Các biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá

2.5.1. Các biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Tuổi của trẻ: được tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ và dựa theo tiêu chuẩn của WHO.

Cách tính tuổi theo tháng:

Trẻ từ 24 tháng đến 24 tháng 29 ngày: 24 tháng tuổi.

Trẻ từ 60 tháng đến 60 tháng 29 ngày: 60 tháng tuổi

- Nhóm tuổi: tuổi trẻ chia làm hai nhóm: từ 24 đến 35 tháng, từ 36 đến 60 tháng tuổi

- Giới tính của trẻ: Nam, Nữ

- Khu vực sống: khu vực hiện tại đối tượng nghiên cứu đang sinh sống (thành thị, nông thôn).

- Dân tộc: Kinh, dân tộc khác dân tộc Kinh 2.5.2. Các biến số và định nghĩa biến số cho mục tiêu 1

2.5.2.1. Các biến số về dấu hiệu nhận biết sớm biểu hiện tự kỷ

Dấu hiệu cờ đỏ phát hiện sớm tự kỷ ở trước và thời điểm trẻ 18 tháng tuổi, bao gồm: không đáp ứng khi gọi tên lúc 12 tháng tuổi, không chỉ vào đồ vật để thể hiện sự quan tâm lúc 14 tháng tuổi, không giả vờ chơi lúc 18 tháng tuổi [39].

2.5.2.2. Các biến số về suy giảm các kỹ năng tương tác xã hội của trẻ tự kỷ Suy giảm các kỹ năng tương tác xã hội là tình trạng trẻ không có hoặc giảm các kỹ năng về tương tác xã hội, thể hiện ở các lĩnh vực:

- Suy giảm kỹ năng giao tiếp không lời (Giảm/không giao tiếp mắt - mắt;

thờ ơ/giảm biểu cảm nét mặt; rất ít/không đáp ứng khi gọi tên; rất ít/không có cử chỉ, điệu bộ; không biết dùng ngón trỏ để chỉ; không xòe tay xin, khoanh tay ạ; không có cử chỉ chào tạm biệt.

- Suy giảm kỹ năng chơi tương tác với bạn cùng lứa tuổi (Không chơi khi trẻ khác rủ cùng chơi; không chủ động rủ trẻ khác chơi cùng; không chơi cùng nhóm với trẻ cùng lứa tuổi; không biết tuân theo luật chơi khi chơi cùng bạn).

- Suy giảm các kỹ năng chia sẻ niềm vui, quan tâm, thích thú (Không biết khoe khi được cho quà/đồ ăn; không biểu hiện nét mặt thích thú khi được cho, không khoe/chỉ đồ vật trẻ thích; không chia sẻ niềm vui khi thành công; không biết kích thích sự quan tâm chú ý của người khác).

- Suy giảm kỹ năng trao đổi qua lại về tình cảm, xã hội (Không/ ít quan tâm, chia sẻ tình cảm đến bố mẹ/người thân; không thể hiện vui khi bố mẹ về, không âu yếm bố mẹ; không nhận biết sự có mặt của người khác; không quay đầu lại khi được gọi tên; không thể hiện vui buồn, tình cảm bất thường khi không đồng ý; không/khó khăn điều hòa các mối quan hệ, thường chơi một mình; không/khó khăn tham gia hoạt động nhóm, kéo tay người thân lấy đồ vật như một công cụ).

2.5.2.3. Các biến số về suy giảm ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ tự kỷ

Suy giảm các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp là tình trạng trẻ không có hoặc giảm các kỹ năng về ngôn ngữ và giao tiếp thể hiện ở các lĩnh vực:

- Dấu hiệu bất thường về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (Phát ra một chuỗi âm thanh khác thường, vô nghĩa; phát ra một số âm/từ lặp lại không có chức năng giao tiếp; nói một câu lặp lại trong mọi tình huống; nhại lại lời người khác nghe thấy trong quá khứ; nhại lại câu hỏi khi được hỏi/nhại lời người khác khi vừa nghe thấy).

- Kỹ năng chơi bất thường ở trẻ tự kỷ (Không biết chơi với đồ chơi; chơi với đồ chơi bất thường; ném, gặm, đập đồ chơi; không biết chơi giả vờ, tưởng tượng; không biết bắt chước hành động; không biết bắt chước âm thanh, chơi 1 kiểu rập khuôn).

2.5.2.4. Các biến số về các mẫu hành vi bất thường của trẻ tự kỷ.

Các hành vi đặc trưng của trẻ tự kỷ: hành vi rập khuôn, động tác định hình;

hành vi kỳ quặc khó hiểu; cử động cơ thể vô nghĩa; lắc vẫy tay lặp đi lặp lại;

đu đưa người, đu đưa chân tay lặp đi lặp lại).

2.5.2.5. Các biến số về các rối loạn đi kèm với tự kỷ

- Các hành vi khác ở trẻ tự kỷ (hoạt động quá mức mọi lúc, mọi nơi; bồn chồn, ngồi không yên; tự kích thích; tự làm đau/tự làm tổn thương; hung dữ với mọi người; cơn thịnh nộ, kích động; la hét, kêu khóc không phù hợp; dễ cáu kỉnh).

- Rối loạn xử lý cảm giác (quá nhạy cảm, giảm cảm giác)

- Rối loạn giấc ngủ: khó vào đầu giấc ngủ, thức giữa giấc ngủ, không ngủ trưa.

- Rối loạn ăn uống: ăn uống chọn lọc quá mức; ăn uống thứ không phải đồ ăn; ăn không nhai, chỉ nuốt chửng.

2.5.2.6. Các biến số về mức độ của tự kỷ

Mức độ tự kỷ được phân loại theo thang đánh giá tự kỷ ở trẻ em (CARS):

tự kỷ nhẹ, trung bình: 31-36 điểm; tự kỷ nặng: 37-60 điểm [15].

2.5.3. Các biến số và định nghĩa cho mục tiêu 2

2.5.3.1. Các biến số về một số yếu tố nguy cơ thuộc về mẹ

- Tuổi của mẹ khi mang thai trẻ: từ 35 tuổi trở lên và dưới 35 tuổi.

- Nghề nghiệp của mẹ: cán bộ, làm ruộng, công nhân và nghề khác

- Trình độ học vấn của mẹ: trung học cơ sở hoặc thấp hơn, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc cao hơn.

- Các bệnh của mẹ mắc được bác sĩ chẩn đoán trong quá trình mang thai trẻ (được bác sĩ chẩn đoán) như: sốt, cảm cúm, stress tâm lý, trầm cảm, đau bụng, dọa sảy thai…

- Mẹ dùng giảm đau, giảm co trong quá trình mang thai

- Mẹ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá (tuần nào cũng tiếp xúc và trong 1 tuần có từ 5 ngày trở lên tiếp xúc với khói thuốc lá) trong quá trình

mang thai trẻ.

- Mẹ tiếp xúc thường xuyên với trừ sâu (tuần nào cũng tiếp xúc và trong 1 tuần có từ 5 ngày trở lên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nẩy mầm, thuốc diệt cỏ…), tiếp xúc thường xuyên với hóa chất (tuần nào cũng tiếp xúc và trong 1 tuần có từ 5 ngày trở lên tiếp xúc với hóa chất trong công việc hoặc sinh hoạt (in, sơn, nhuộm, xăng...)) trong quá trình mang thai trẻ.

2.5.3.2. Các biến số về một số yếu tố nguy cơ thuộc về bố - Tuổi của bố ≥35 khi mẹ mang thai trẻ

- Trình độ học vấn của cha theo các nhóm: trung học cơ sở hoặc thấp hơn, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc cao hơn.

- Nghề nghiệp của bố: cán bộ, công nhân làm ruộng, nghề khác.

- Các bệnh bố mắc trước trước khi mẹ mang thai trẻ (các bệnh đã được bác sĩ chẩn đoán) bao gồm: sốt, cảm cúm, nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục, stress tâm lý, trầm cảm, động kinh.

- Cha uống nhiều rượu (uống say trong 5 ngày trở lên trong vòng một tháng)

trước khi mẹ mang thai

- Cha hút thuốc lá thường xuyên trước và trong khi mẹ mang thai (ngày nào cha cũng hút thuốc lá và hút liên tục cả trước, trong quá trình mẹ mang thai) trẻ

- Cha tiếp xúc thường xuyên với trừ sâu (tuần nào cũng tiếp xúc và trong 1 tuần có từ 5 ngày trở lên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nẩy mầm, thuốc diệt cỏ…), tiếp xúc thường xuyên với hóa chất (tuần nào cũng tiếp xúc và trong 1 tuần có từ 5 ngày trở lên tiếp xúc với hóa chất trong công việc hoặc sinh hoạt (in, sơn, nhuộm, xăng...)) ngay trước khi mẹ mang thai trẻ.

2.5.3.3. Các biến số về một số yếu tố nguy cơ thuộc về trẻ

- Con thứ trong gia đình: là thứ tự con trong gia đình (con thứ nhất, con thứ 2 trở lên).

- Tuổi của trẻ khi sinh: ≤36 tuần, > 36 tuần

- Đẻ có can thiệp sản khoa (forceps, giác hút, mổ lấy thai); đẻ thường - Cân nặng khi sinh < 2500gr, ≥ 2500gr

- Các bệnh lý của trẻ: ngạt khi sinh, suy hô hấp sơ sinh, vàng da bệnh lý phải chiếu đèn hoặc thay máu (được chẩn đoán bởi bác sĩ)

- Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: trong 6 tháng đầu sau sinh, trẻ chỉ bú mẹ, không ăn thêm thức ăn hoặc nước uống khác ngoài sữa mẹ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)