưa thực sự có công việc phù hợp, ổn định để kiếm ra thu nhập phục vụ cho như cầu của bản thân và gia đình.

- Chương trình giảm nghèo được lồng ghép trong nhiều chính sách nhưng việc ban hành văn bản rất chậm, chưa ban hành kịp, chất lượng ban hành văn bản “cũng có vấn đề” khi lồng ghép chính sách và phối hợp liên ngành chưa đảm bảo; nhiều chính sách manh mún dàn trải, chưa khả thi, có chính sách hợp với vùng này nhưng không hợp với vùng khác nhưng vẫn áp dụng chung, định mức thấp và quy trình ban hành chính sách không khả thi, nhất là việc chưa lấy ý kiến của địa phương -nơi hưởng thụ chính sách.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo tại cơ sở ngoài 1 đồng chí lãnh đạo UBND xã phụ trách lĩnh vực Văn hóa-Xã hội, 1 đồng chí Công chức Văn hóa – Xã hội còn lại là đội ngũ Cộng tác viên làm công tác giảm nghèo là các ông (bà) Trưởng xóm, đội ngũ này chủ yếu là những người lớn tuổi, không được đào tạo chuyên môn, tiếp cận với những chính sách, quy định mới chưa kịp thời, ứng dụng CNTT trong công tác giảm nghèo còn hạn chế.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)