CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2019-2021
3.2. Thực trạng, giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2021
3.2.2. Thực trạng thu nhập và sử dụng các dịch vụ cơ bản của hộ nghèo huyện Đại Từ (Giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, thông tin)
Trong giai đoạn 2019-2022, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ đạt được những thành tựu mới, là điểm sáng trong phát triển KT-XH, cụ thể:
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Hộ cận nghèo Hộ nghèo
- Tăng thu nhập bình quân của các hộ nghèo:
Bảng 3.2. Thu nhập bình quân của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2019-2022
Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Đại Từ Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, thu nhập bình quân của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2019-2022có xu hướng tăng dần (tăng 250.000 đồng). Đây là một minh chứng rõ ràng cho thấy công tác QLNN về gảm nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ đã được thực hiện một cách có hiệu quả bằng các phương pháp tạo ra việc làm ổn định cho người nghèo từ những điều kiện sẵn có tại địa phương như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp…
- Sử dụng các dịch vụ cơ bản của các hộ nghèo:
Thu nhập bình quân của các hộ
nghèo
Năm
2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Nghìn đồng
Nghìn đồng
So sánh 2019
Nghìn đồng
So sánh 2020
Nghìn đồng
So sánh 2021
900 950 + 50 1100 +150 1150 +50
Bảng 3.3. Bảng chỉ số thiếu hụt các dịch vụ cơ bản theo tiêu chí nghèo đa chiều năm 2022
DV XH cơ bản
Chỉ số đo lường
Tiêu chí xác định thiếu hụt
Số hộ bị thiếu hụt
Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo
1. Giáo dục
1.1 Trình độ giáo dục của người lớn
Hộ gia đình có ít nhất một thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học.
328 30%
1.2 Tình trạng đi học của trẻ em
Hộ gia đình có ít nhất một thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học
171 15,7%
2. Y tế
2.1 Tiếp cận các DVYT
Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua
143 13%
2.2 Bảo hiểm y tế
Hộ gia đình có ít nhất một thành viên từ sáu tuổi trở lên không có bảo hiểm y tế
248 22,6%
3. Nhà ở
3.1 Chất lượng nhà ở
Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ
95 9%
3.2 Diện tích bình quân đầu người
Diện tích nhà ở bình quân
dưới 8m2 trên một người 531 48,5%
DV XH cơ bản
Chỉ số đo lường
Tiêu chí xác định thiếu hụt
Số hộ bị thiếu hụt
Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo
4. Nước sạch và vệ sinh
4.1 Nguồn nước sinh hoạt
Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh
253 23,1%
4.2 Tình trạng nhà vệ sinh
Hộ gia đình không sử dụng hố xí hoặc nhà tiêu hợp vệ sinh
581 53,1%
5.
Thông tin
5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thông
Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet
169 15,4%
5.2 Thiết bị tiếp cận thông tin và khả năng tiếp cận thông tin
Hộ gia đình không có tivi, radio, máy tính và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh của xã hoặc của xóm
51 4,7%
Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Đại Từ Thực trạng về thiếu hụt các dịch vụ cơ bản của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ vẫn còn là một nút thắt lớn đối với công tác giảm nghèo hiện nay. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, 3 dịch vụ cơ bản mà người dân đang thiếu hụt lớn nhất hiện nay là: Hộ gia đình không sử dụng hố xí hoặc nhà tiêu hợp vệ sinh (53,1%); Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2 trên một người (48,5%); Hộ gia đình có ít nhất một thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở (30%).
Nhìn chung các hộ nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ có đời sống KT-XH
còn rất khó khăn, không có việc làm ổn định, không nhận thức thức đúng đắng về việc thoát nghèo. Đa số các hộ nghèo vẫn còn thói quen sinh hoạt theo tập quán (dùng nguồn nước không đảm bảo; sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh hoặc không có nhà tiêu; sử dụng những phương thuốc dân gian hay vì đến các cơ sở y tế khi bị bệnh…Một nguyên nhân chính khiến cho cuộc sống của họ luôn trong tình trạng thiếu hụt là do trong tay họ chưa có công cụ tạo ra thu nhập (kỹ thuật, kinh nghiệm, đất sản xuất…)