CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2019-2021
3.2. Thực trạng, giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2021
3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ
Với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo đa chiều ngày càng gia tăng. Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát, tác giả nhận được kết quả như sau:
Bảng 3.21: Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo đa chiều
Nội dung 1 2 3 4 5 TB
Các chính sách giảm nghèo tại địa phương
chưa phù hợp 0 0 149 143 0 2,5
Thiếu vốn 0 0 136 156 0 3,5
Thiếu trình độ, kỹ thuật 0 0 136 156 0 2,9 Thiếu nhận thức và ý chí phấn đấu 0 53 165 74 0 3,07 Điều kiện phát triển KT-XH tại địa phương
còn thấp 0 72 165 55 0 2,3
Tổng hợp các yếu tố trên 0 53 165 74 0 3,07 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát Qua kết quả khảo sát trên, ta có thể thấy, nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ từ đánh giá của các hộ nghèo là “thiếu vốn” và “thiếu trình độ, kỹ thuật”, có đánh 156/292 ý kiến
“đồng ý”. Ở nội dung “tổng hợp các yếu tố trên” có đến 74/292 ý kiến “đồng ý” đồng nghĩa với việc các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo là rất nhiều.
Như vậy, chúng ta có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ thành hai nhóm nhân tố lớn là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
3.2.3.1. Nhân tố chủ quan
a. Chính sách giảm nghèo ở địa phương
- Việc triển khai thực hiện tốt các dự án trong Chương trình giảm nghèo đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện, đặc biệt là đối với các xã thuộc khu vực ĐBKK; ngoài ra việc thực hiện chương trình đã làm thay đổi nhận thức, giúp người nghèo có việc làm, tạo thu nhập ổn định để từ đó tạo động lực cho các hộ vươn lên thoát nghèo; tạo điều kiện thuận lợi
cho giao thông đi lại, phát triển sản xuất, người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội tốt hơn. Tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn huyện không còn xã, xóm nào thuộc khu vực ĐBKK.
- Công tác giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy; UBND huyện nên việc thực hiện công tác giảm nghèo luôn được thực hiện kịp thời, hiệu quả.
- Việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số như: Y tế, giáo dục, pháp luật, hỗ trợ tiền điện; trợ giúp xã hội... đã giúp các hộ gia đình tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản, qua đó góp phần bảo đảm cho hộ nghèo có cuộc sống ổn định và tình hình an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
- Công tác phối hợp với các Sở, ngành, doanh nghiệp của tỉnh và chỉ đạo các cơ quan, các xã, thị trấn và gia đình, cộng đồng chung tay hỗ trợ để xóa nghèo đối với hộ nghèo có thành viên thuộc chính sách người có công được thực hiện tốt và có hiệu quả cao. Kết quả 100% hộ nghèo người có công đã thoát nghèo trong năm 2021.
- Việc thực hiện lồng ghép Chương trình xây dựng Nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, đồng thời cũng góp phần nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trong việc tự giác vươn lên thoát nghèo qua đó đã giúp hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo trên địa bàn huyện.
- Công tác phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức đoàn thể huyện trong việc vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài huyện tham gia vào công tác giảm nghèo luôn được thực hiện tốt và có hiệu quả cao. Cụ thể trong trong năm 2021, UBND huyện đã vận động các tổ chức, cá nhân tặng quà cho 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo trong chương trình Tuần cao điểm Tết vì người nghèo năm 2021; vận động hỗ trợ kinh phí cho 97 hộ nghèo, cận nghèo xây dựng nhà ở, với tổng kinh phí trên 4,6 tỷ đồng.
- Việc thực hiện tốt các chính sách, chương trình giảm nghèo đã góp phần hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo của huyện. Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện còn 1,9%, giảm 0,77%, đạt 176,67% so kế hoạch tỉnh giao; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 3,90%, giảm 0,58%.
b. Nhận thức của các hộ nghèo
Trong bất kỳ một vấn đề có sự tham gia của con người, nhận thức của con người chính là vấn đề cốt lõi. Trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ cũng vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học, công nghệ nhận thức của người dân ngày càng nâng cao, đồng thời nhu cầu hưởng thụ của người dân ngày càng tăng cao. Đây chính là động lực để bộ phận người nghèo chăm chỉ lao động, tìm kiếm cơ hội thoát nghèo. Chính việc nhận thức này của người dân đã giúp huyện Đại Từ đạt được các mục tiêu về giảm nghèo.
Trước đây, ta đã nghe nhiều về những chuyện như: xích mích nhau vì tranh giành để được công nhận hộ nghèo; tranh thủ, chạy chọt kiếm sổ hộ nghèo hoặc tổ chức tiệc tùng ăn mừng khi được cấp sổ hộ nghèo... Phải chăng, khi một bộ phận người dân coi chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nghèo như một “đặc ân” thì họ luôn muốn khoác lên mình chiếc áo “hộ nghèo”
để tiếp tục được hưởng lợi. Và khi người nghèo còn tư tưởng “thích nghèo” thì hiển nhiên họ cũng không muốn nỗ lực để thoát nghèo. Một cán bộ ở xã kể rằng, bản thân rất trăn trở mỗi lần họp xét hộ nghèo, bởi còn nhiều bà con đua nhau thích là hộ nghèo. Hộ này so bì hộ kia, hộ đã thoát nghèo thì tìm mọi lý do để mong muốn được công nhận hộ nghèo; còn hộ nghèo cứ muốn tiếp tục là hộ nghèo, cho dù chính quyền địa phương nỗ lực giải thích, vận động, tuyên truyền cũng không kết quả. Chuyện tưởng như ngược đời nhưng tư tưởng ấy vẫn còn không ít trong một bộ phận người dân các xã.
Đến nay, đã có rất nhiều hộ nghèo tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo mặc dù gia đình chưa gọi là dư dả nhưng với quyết tâm tự thân vươn lên, cho rằng
“thấy mình cũng đủ sống, ăn xài cũng không bao nhiêu, con cũng lớn nên mình gởi lại sổ cận nghèo”. Đây là những tấm gương điển hình rất đáng biểu dương
và trân trọng.. Tuy nhiên, nếu tư tưởng thích nghèo và muốn hộ nghèo thành
“thương hiệu” để được hưởng lợi, tuy không phổ biến nhưng sẽ là rào cản trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Nhận thức luôn ỷ lại vào chính sách của Nhà nước, không chí thú làm ăn, mà vẫn muốn dựa vào cái mác hộ nghèo để hưởng lợi sẽ là những suy nghĩ sai lệch, tiêu cực cần phải có biện pháp ngăn chặn, chấn chỉnh.
c. Về vốn
Nhắc đến vốn, chính là nhắc đến nền tảng để lao động, sản xuất có thu nhập đối với người nghèo. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đại Từ có rất nhiều chương trình, dự án hỗ trợ vay vốn cho người nghèo và được đánh giá có hiệu quả. Nhất là sau thời điểm đại dịch covid-19, hơn ai hết, người nghèo rất cần vốn để bắt đầu lại cuộc sống. Nguồn vốn trong dân dành cho sản xuất hàng hoá còn ít, nông dân chưa thích ứng được với lối sống sản xuất hàng hoá, chưa có cơ sở chế biến nông sản… dẫn đến năng suất lao động kém hiệu quả, làm cho thu nhập của người lao động không được nâng cao. Đây là những yếu tố không thể giải quyết trong một sớm một chiều vì vậy nó vẫn tiềm tàng trong mỗi giai đoạn giảm nghèo, tiến tới thoát nghèo của huyện.
Vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, tăng cường và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Hiện nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Đại Từ đạt trên hơn 2000 tỷ đồng. Trong đó, đối tượng ưu tiên cho vay là các hộ nghèo, cận nghèo giải quyết bài toán giảm nghèo bền vững mà. Hiệu ứng của các chương trình tín dụng có tính lan tỏa cao hơn thời kỳ trước, bởi thời gian qua, NHCSXH huyện Đại Từ đã tập trung đầu tư các mô hình sản xuất, kinh
doanh có tính chất điển hình để nhân rộng và tạo việc làm thu nhập tăng thêm cho cộng đồng dân cư địa phương.
Vấn đề vốn đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ nói riêng và cả nước nói chung đều là công cụ để giảm nghèo, nếu không có vốn sẽ giống như tay không mà bắt cá, rất khó có thể dự đoán được kết quả.
d. Lao động
Giảm nghèo chính là hoạt động nhằm tạo ra thu nhập và tạo ra điều kiện để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Để làm được như vậy, chính bản thân của những người nghèo cần phải có trong tay kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, đây chính là vấn đề cốt lõi trong công tác giảm nghèo. Có kỹ thuật, có kinh nghiệm sản xuất mới tạo ra năng suất lao động hiệu quả, cao thì mới tạo ra thu nhập còn ngược lại không một ông chủ nào bỏ tiền ra thuê một người không biết làm việc. Trên địa bàn huyện Đại Từ, trong những năm gần đây, vấn đề về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất của người lao động đã được quan tâm, bước đầu đạt những thành quả nhất định. Tuy nhiên, để phấn đấu trở thành huyện thoát nghèo, thì trong những năm tiếp theo vấn đề này cần được cải thiện hơn nữa cả về chất lượng và số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lao động, sản xuất.
+ Lao động không có việc làm thường xuyên: Đa phần đối tượng nghèo thuộc đối tượng lao động ở nông thôn, gắn liền với công việc đồng áng, mà đây là công việc có tính thời vụ. Những lúc nông nhàn, gần như người lao động không có việc làm. Trong trồng lúa nước một năm hai vụ, chỉ tốn khoảng thời gian 1 tháng/ 1 vụ là khoảng thời gian người nông dân tất bật thu hoạch, làm đất, gieo trồng. Còn lại 10 tháng, nếu như ở vùng đất không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, đất dinh dưỡng tốt thì sẽ trồng được cây màu như ngô, khoai, bí… sẽ mất khoảng 2-3 tháng, vì vậy thời gian nông nhàn là rất lớn, và nếu chỉ trông chờ vào các nguồn thu nhập từ những cây trồng trên thì khả năng thoát nghèo gần như rất ít.
+ Trây lười lao động: Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học, công nghệ nhu cầu hưởng thụ của người dân ngày càng tăng cao, một bộ phận thanh niên hiện nay có suy nghĩ lười lao động, đam mê sống ảo, thậm chí xa đọa vào tiền ảo, đa cấp… không những không tạo ra thu nhập mà còn là gánh nặng về tài chính của gia đình. Đây chính một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng khoog những trong công tác giảm nghèo mà trong cả quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
e. Mắc tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện…)
Tệ nạn xã hội vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối như một cái u nhọt của xã hội. Nó làm cho con người ta luôn sống trong những ảo mộng hão huyền, phi thực tế nhưng lại tiêu tốn cả về sức khỏe, thời gian và tiền bạc. Tính đến hết năm 2021, trên địa bàn huyện Đại Từ tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên giảm 5 vụ, 5 bị can so với cùng kỳ năm 2020, tội phạm ma túy bắt giữ, xử lý tăng 12 vụ, 21 đối tượng so với cùng kỳ năm 2020. Đại từ hiện có khoảng 700 người nghiện, trong đó người nghiện có mặt ngoài xã hội có hồ sơ quản lý là trên 500 người, một số lượng lớn người nghiện không có hồ sơ quản lý, chưa được phát hiện vẫn đang có mặt trong xã hội đây chính là rào cản về công tác giảm nghèo.
Trong các nguyên nhân nghèo nói trên, nguyên nhân thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất như đất đai và kinh nghiệm làm ăn là chiếm tỷ lệ cao nhất. Mặc dù số hộ thiếu vốn nhiều nhưng hiện tại vẫn còn một số hộ có số dư nợ quá hạn không thanh toán được do làm ăn không có hiệu quả và chi tiêu không có kế họach, có tính trông chờ, ỷ lại vào xã hội và chính quyền. Số lao động không có việc làm thường xuyên của hộ nghèo cũng chiếm tỷ lệ khá cao, đây là vấn đề bức xúc cần nghiên cứu bứt phá nhằm tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho hộ nghèo. Ngoài ra, số hộ neo đơn, đau yếu cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, việc xóa đói giảm nghèo cho loại hộ này hết sức khó khăn, ngoài các biện pháp cần thiết ra cần phải có một nguồn vốn trợ cấp xã hội cho các loại hộ nghèo này và có sự chung tay của các doanh nghiệp, mạnh thường quân và toàn xã hội
3.2.3.2. Nhân tố khách quan
a. Biến động về chính trị, chiến tranh
Tình hình chính trị, chiến tranh đã tác động đến yếu tố kinh tế và tinh thần của người dân nhất là bộ phận người dân nhạy cảm là các hộ nghèo. Trong những năm vừa qua, tình hình chính trị, chiến tranh trong nước cơ bản ổn định, tạo động lực giúp hộ nghèo an tâm lao động sản xuất để thoát nghèo. Tuy nhiên, do sự bất ổn của tình hình chính trị, chiến tranh trên Thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam đồng thời tác động trực tiếp đến các hộ nghèo như xung đột giữa Nga và Ukraina đã tác động trực tiếp tới giá xăng, dầu trong nước tăng dẫn đến các ngành sản xuất, dịch vụ điều chỉnh giá cả tăng theo khiến cho người nghèo không có khả năng mua các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Hơn nữa, huyện Đại Từ có 3 nhà máy may xuất khẩu TNG, Thagaco, TDT. Nga và Ukraina là hai nước nhập khẩu hàng may mặc của 3 công ty trên, tác động tiêu cực từ chiến tranh của hai nước này đã làm cho hàng hóa bị ngưng đọng, công nhân không có việc làm dẫn tới thu nhập bị giảm sút làm cho cuộc sống người dân rơi vào tình trạng thiếu hụt.
b. Thời tiết, thiên tai
Do điểm xuất phát thấp, thiên tai dịch bệnh, năng suất cây trồng thấp: Đây là những lý do không thể tránh khỏi không chỉ trong công tác giảm nghèo, mà gần như bước vào một quá trình phát triển nào cũng có sự xuất hiện và tác động của nó. Bởi lẽ, có xuất phát điểm thấp mới dẫn đến sự thiếu hụt về tất cả mọi mặt, thiên tai dịch bệnh là yếu tố tất yếu của tự nhiên dẫn đến năng suất cây trồng, năng suất vật nuôi thấp, thu nhập kém và không thể đáp ứng được nhu cầu sống của con người.
Huyện Đại Từ nằm ở vùng trung du, miền núi phía Bắc, nơi đây mùa đông khắc nghiệt lạnh giá ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các loại cây trồng như rau, chè, làm chậm quá trình tăng trưởng của vật nuôi, thậm chí đã ghi nhận nhiều trường hợp trâu, bò, dê chết vì rét gây ra thiệt hại về tài sản rất lớn đối
với người dân. Mức chênh lệch giữa hộ mới thoát nghèo với hộ cận nghèo;
giữa hộ cận nghèo với hộ nghèo là rất mong manh, nhất là đối với những hộ cận nghèo. Chỉ cần một biến cố nhỏ hay một mất mát, thiệt hại, rủi ro dù không lớn cũng đủ làm cho hộ cận nghèo có nguy cơ quay trở lại thành hộ nghèo (tái nghèo). Ở nhiều địa phương, nước của cơn lũ trước chưa kịp tiêu, thì cơn lũ sau lại tràn đến khiến lũ chồng lũ. Đa số hộ nghèo, vốn vay của kỳ trước chưa kịp thu hồi và hoàn trả, thì nay không những có nguy cơ mất trắng, mà còn chưa biết tính sao cho chu kỳ sản xuất vụ tới.
Còn ở những xã vùng miền núi và DTTS, mưa lũ đã làm đất đá, đồi núi sạt lở gây sập đổ nhà cửa, chết người và gia súc, gia cầm, vùi lấp đất nông nghiệp, ngã đổ cây lâm nghiệp, hư hỏng cơ sở hạ tầng. Đa số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở những vùng này, tài sản vật chất chỉ đủ duy trì và đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, nay do tác động của mưa lũ đang trở nên lao đao, khốn đốn. Nếu quy đổi bằng tiền, thì đã có rất, rất nhiều tỷ đồng trôi sông, đổ biển vì lũ, mưa bão.
Đây được coi là yếu tố khách quan mang tính tất yếu trong công tác giảm nghèo.
c. Rủi ro
- Bệnh tật: Bệnh tật là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm khả năng lao động, tạo ra thu nhập, đây là yếu tố khách quan và gần như không thể dự báo, lường trước được, tình trạng hộ nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ trong gia đình có 1 người bị đau yếu thường xuyên là rất lớn. Những người đau ốm không những không tạo ra thu nhập mà còn là gánh nặng cơm áo, thuốc men đối với các thành viên khác trong gia đình.
- Nhưng so với lũ lụt, thì dịch bệnh Covid-19 được cho là tác động còn khủng khiếp hơn thế. Tính đến ngày 3/10/2021, dịch bệnh đã làm 19.715 người chết; bao thành phố, huyện, thị phải giãn cách, cách ly khiến cho mọi hoạt động gần như “đóng băng”. Chỉ tính riêng với hàng nghìn người dân rời các tỉnh phía