Cơ sở thực tiễn về hoạt động cho vay tín dụng chính sách tại một số chi nhánh NHCSXH

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động cho vay tín dụng chính sách tại một số chi nhánh NHCSXH

1.2.1. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có tỷ lệ h nghèo chiếm trên 20%, trong thời gian qua, NHCSXH huyện Định Hóa đã triển khai tốt những chính sách tín dụng hướng tới giảm nghèo bền vững và phục vụ an sinh xã h i. Đến nay toàn huyện có 24 điểm giao dịch tại 24 xã, thị trấn, với 448 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tỷ lệ giao dịch xã hàng tháng đạt 100%, trong 3 năm 2018 - 2020 NHCSXH huyện đã cho 13.710 lượt h được vay vốn với tổng doanh số cho vay là 129.428 triệu đồng, tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2020 là 534.690 triệu đồng, tổng số khách hàng còn dư nợ: 11.455 h , bình quân dư nợ 46,6 triệu đồng/h . Mục đích các h vay vốn chủ yếu để: chăn nuôi trâu 3.975 con; chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, bò sữa 6.271 con; chăn nuôi lợn 4.670 con; mua các loại máy móc phục vụ sản xuất: 54 máy cưa, xẻ các loại và sửa chữa chuồng trại phục vụ chăn nuôi. Nguồn vốn cho vay h nghèo và các đối tượng chính sách của NHCSXH đã giúp h nghèo có điều kiện tham gia vào quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương như phát triển chăn nuôi bò lai sind, lợn siêu nạc, nuôi trồng thủy sản, cải tạo rừng, trồng cây ăn quả, trồng hoa, phát triển nghề m c, bảo toàn và phát triển nghề gốm truyền thống... Bên cạnh đó, cho vay h nghèo của NHCSXH huyện Định Hóa đã giúp h nghèo tạo được công ăn việc làm ổn định, dần từng bước cải thiện đời sống; thông qua chương trình vay vốn h nghèo của NHCSXH, các h nghèo đã được nâng cao nhận thức, hiểu biết, có tư duy kinh tế, biết cách làm ăn và sử dụng vốn có hiệu quả, từ đó vươn lên thoát nghèo. Có được những kết quả trên là nhờ:

- Ngân hàng luôn quan tâm ưu tiên, tạo điều kiện cho đồng bào được tiếp cận các nguồn vốn vay, đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường cán b xuống địa bàn để xác minh, hướng dẫn các đối tượng lập thủ tục vay vốn của Ngân hàng để đầu tư cho sản xuất, giảm nghèo.

- Thông qua hoạt đ ng giao dịch tại xã, Ngân hàng đã tổ chức giao ban với cấp ủy, chính quyền địa phương, với tổ chức h i, đoàn thể nhận ủy thác cùng với Tổ

TK&VV; phối hợp tuyên truyền, giúp nhân dân hiểu rõ hơn hoạt đ ng của NHCSXH và tính ưu việt trong chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con vay và sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức h i, đoàn thể nhận ủy thác và các Tổ TK&VV vận đ ng người dân sử dụng vốn vay đúng mục đích.

1.2.2. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

NHCSXH huyện Đại Từ cũng là m t điển hình trong việc phát huy tối đa vai trò, tác dụng của NHCSXH vào việc thực hiện các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế ở nhiều địa phương trên địa bàn.

Đến nay toàn huyện có 30 điểm giao dịch tại 30 xã, thị trấn, với 474 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng dư nợ chương trình cho vay h nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH huyện Đại Từ đạt 536.813 triệu đồng, số khách hàng dư nợ 12.522 h , bình quân dư nợ h vay 42,87 triệu đồng/ h .

Với kết quả đầu tư vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã đáp ứng nhu cầu vốn cho 1.494 h nghèo, cận nghèo, h mới thoát nghèo có vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng được 1.229 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường;

tạo việc làm cho 371 lao đ ng có việc làm ổn định; 150 HSSV có hoàn cảnh khó khăn có nguồn tài chính chi phí cho nhu cầu học tập... Từ đó đã tác đ ng thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương;

lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm đầu tư đúng mức; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp, dịch vụ..., góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã h i của địa phương, giá trị sản phẩm nông nghiệp, nông thôn được nâng cao; tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã h i, với nguồn vốn vay trong năm qua đã giúp 674 h thoát nghèo, giảm tỷ lệ h nghèo 1,30%, tạo thêm việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho h nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn thị xã; đáp ứng m t phần về nguồn lực tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của người dân, hỗ trợ được các nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt, cải thiện đời sống của người nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo; tạo sự đồng thuận cao trong xã h i, góp phần đảm bảo an sinh xã h i tại địa phương.

Chương trình cho vay ưu đãi đã trở thành m t kênh dẫn vốn quan trọng, tạo điều kiện cho h nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi m t cách nhanh chóng và thuận lợi. Tín dụng ưu đãi là m t trong những giải pháp quan trọng trong hệ thống các giải pháp về xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện trong những năm qua, đã góp phần cải thiện đáng kể b mặt xã h i nhất là các xã thu c vùng khó khăn của thị xã, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, từ đó nâng cao địa vị xã h i của h nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nhìn chung, với việc triển khai nhiều biện pháp cần thiết nhằm nâng cao kết quả trong thực hiện nhiệm vụ, NHCSXH huyện đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, giữ vững an sinh xã h i trên địa bàn huyện.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về cho vay tín dụng chính sách rút ra cho NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Từ hoạt đ ng của NHCSXH các tỉnh Bắc Ninh, Tuyên Quang và từ thực tiễn hoạt đ ng của NHCSXH huyện Định Hóa và Đại Từ (Thái Nguyên) đã mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về hoạt đ ng cho vay tín dụng chính sách đối với NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, cụ thể:

Một là, về nguồn lực tài chính: Cần đa dạng hóa các nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo. Hầu hết các NHCSXH đều thực hiện nguyên tắc huy đ ng nguồn lực của toàn xã h i cho công cu c xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã h i. Trong bối cảnh nhu cầu vốn tín dụng chính sách ngày càng lớn và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn thì việc chung tay của toàn xã h i để thực hiện giảm nghèo, đảm bảo an ninh chính trị là điều cần thiết. Đặc biệt, cần chú trọng đến công tác huy đ ng tiết kiệm từ chính những người nghèo, những người vay vốn để vừa tạo thói quen tiết kiệm, nâng cao hiểu biết về quản lý tài chính cho người dân và giúp họ tích lũy, để giảm bớt áp lực trả nợ vào cuối kỳ.

Hai là, về việc phối hợp triển khai thực hiện chương trình: Bên cạnh việc ủy thác m t số n i dung công việc cho các tổ chức CT-XH nhằm từng bước xã h i hóa, thúc đẩy sự vào cu c của toàn b hệ thống CT-XH trong công cu c giảm nghèo chung của Nhà nước, thì việc nâng cao trách nhiệm của các cá nhân vay vốn thông

qua các tổ, nhóm cần phải phát huy hơn nữa. Điều này đã được minh chứng bằng những thành công của các NHCSXH của tỉnh bạn. Kinh nghiệm của các Ngân hàng các tỉnh cho thấy, việc cho vay theo tổ, nhóm đòi hỏi tất cả các thành viên đều phải có trách nhiệm nhắc nhở các thành viên trả nợ, có như vậy thì những người còn lại trong nhóm mới được tiếp tục vay vốn. Thêm vào đó, chính sách không cấp tín dụng mới khi khoản tín dụng cũ chưa được trả đủ cũng là m t cách để ngăn nợ xấu phát sinh. Sự gắn bó, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong nhóm sẽ giúp họ vượt qua những khó khăn trong cu c sống và SXKD. Việc tiếp cận thị trường và làm ăn theo nhóm cũng giúp việc phát triển năng lực lãnh đạo và các kỹ năng quản lý.

Ba là, hướng dòng vốn tín dụng đến các lĩnh vực ưu tiên ở nông thôn. Hầu hết các đối tượng chính sách ở các quốc gia đều tập trung ở khu vực nông thôn sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bởi những lĩnh vực này không đòi hỏi lao đ ng có trình đ , tay nghề cao và được đào tạo bài bản. Do vậy, việc hướng dòng tín dụng đến các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển cả về mặt kinh tế và xã h i của các đối tượng chính sách.

Bốn là, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải quán triệt, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã h i, từ đó thống nhất chỉ đạo, triển khai kịp thời, đồng b nhất quán từ tỉnh đến cấp cơ sở đồng thời hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH hoạt đ ng phục vụ tốt các đối tượng chính sách theo chỉ định.

Năm là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Đại diện HĐQT NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện; nâng cao hiệu quả hoạt đ ng của Ban đại diện HĐQT các cấp trong việc giám sát, lồng ghép việc triển khai tín dụng chính sách với các mô hình, các định hướng phát triển kinh tế - xã h i của địa phương.

Sáu là, Cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường công tác thông tin tuyên truyền gắn với công tác tập huấn, giám sát và kiểm tra đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, nâng cao chất lượng hoạt đ ng ủy thác vốn vay, phát huy thế mạnh hoạt đ ng h i trong tuyên truyền, phản biện xã h i.

Bẩy là, NHCSXH chủ đ ng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương để chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt tín dụng chính sách xã h i; tổ chức thực hiện tốt

các mặt hoạt đ ng nghiệp vụ đảm bảo đúng quy định, duy trì điểm giao dịch xã hiệu quả. Phối hợp với cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức triển khai có hiệu quả tín dụng chính sách, quan tâm tập trung nguồn lực cho các địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng dân t c thiểu số.

Tám là, M t kinh nghiệm khác là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tín dụng chính sách xã h i, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành liên quan, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác qua đó kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc ngay từ cấp cơ sở khi có phát sinh. Ngoài ra, cần coi trọng công tác thông tin tuyên truyền, cần có hình thức tuyên truyền phù hợp để người dân biết, hiểu về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là vùng đồng bào dân t c thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)