Chương 3 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI
3.2. Đặc điểm của NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Lịch sử hành thành NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 thành lập Ngân hàng Chính sách xã h i, Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH và Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt đ ng của NHCSXH Việt Nam.
Theo đó ngày 14/01/2003 Chủ tịch H i đồng quản trị NHCSXH ban hành Quyết định số 41/QĐ - HĐQT về việc thành lập Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, và đến ngày 10/5/2003 Chủ tịch H i đồng quản trị NHCSXH ban hành Quyết định số 602/QĐ - HĐQT thành lập NHCSXH huyện Võ Nhai, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, thực hiện nhiệm vụ chuyển tải kênh tín dụng chính sách của Chính phủ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp tạo việc làm phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cu c sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo.
3.2.2. Chức năn , nhiệm vụ c a NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên Chức năng cơ bản
- Huy đ ng vốn - Cho vay
- Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
- Thực hiện hạch toán kế toán thống nhất trong toàn hệ thống. Chấp hành chế đ quản lý tài chính theo quy định.
- Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng vay vốn và trả nợ của các tổ chức, cá nhân vay vốn NHCSXH.
- Thực hiện các chế đ đối với cán b , viên chức tại Chi nhánh về: tuyển dụng, đào tạo, nâng lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều đ ng, thi đua khen thưởng, kỷ luật theo sự phân cấp của Tổng Giám đốc.
Nhiệm vụ:
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán n i b . Kiểm tra, giám sát các đơn vị nhận uỷ thác trên địa bàn theo quy định của NHCSXH.
- Phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành Ngân hàng và NHCSXH liên quan đến hoạt đ ng của Chi nhánh và đơn vị nhận uỷ thác.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế hoạt đ ng tín dụng cho vay h nghèo và các đối tượng chính sách khác để đề ra các giải pháp triển khai thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã h i tại địa phương.
- Chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo định kỳ, đ t xuất theo yêu cầu của Tổng giám đốc.
- Thực hiện m t số nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc NHCSXH giao.
3.2.3. Mô hình tổ chức c a NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên a. Bộ phận quản trị
- Hiện nay NHCSXH huyện Võ Nhai có 26 thành viên Ban Đại diện HĐQT NHCSXH; Trưởng Ban do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm; các thành viên là Chánh Văn phòng UBND, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao đ ng - Thương binh xã h i, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Phòng Dân t c, Chủ tịch H i Nông Dân, H i Phụ Nữ, H i Cựu Chiến Binh, Bí thư Đoàn Thanh Niên, các Chủ tịch UBND xã, thị trấn và Giám đốc NHCSXH.
Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện có chức năng giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của HĐQT; chỉ đạo phối hợp giữa tín dụng chính sách với kế hoạch xóa đói giảm nghèo, lồng gh p các chương trình và dự án phát triển kinh tế xã h i tại địa phương để nâng cao chất lượng trong việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi.
Vai trò của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn được phát huy, đã chỉ đạo Ban xóa đói giảm nghèo và các tổ chức H i, các tổ TK&VV trong công tác ủy thác, ủy nhiệm quản lý vốn TDCS. Tổ chức thực hiện tốt việc công khai phân bổ vốn đến khâu xét duyệt xác nhận đúng đối tượng thụ hưởng; Tăng cường sự giám sát thực thi TDCS ngay tại cơ sở, đồng thời nâng cao trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước có hiệu quả.
b. Bộ phận điều hành tác nghiệp tại NHCSXH huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Biên chế b máy hoạt đ ng của NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đến cuối năm 2020 có 13 người; trong đó, 01 đồng chí Giám đốc, 01 đồng chí phó Giám đốc, 01 đồng chí Trưởng Kế toán, 02 cán b kế toán, 01 đồng chí thủ quỹ, 01 đồng chí Tổ trưởng tổ Kế hoạch nghiệp vụ, 03 đồng chí cán b tín dụng, 01 đồng chí kiểm tra chuyên trách và 02 bảo vệ.
Ngoài ra nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tượng vay vốn, hiện nay NHCSXH huyện Võ Nhai có 15 điểm giao dịch/15 xã, thị trấn và 276 tổ TK&VV tại các thôn, bản. NHCSXH đã thực hiện phương thức uỷ thác cho vay thông qua 04 tổ chức CT-XH: H i Nông dân, H i Phụ nữ, H i Cựu chiến binh và Đoàn thanh
niên, đã sử dụng được b máy hàng trăm người của các tổ chức này trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã h i.
Điều hành NHCSXH huyện là Giám đốc, giúp việc có Phó giám đốc và các Tổ trưởng nghiệp vụ, NHCSXH huyện có 13 cán b , viên chức.
Chức năng nhiệm vụ các b phận:
+ Tổ Kế toán - Ngân quỹ là Tổ nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và công việc có liên quan đến công tác tài chính, chi tiêu n i b tại Ngân hàng; cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ, xử lý hạch toán kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; quản lý và chịu trách nhiệm đối với chương trình dữ liệu phần mềm kế toán; quản lý kho quỹ và đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Thực hiện lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng chế đ , thực hiện báo cáo số liệu kế toán theo yêu cầu của Ban giám đốc hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước theo đúng chế đ hiện hành.
+ Tổ Kế toán có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính trong năm, tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán tài chính hàng năm, giám sát và quản lý việc sử dụng nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng.
+ Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế đ , quy định hiện thời và hướng dẫn của NHCSXH Việt Nam. Thực hiện quản lý nguồn vốn, phân bổ nguồn vốn tại Ngân hàng. Thực hiện báo các thống kê đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo Quan hệ phối hợp Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức, điều hành của NHCSXH huyện Võ Nhai
tỉnh Thái Nguyên
(Nguồn: NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ) BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI
BAN GIÁM ĐỐC
NGƯỜI VAY
TỔ KHNV TÍN DỤNG
TỔ KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
TỔ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG TẠI XÃ, THỊ TRẤN
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN, BAN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ, THỊ TRẤN
NGƯỜI VAY
NGƯỜI VAY
NGƯỜI VAY Cán bộ
kiểm tra chuyên
trách
NHCSXH HUYỆN
NGƯỜI VAY
3.2.4. Đặc điểm nguồn vốn NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Nguồn vốn hoạt đ ng của NHCSXH huyện Võ Nhai chủ yếu được phân bổ từ nguồn vốn Trung ương chuyển về. Bên cạnh đó, NHCSXH huyện tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo tập trung các nguồn vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương huyện, cấp H i, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để ủy thác sang NHCSXH để cho vay h nghèo và đối tượng chính sách theo chủ trương giảm nghèo của huyện.
Theo chỉ tiêu trên giao, NHCSXH huyện đã tham mưu cho trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn để UBND cấp xã, thị trấn chỉ đạo các cấp H i phối hợp với NHCSXH huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận đ ng các tổ chức, cá nhân, dân cư, thành viên các Tổ TK&VV gửi tiền vào NHCSXH. Số dư nguồn vốn huy đ ng này tăng lên hàng năm, tạo thêm nguồn vốn để cho vay.
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2020 là: 469.153 triệu đồng, tăng 76.070 triệu đồng so năm 2018. Trong đó:
- Nguồn vốn Trung ương chuyển về: 421.315 triệu đồng, tăng 68.237 triệu đồng so năm 2018.
- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 7.019 triệu đồng, tăng 1.846 triệu đồng so với năm 2018 (trong đó: Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: 3.250 triệu đồng; nguồn vốn từ ngân sách huyện: 3.452 triệu đồng; nguồn vốn doanh nghiệp 316 triệu đồng).
- Nguồn vốn huy đ ng tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất:
40.819 triệu đồng, tăng 5.987 triệu đồng so với năm 2018.
Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Võ Nhai
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số dƣ
Tăng so với năm trước
(%)
Số dƣ
Tăng so với năm trước
(%)
Số dƣ
Tăng so với năm trước
(%) 1 Vốn trung ương 353.078 7,1 391.126 10,77 421.315 7,7 2 Vốn huy đ ng
tiết kiệm 34.832 39,5 36.290 4,18 40.819 12,5
3
Vốn ngân sách địa phương tỉnh + huyện
5.173 6,5 5.893 13,9 7.019 19,1
Tổng cộng 393.083 9,34 433.309 10,23 469.153 8,27 (Nguồn: NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên)
Đơn vị tính: triệu đồng
Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2018 – 2020
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NHCSXH Huyện Võ Nhai năm 2018, 2019, 2020) 0
1.000 2.000 3.000 4.000
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 393.083 433.309 469.153
Tổng cộng
Qua bảng số liệu cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Vốn từ Ngân sách Nhà nước Trung ương chuyển sang NHCSXH là nguồn vốn chủ yếu cho vay các chương trình tín dụng chính sách. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch tín dụng của NHCSXH huyện được UBND huyện phê duyệt, NHCSXH tỉnh giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng chương trình. Chỉ tiêu tín dụng được bổ sung, điều chỉnh từng lúc theo nhu cầu vốn thực tế phát sinh. Đây là nguồn vốn chủ yếu đảm bảo cho hoạt đ ng của NHCSXH. Năm 2018 nguồn vốn này là 353.078 triệu đồng, chiếm 89,8% tổng nguồn vốn, đến năm 2020 nguồn vốn này là 421.315 triệu đồng, chiếm 89,8% tổng nguồn vốn, so với năm 2018 tổng nguồn vốn tăng 19,35%. Ngân sách huyện mặc dù còn hết sức khó khăn nhưng vẫn trích 1 phần từ ngân sách chuyển cho NHCSXH để tăng nguồn vốn cho vay h nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Ngoài ra, các nguồn vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước được chỉ đạo tập trung vào NHCSXH hình thành nguồn vốn để cho vay những đối tượng theo yêu cầu của chủ dự án. Nguồn vốn ngân sách huyện và tỉnh năm 2018 là 5.173 triệu đồng, nhưng đến năm 2020 tăng lên 7.019 triệu đồng, tăng 35,68% so với năm 2018. NHCSXH huyện thực hiện huy đ ng vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn, huy đ ng vốn theo lãi suất thị trường trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch NHCSXH tỉnh giao hàng năm. Đây là bước đệm giúp cho NHCSXH huyện từng bước tiếp cận với công tác huy đ ng vốn, tự chủ 1 phần nguồn vốn cho vay. Chủ trương huy đ ng tiết kiệm ban đầu, tự nguyện qua Tổ tạo được sự đồng thuận cao trong c ng đồng người nghèo và các đối tượng vay vốn. Thông qua công tác tuyên truyền của cấp H i, người vay vốn quen dần với việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, hàng tháng gửi từng món tiền nhỏ, tạo ra nguồn tiền để dành chi tiêu cho tương lai hoặc trả gốc, lãi Ngân hàng khi đến hạn. Đến cuối năm 2020 tiền gửi tiết kiệm đạt 40.819 triệu đồng, tăng 17,18% so với năm 2018.