Đặc điểm về các mẫu hành vi bất thường của trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi (Trang 56 - 65)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.2.3. Đặc điểm về các mẫu hành vi bất thường của trẻ tự kỷ

Bảng 3.9. Đặc điểm rối loạn hành vi định hình, rập khuôn Tuổi

(tháng) Hành vi

định hình, rập khuôn

24-35 (n=25)

n (%)

36-60 (n=35)

n (%)

Tổng p

Hành vi rập khuôn, động tác

định hình 25 (100) 26 (74,3) 51 (85,0) 0,007*

Hành vi kỳ quặc khó

hiểu 17 (68,0) 12 (34,3) 29 (48,3) 0,01

Cử động cơ thể vô nghĩa 16 (64,0) 21 (60,0) 37 (61,7) 0,753 Lắc vẫy tay lặp đi lặp lại 14 (56,0) 19 (54,3) 33 (55,0) 0,895 Đu đưa, người, đu đưa chân tay

lặp đi lặp lại 8 (32,0) 6 (17,1) 14 (23,3) 0,180

Nhận xét:

Về rối loạn hành vi định hình, rập khuôn, phần lớn trẻ tự kỷ có hành vi rập khuôn, động tác định hình (85,0%), tỉ lệ này giữa nhóm 24-35 tháng tuổi (100%) và 36-60 tháng tuổi (74,3%) có sự khác biệt (p<0,05). Khoảng một nửa số trẻ có các hành vi kỳ quặc, khó hiểu (48,3%), cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi về tỉ lệ này, lần lượt là 68,0% và 48,3% ở nhóm 24-35 tháng tuổi và 36-60 tháng tuổi (p<0,05).

Bảng 3.10. Đặc điểm các hành vi khác ở trẻ tự kỷ theo nhóm tuổi Tuổi (tháng)

Các hành vi khác

24-35 (n=25)

n (%)

36-60 (n=35)

n (%)

Tổng p

Hoạt động quá mức mọi

lúc, mọi nơi 9 (36,0) 13 (37,1) 22 (36,7) 0,928 Bồn chồn, ngồi không yên 10 (40,0) 19 (54,3) 29 (48,3) 0,275

Tự kích thích 2 (8,0) 4 (11,4) 6 (10,0) 1,0*

Tự làm đau/tự làm tổn thương 2 (8,0) 5 (14,3) 7 (11,7) 0,688*

Hung dữ với mọi người 1 (4,0) 2 (5,7) 3 (5,0) 1,0*

Cơn thịnh nộ, kích động 2 (8,0) 4 (11,4) 6 (10,0) 1,0*

La hét, kêu khóc không phù

hợp 7 (28,0) 13 (37,1) 20 (33,3) 0,459

Dễ cáu kỉnh 16 (64,0) 24 (68,6) 40 (66,7) 0,711

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu về các rối loạn hành vi khác ở trẻ tự kỷ cho thấy:

36,7% trẻ hoạt động quá mức mọi lúc, mọi nơi; 48,3% bồn chồn, ngồi không yên. Tỉ lệ trẻ dễ cáu kỉnh chiếm 66,7% và 33,3% có la hét, kêu khóc không phù hợp.

Bảng 3.11. Đặc điểm rối loạn xử lý cảm giác Tuổi

(tháng) Rối loạn

xử lý cảm giác

24-35 (n=25)

n (%)

36-60 (n=35)

n (%)

Tổng p

Quá nhạy cảm

Sợ một số âm thanh 3 (12,0) 4 (11,4) 7 (11,7) 1,0*

Sợ cắt tóc, vuốt ve 1 (4,0) 1 (2,9) 2 (3,3) 1,0*

Giảm cảm giác

Giảm cảm giác đau 5 (20,0) 6 (17,1) 11 (18,3) 1,0*

Thích ôm, giữ chặt 6 (24,0) 7 (20,0) 13 (21,7) 0,711 Nhận xét:

Về các đặc điểm rối loạn xử lý cảm giác ở trẻ tự kỷ, 11,7% trẻ có biểu hiện sợ một số âm thanh, 18,3% sợ cảm giác đau.

Không có sự khác biệt về các đặc điểm này ở hai nhóm tuổi trên (p>0,05).

Bảng 3.12. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ của trẻ tự kỷ Tuổi

(tháng) Rối loạn giấc ngủ

24-35 (n=25)

n (%)

36-60 (n=35)

n (%)

Tổng p

Khó vào đầu giấc ngủ 18 (72,0) 21 (60,0) 39 (65,0) 0,337 Thức giữa giấc ngủ 3 (12,0) 4 (11,4) 7 (11,7) 0,946 Không ngủ trưa 9 (36,0) 11 (31,4) 20 (33,3) 0,711 Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ cho thấy không có sự khác biệt về các tỉ lệ này giữa hai nhóm tuổi 24-35 và 36-60 tháng.

Bảng 3.13. Đặc điểm rối loạn ăn uống ở trẻ tự kỷ Tuổi (tháng)

Rối loạn ăn uống

24-35 (n=25)

n (%)

36-60 (n=35)

n (%)

Tổng p

Ăn uống chọn lọc quá mức 8 (32,0) 8 (22,9) 16 (26,7) 0,43 Ăn uống thứ không phải là đồ

ăn 5 (20,0) 6 (17,1) 11 (18,3) 0,778

Ăn không nhai, chỉ nuốt

chửng 15 (60,0) 10 (28,6) 25 (41,7) 0,015

Nhận xét:

Đối với các đặc điểm về rồi loạn ăn uống ở trẻ tự kỷ, 41,7% trẻ có biểu hiện ăn không nhai, chỉ nuốt chửng, có sự khác biệt ở tỉ lệ này giữa hai nhóm 24-35 tháng tuổi (60,0%) và 36-60 tháng tuổi (28,6%), (p<0,05).

Bảng 3.14. Phân loại mức độ của tự kỷ theo thang điểm CARS Tuổi (tháng)

Mức độ tự kỷ

24-35 (n=25)

36-60

(n=35) Tổng

p

n % n % n %

Nhẹ - trung bình 2 8,0 3 8,6 5 8,3

1,0*

Nặng 23 92,0 32 91,4 55 91,7

*Fisher Exact test Nhận xét:

Trong nghiên cứu này, sau khi đánh giá theo thang điểm SCAR, trẻ tự kỷ mức độ nặng chiếm đến 91,7%. Mức độ tự kỷ giữa hai nhóm tuổi 26-35 và 36-60 tháng không có sự khác biệt.

3.3. Một số yếu tố nguy cơ đến rối loạn phổ tự kỷ

Bảng 3.15. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ thuộc về mẹ Yếu tố từ mẹ

Nhóm bệnh

Nhóm

chứng cOR

(95% CI) p n=60 n=120

Mẹ mang thai từ 35 tuổi trở lên 11 7 3,62

(1,33 - 9,9) 0,012

Nghề nghiệp cán bộ 12 58 0,27

(0,13 - 0,55) <0,001 Trình độ đại học, sau đại học 14 60 0,3

(0,15 - 0,61) 0,001 Sốt/cúm trong quý đầu mang thai 9 7 2,85

(1,01 - 8,07) 0,049 Đau bụng, dọa sảy khi mang thai 6 4 3,22

(0,87 -11,89) 0,079 Mẹ dùng thuốc giảm đau, giảm co 7 5 3,04

(0,92 - 10,01) 0,068 Tiếp xúc thường xuyên với khói

thuốc lá khi mang thai 12 12 2,25

(0,94 - 5,37) 0,068 Tiếp xúc thường xuyên với thuốc

trừ sâu/hoá chất 8 5 3,54

(1,1 - 11,34) 0,033 Ghi chú: cOR - Crude Odds Ratio (Tỷ suất chênh thô).

Nhận xét:

Kết quả tại bảng 3.15 cho thấy, trẻ có mẹ mang thai khi ở độ tuổi từ 35 trở lên có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 3,62 lần so với nhóm còn lại (cOR=3,62;

95%CI: 1,33-9,9); Mẹ thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu/hóa chất trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ (cOR=3,54; 95%CI: 1,1- 11,34); Kết quả cũng cho thấy mẹ bị bệnh trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ như sốt/cúm trong quý đầu (cOR=2,85; 95%CI: 1,01-8,07;

p<0,05).

Bảng 3.16. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ thuộc về cha Yếu tố

Nhóm bệnh

Nhóm

chứng cOR

(95% CI) p n=60 n=120

Tuổi của cha ≥35 tuổi khi mẹ

có thai 14 27 1,05

(0,5 - 2,19) 0,9

Nghề nghiệp cán bộ 11 51 0,3

(0,14 - 0,64) 0,002 Trình độ đại học, sau đại học 12 52 0,33

(0,16 - 0,68) 0,003 Uống nhiều rượu trước khi mẹ

mang thai 10 2 11,8

(2,49 - 55,81) 0,002 Hút thuốc lá thường xuyên

trước và trong khi mẹ mang thai

19 16 3,01

(1,41 - 6,42) 0,004 Tiếp xúc thường xuyên với

thuốc trừ sâu/hoá chất ngay trước khi mẹ mang thai

9 5 4,06

(1,29 - 12,71) 0,016 Ghi chú: cOR - Crude Odds Ratio (tỷ suất chênh thô)

Nhận xét:

Khi phân tích các yếu tố thuộc về cha, kết quả tại bảng 3.16 cho thấy, cha uống nhiều rượu trước khi mẹ mang thai làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ gấp 11,8 lần (cOR = 11,8; 95%CI: 2,49-55,8); cha hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ gấp 3 lần (cOR=3,01; 95%CI: 1,41-6,42). Ngoài ra, cha thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu/hóa chất ngay trước khi mẹ mang thai có nguy cơ sinh con mắc tự ký cao hơn 4 lần (cOR=4,06; 95%CI: 1,29-12,71, p<0,05) so với người cha không có tiền sử trên.

Bảng 3.17. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ thuộc về trẻ Yếu tố

Nhóm bệnh

Nhóm

chứng cOR

(95% CI) p n=60 n=120

Con thứ nhất 28 40 1,75

(0,93 - 3,29)

0,08 3

Tuổi thai khi đẻ ≤36 tuần 5 7 1,47

(0,45 - 4,83)

0,52 8

Trẻ được đẻ có can thiệp 32 49 1,66

(0,89 – 3,09)

0,11 3 Cân nặng khi sinh <2500

gr 7 2 7,79

(1,57 - 38,77)

0,01 2

Ngạt khi sinh 1 1 2,02

(0,12 - 32,8)

0,62 2

Vàng da sơ sinh bệnh lý 9 2 10,41

(2,17 - 49,89)

0,00 3

Suy hô hấp sơ sinh 5 2 5,36

(1,01 - 28,51)

0,04 9 Không được bú mẹ hoàn

toàn trong 6 tháng đầu 18 21 2,02

(0,98 - 4,17)

0,05 7 Ghi chú: cOR - Crude Odds Ratio (Tỷ suất chênh thô)

Nhận xét:

Số liệu tại bảng 3.17 cho thấy yếu tố nguy cơ thuộc về trẻ bao gồm: trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2500 gram có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 7,8 lần (cOR=7,79; 95%CI: 1,57-38,77), trẻ bị vàng da sơ sinh bệnh lý có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 10,41 lần (cOR=10,41; 95%CI: 2,17-49,89); trẻ bị suy hô hấp sơ sinh nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 5,36 lần (cOR= 5,36; 95%CI: 1,01-28,51;

p<0,05) so với nhóm còn lại.

Bảng 3.18. Phân tích hồi quy đa biến Logistic các yếu tố nguy cơ của tự kỷ Yếu tố trong mô hình (Biến số

độc lập)

Cor (95%

CI)

aOR (95%

CI) p

Các yếu tố thuộc về mẹ Mẹ mang thai từ 35 tuổi trở lên 3,62

(1,33 - 9,9)

3,19

(1,01 - 10,4) 0,048 Trình độ đại học, sau đại học 0,3

(0,15 - 0,61)

0,57 (0,147 -

2,18)

0,408 Sốt/cúm trong quý đầu mang thai 2,85

(1,01 - 8,07)

1,3

(0,36 - 4,71) 0,685 Tiếp xúc thường xuyên với thuốc

trừ sâu/hoá chất

3,54 (1,1 - 11,34)

1,79

(0,43 - 7,48) 0,42

Nghề nghiệp cán bộ 0,27

(0,13 - 0,55)

0,8

(0,22 - 3,02) 0,752 Các yếu tố thuộc về cha

Nghề nghiệp cán bộ 0,3

(0,14 - 0,64)

0,63

(0,15 - 2,66) 0,534 Trình độ đại học, sau đại học 0,33

(0,16 - 0,68)

1,24

(0,28 - 5,39) 0,775 Uống nhiều rượu trước khi mẹ

mang thai

11,8 (2,49 - 55,81)

5,4 (0,91 - 32,27)

0,064 Hút thuốc lá thường xuyên trước và

trong khi mẹ mang thai

3,01 (1,41 - 6,42)

1,7

(0,66 - 4,42) 0,273 Tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ

sâu/hoá chất ngay trước khi mẹ mang thai

4,06 (1,29 - 12,71)

1,29

(0,35 - 4,69) 0,673 Các yếu tố thuộc về trẻ

Cân nặng khi sinh <2500 gr 7,79 (1,57 - 38,77)

3,84 (0,58 - 25,53)

0,164

Vàng da sơ sinh bệnh lý 10,41

(2,17 - 49,89)

7,23 (1,17 - 44,79)

0,034

Suy hô hấp sơ sinh 5,36

(1,01 - 28,51)

2,8 (0,29 - 27,03)

0,373

Ghi chú: cOR - Crude Odds Ratio (Tỷ suất chênh thô), aOR - Adjusted Odds Ratio (Tỷ suất chênh hiệu chỉnh).

Nhận xét: Phân tích hồi quy đa biến logistic cho kết quả: Mẹ mang thai trẻ khi mẹ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc tự kỷ cao gấp 3 lần so với nhóm còn lại (aOR=3,19; 95%CI: 1,01-10,4, p<0,05) và trẻ bị vàng da sơ sinh bệnh lý có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn 7 lần so với nhóm không bị vàng da sơ sinh bệnh lý (aOR=7,23; 95%CI: 11,7-44,79, p<0,05).

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)