CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN
4.2. Một số giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
4.2.4. Phát huy vai trò chủ thể của người dân, nội lực của cộng đồng trong giảm nghèo đa chiều
“Trao cần câu, không trao con cá” trong giảm nghèo đa chiều là một biện pháp giúp thoát nghèo bền vững nhất. Bởi lẽ, nếu chỉ có hỗ trợ bằng tiền của, thì hết tiền của sẽ lại nghèo, nhưng trao cho người dân cái nghề, cách làm, cách tạo ra thu nhập thì đói nghèo sẽ ở lại phía sau.
Bằng truyền thống cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi của người dân Việt Nam nói chung, người dân Đại Từ nói riêng, thì khả năng tiếp thu, nâng cao trình độ trong lao động sản xuất là rất tốt. Vì vậy, để giảm nghèo, tiến tới thoát nghèo
bằng nội lực của người dân, của cộng đồng là một giải pháp cần thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, tránh tình trạng chạy theo số lượng nhưng chất lượng không đảm bảo. đồng thời cần nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề phát triển kinh tế. Giúp người nghèo tự vươn lên trên chính đôi chân của mình.
Hướng dẫn các gia đình nông thôn cải tạo vườn tạp thành các khu vườn chuyên canh kết hợp với đa dạng hóa các mô hình sản xuất khép kín vườn ao chuồng, phát triển kinh tế trang trại, thực hiện chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo tại các hộ gia đình, địa phương và tạo việc làm.
Mở rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả trên địa bàn huyện giúp các hộ đói nghèo từng bước tiếp cận và tham gia vào cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, hướng họ tới chỗ sản xuất theo kinh tế nhỏ lẻ, phi tập trung Vào sản xuất hàng hóa lớn có sự quản lý của nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi, cho phép các doanh nghiệp, thành phần kinh tế phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu đá, cát, gạch, ngói cung cấp nhu cầu xây dựng ngày càng tăng trên địa bàn và khu vực, tạo công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn huyện.
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ, mời gọi đầu tư, xúc tiến triển khai các dự án phát triển du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm đây là những dịch vụ mà huyện có thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm.
Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp tại các địa phương. Đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp và các hình thức kinh doanh. Tiếp tục xây dựng và phát triển nghề chè truyền thống tại địa phương, sản xuất các sản phẩm từ nông sản.
Hình thành một số hợp tác xã hoặc cơ sở sản xuất mộc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng, du lịch trên cơ sở đó những cá nhân hoặc nhóm cá nhân có sự am hiểu và kinh nghiệm trình độ tay nghề làm ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ổn định về sản phẩm dịch vụ của nền
kinh tế thị trường, đảm bảo nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nói chung và các hộ đói nghèo nói riêng, giải quyết việc làm, nguồn nhân lực được ưu tiên số một, bởi yếu tố con người quyết định đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế, huy động các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài trong nước và nội lực của các địa phương để hỗ trợ cho đào tạo nghe từ đó góp phần tạo ra nguồn nhân lực tốt cho địa phương, thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Đánh giá chung hằng năm của Phòng LĐTBXH huyện cho thấy huyện Đại Từ đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kĩ thuật cao. Về chất lượng nguồn nhân lực, nếu lấy thang điểm 10 thì huyện chỉ đặt dưới mức chung. Như vậy, chúng ta đang vấp phải một thực trạng hết sức khó khăn là vừa thiếu, vừa mất cân đối nghiêm trọng với cơ cấu lao động qua đào tạo việc thiếu hụt này là do từ trước đến nay, về cơ bản, các cơ sở dạy nghề chủ yếu chỉ đào tạo cái mình có theo chương trình của mình mà chưa chú trọng đến cái thị trường cần, nhu cầu từng ngành nghề mà doanh nghiệp cần trong tương lai. Nói cách khác, các cơ sở đào tạo không biết những sản phẩm mình làm ra được thị trường, được xã hội chấp nhận đến đâu. Điều này đã tạo ra sức y rất lớn đối với một việc đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đào tạo tại các cơ sở và chờ ngày. Vì vậy, định hướng đào tạo nghề và nâng cao chất lượng dạy cho trung tâm giáo dục nghề của huyện cho thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động sẽ khắc phục được những vấn đề trên.
Đồng thời bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động, thiếu lao động kĩ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho suất khẩu lao động.
Để triển khai dạy nghề, học nghề và có hiệu quả kinh tế thực sự, tránh hình thức và lãng phí xã hội trong quá trình triển khai các đề án đào tạo nghề,
cần bảo đảm đầu tư đủ mức theo yêu cầu dạy và học ngày tránh tư tưởng bình quân chủ nghĩa như kiểu phát trận, cứu đói. Mặt khác cần tăng cường công tác tuyên truyền, linh hoạt và thiết thực, nội dung và phương thức đào tạo nghề, gắn với thực tế đối tượng học nghề, cũng như gắn với chương trình việc làm cụ thể của mỗi địa phương, để các đối tượng lao động nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng núi không bị lúng túng trong việc xác định ngày học sắp xếp thời gian học. Hơn nữa cần chú ý dạy nghề theo hướng tạo việc làm tại chỗ, trong đó có đảo ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hoặc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn diện kinh tế và xã hội nông thôn theo tinh thần ly nông bất ly hương, để người lao động sống ở nông thôn sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề có thể tăng khả năng và chủ động tìm kiếm, tạo lập công việc, thu nhập ngay tại quê nhà, không phải đi xa, giảm bớt áp lực quá tải, khi kinh tế lên các đô thị.
Trên cơ sở đó nhận thức đúng về nghề, cần phân luồng giúp họ chọn đúng ngành, nghề phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của mỗi địa phương. Đây không phải là vấn đề có thể thực hiện trong một sớm một chiều, vì làm thay đổi nhận thức và thói quen của mỗi người là cả một thế hệ cần phải có thời gian và sự kiên trì. Trong đào tạo nghề cần phân loại để có hình thức và nội dung đào tạo phù hợp. Đối với những lao động lớn tuổi từ 35 tuổi trở lên, không có điều kiện đi học tập trung, cần tạo điều kiện tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ, với những ngày truyền thống của địa phương.
Sau khi học xong, cần có sự hỗ trợ về vốn để người lao động phát triển kinh tế hộ gia đình. Với đối tượng này có thể áp dụng hình thức dạy nghề lưu động, lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, tạo cơ hội cho lao động nông thôn có ngày. Đối với lao động còn trẻ, là lực lượng lao động lâu dài của xã hội, cần khuyến khích họ vào học tại các trường và trung tâm dạy nghề, đảm bảo có tay nghề vững, chuyên môn chắc, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.