Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu, tài liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ các tài liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu đã công bố chính thức, bao gồm: Các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm 2020-2022; phương hướng, nhiệm vụ công tác hàng năm của UBND huyện Định Hóa; Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2020-2022 và một báo cáo tiến độ thực hiện XD NTM trong năm 2023 của UBND huyện Định Hóa; ….
Ngoài ra, đề tài có sử dụng các thông tin thứ cấp được thu thập từ một số nghiên cứu đã công bố về vấn đề có liên quan, một số trang thông tin điện tử chính thống,….
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Các số liệu, tài liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu qua điều tra, khảo sát qua các phiếu phỏng vấn và bảng hỏi chuẩn bị sẵn.
- Mục đích khảo sát: Xin ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý, tham gia công tác xây dựng nông thôn mới và người dân thuộc khu vực nông thôn trên
địa bàn huyện Định Hoá về thực trạng xây dựng nông thôn mới của huyện Định Hoá và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
- Đối tượng khảo sát: (1) Các cán bộ quản lý, tham gia công tác xây dựng nông thôn mới của huyện Định Hoá; (2) Người dân đang sinh sống trên địa bàn huyện Định Hoá.
Xác định cỡ mẫu khảo sát:
+ Về đối tượng cán bộ, hiện nay tổng số cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới của huyện là 2.473 người, trong đó cơ cấu ở các cấp như sau:
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới huyện Định Hoá tại thời điểm tháng 9/2023
Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng số 2473 100
- Cán bộ thuộc Ban chỉ đạo các
CTMTQG huyện Định Hoá 56 2,26
- Cán bộ cấp huyện 179 7,24
- Cán bộ cấp xã 414 16,74
- Cán bộ ở thôn, xóm 1824 73,76
(Nguồn: UBND huyện Định Hoá, 2023) Áp dụng công thức của Slovin trong chọn mẫu nghiên cứu:
N n =
(1+N.e2) Trong đó:n là số mẫu điều tra
N là tổng số mẫu e là sai số (e = 5%).
Áp dụng công thức và cho kết quả mẫu nghiên cứu là n = 344 cán bộ. Đề tài tiến hành khảo sát 344 cán bộ theo phương thức ngẫu nhiên, thuận tiện, trong đó phân bổ các đối tượng như sau:
Bảng 2.2: Số lượng cán bộ các cấp tham gia xây dựng nông thôn mới huyện Định Hoá được khảo sát
Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng số 344 100
Cán bộ thuộc Ban chỉ đạo các CTMTQG
huyện Định Hoá 8 2,26
Cán bộ cấp huyện 25 7,24
Cán bộ cấp xã 57 16,74
Cán bộ ở thôn, xóm 254 73,76
(Nguồn: Tác giả xây dựng, 2023)
+ Về đối tượng người dân, đề tài chọn 4 vùng nghiên cứu: trong đó gồm 1 thị trấn (Chợ Chu); 3 xã có các điều kiện vị trí địa lý khác nhau (gần, trung bình và xa so với thị trấn) đó là: xã Bảo Cường, xã Quy Kỳ và xã Phú Đình. Do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện, nên đề tài chọn số mẫu khảo sát người dân là 120 hộ, mỗi xã khảo sát 30 hộ (đảm bảo ý nghĩa thống kê). Cách thức khảo sát cũng là ngẫu nhiên và thuận tiện.
Như vậy tổng số mẫu khảo sát của đề tài là 464 người, trong đó có 344 phiếu khảo sát cán bộ và 120 phiếu khảo sát người dân.
- Cấu trúc và nội dung của phiếu điều tra + Phiếu khảo sát cán bộ gồm 2 phần:
(1) Phần thông tin chung gồm các nội dung về: Họ tên, tuổi, cơ quan/đơn vị, giới tính, chức vụ.
(2) Phần đánh giá một số hoạt động trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Định Hoá như: công tác chỉ đạo XDNTM; tuyên truyền; phát triển đội ngũ làm công tác XD NTM; huy động nguồn lực trong XD NTM
+ Phiếu khảo sát người dân gồm 3 phần:
(1) Phần thông tin chung gồm các nội dung về: Họ tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, nghề nghiệp
(2) Phần đánh giá về một số yếu tố ảnh hưởng đến XD NTM tại huyện Định Hoá.
(3) Phần đánh giá sự hài lòng của người dân về công tác xây dựng NTM tại huyện Định Hoá
* Thang đo nghiên cứu
Tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với hoạt động XD NTM. Thang đo 5 mức độ bao gồm: Bậc 1: Rất không đồng ý/Rất không hài lòng; Bậc 2: Không đồng ý/Không hài lòng; Bậc 3: Phân vân/Bình thường; Bậc 4: Đồng ý/Hài lòng; Bậc 5: Rất đồng ý/Rất hài lòng. Các thông tin đánh giá được tính toán theo giá trị bình quân để phân tích tổng hợp các ý kiến, mức đánh giá chung được phân chia theo khoảng ý nghĩa như bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thang đo Likert
Điểm bình quân Ý nghĩa
1,00 - 1,80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng 1,81 - 2,60 Không đồng ý/Không hài lòng 2,61 - 3,40 Phân vân/Bình thường
3,41 - 4,20 Đồng ý/Hài lòng
4,21- 5,00 Rất đồng ý/Rất hài lòng
(Nguồn: Nguyễn Văn Thắng, 2014)
* Thời gian điều tra, phỏng vấn: Từ tháng 7/2023 đến tháng 8/2023.
2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng các phương pháp tổng hợp, phân tổ thống kê, tính toán các chỉ tiêu và thông số thông qua sử dụng chương trình Excel trong Microsoft Office.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Để phân tích số liệu, tài liệu phục vụ cho các nội dung và mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê mô tả
Trong luận văn, phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụngthông qua các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Lý do là từng con số thống kê đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc đưa ra các kết luận khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện các kỳ đã qua. Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức là: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định giá trị tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.