Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại trung tâm y tế huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI

3.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Trung tâm y tế huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí

Đơn vị phân loại chi phí theo nội dung chi, theo tính chất hoạt động và theo quyền tự chủ nhằm thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước, chưa quan tâm đến các tiêu thức phân loại chi phí khác với mục đích sử dụng trong báo cáo quản trị.

*Theo quyền tự chủ: chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên với nguồn vốn được cấp từ ngân sách nhà nước.

Chi thường xuyên: Là các khoản chi nhằm duy trì bộ máy (gồm chi từ nguồn thu từ ngân sách nhà nước và chi từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp) thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi phục vụ cho hoạt động thu phí, lệ phí, các khoản chi tổ chức hoạt động dịch vụ, chẳng hạn các khoản chi lương theo ngạch, bậc theo quỹ lương được duyệt, các khoản chi trực tiếp cho người bệnh (vật tư, máu, dịch truyền,...), chi thông tin liên lạc,....đơn vị được quyền chủ động, thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ, có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức Nhà nước quy định.

Các quy định về mức chi hoạt động thường xuyên:

Chi từ nguồn NSNN cấp theo mục lục ngân sách chi thường xuyên:

Thực hiện theo quy định của nhà nước và cấp có thẩm quyền.

Chi từ nguồn thu các dịch vụ khám chữa bệnh:

+ Chi lương cơ bản theo cấp bậc thực hiện theo quy định của Nhà nước.

+ Chi bổ sung thu nhập tăng thêm theo quy định của đơn vị.

+ Chi cho chuyên môn.

+ Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị Chi từ thu dịch vụ khác:

+ Chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) và các khoản đóng góp theo quy định của Nhà nước.

+ Chi bổ sung thu nhập tăng thêm theo quy định của đơn vị.

Số chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có): sẽ được trích lập các quỹ và chi bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ công nhân viên chức theo quy định.

Chi không thường xuyên: Là các khoản chi nhằm đảm bảo cho các hoạt động ngoài hoạt động không thường xuyên của bệnh viện chẳng hạn chi tăng cường cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh theo hình thức thu một phần viện phí, chi thực hiện nhiệm vụ được giao (phòng chống dịch, chi thực thiện các chương trình mục tiêu y tế dân số...). Các khoản chi này đơn vị phải thực hiện theo quy định về định mức chi của Nhà nước và kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước.

* Theo nội dung kinh tế, chi phí được phân loại thành:

- Nhóm chi I (chi thanh toán cá nhân): gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp và phúc lợi tập thể.

+ Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương: Là các khoản đơn vị thanh toán cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động khác bao gồm: Tiền lương, tiền thu nhập tăng thêm và các khoản phải trả khác như tiền phụ cấp, tiền thưởng, sau khi đã trừ các khoản như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và các khoản khác phải khấu trừ vào tiền lương phải trả (nếu có).

Về chi phí tiền lương: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ nhân viên trong biên chế, hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế,

hợp đồng đơn vị… (bao gồm các tiểu mục 6000, 6050, 6100, 6200, 6300).

Về chi phí thu nhập tăng thêm: Căn cứ vào kết quả bình xét thi đua hàng tháng theo các mức A, B, C làm căn cứ chi trả thu nhập tăng thêm (TNTT) cho người lao động được tính theo ngày tham gia làm việc thực tế để tạo ra thu nhập cho đơn vị cụ thể mức tính 01 tháng như sau:

Loại A = Tổng số tiền/hệ số x (HS lương + PCCV, TNVK) x 100%/số ngày làm việc tiêu chuẩn x số ngày thực tế làm việc.

Loại B = Tổng số tiền /hệ số x (HS lương + PCCV, TNVK) x 80%.

Loại C = Tổng số tiền /hệ số x (HS lương + PCCV, TNVK) x 50%.

Về chi phí phụ cấp bao gồm:

Phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi: Thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước.

Phụ cấp làm đêm, thêm giờ: Thực hiện theo Thông tư số 23/2015/TT- BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ- CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động.

Cách tính cụ thể như sau:

+ Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật lao động và được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Người lao động làm việc vào ban đêm theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được trả tiền lương như sau:

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%+ Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%+ 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường x Số giờ làm thêm vào ban đêm.

Thời gian làm thêm giờ: Theo Quy định của bộ luật lao động không quá 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.

+ Phụ cấp đặc thù ngành y (phụ cấp phẫu thuật thủ thuật, phụ cấp thường trực): Theo định mức là bệnh viện hạng II, thực hiện theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ và quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, cụ thể:

Bảng 3.3 Định mức chi phụ cấp phẫu thuật

Đối tượng Mức phụ cấp (đồng/người/phẫu thuật) Loại đặc biệt Loại I Loại II Loại III a) Người mổ chính, người gây mê

hồi sức hoặc châm tê chính 280.000 125.000 65.000 50.000 b) Người phụ mổ, người phụ gây

mê hồi sức hoặc phụ châm tê 200.000 90.000 50.000 30.000 c) Người giúp việc cho ca mổ 120.000 70.000 30.000 15.000

(Nguồn: Phòng Tài chính- kế toán Trung tâm y tế huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) Bảng 3.4 Định mức chi phụ cấp thủ thuật

Đối tượng Mức phụ cấp (đồng/người/phẫu thuật) Loại đặc biệt Loại I Loại II Loại III a) Người mổ chính, người gây mê

hồi sức hoặc châm tê chính 84.000 37.500 19.500 15.000 b) Người phụ mổ, người phụ gây

mê hồi sức hoặc phụ châm tê 60.000 27.000 15.000 9.000 c) Người giúp việc cho ca mổ 36.000 21.000 9.000 4.500

(Nguồn: Phòng Tài chính- kế toán Trung tâm y tế huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn)

Chế độ phụ cấp thường trực:

Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau: 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.

Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

Thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

- Nhóm chi II (Chi chuyên môn nghiệp vụ): gồm chi nguyên liệu vật liệu, vật tư chuyên môn, chi in ấn chỉ chuyên môn, chi mua sắm vật tư thiết bị chuyên môn không phải là tài sản cố định.

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí nghiệp vụ chuyên môn, bao gồm nhiều khoản mục như chi phí về thuốc điều trị, dịch truyền, hóa chất, máu, vật tư y tế, vật tư tiêu hao, sinh phẩm, vật tư thay thế… dùng trong khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Chi phí này có mối liên hệ chặt chẽ với chất lượng và số lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân, được thực hiện theo yêu cầu thực tế.

Bảng 3.5 Bảng chi phí nguyên liệu, vật liệu (thuốc, hóa chất, vật tư y tế…) từ năm 2018-2020

ĐVT: triệu đồng STT Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Thuốc Tân Dược 4.233,12 4.523,25 4.340,32 2 Thuốc YHCT 781,38 845,44 859,20 3 Vật tư y tế 690,59 712,35 674,50 4 Hóa chất, sinh phẩm 240,32 256,93 243,28 5 Vật tư y tế tiêu hao 404,25 443,58 442,10 6 Máu 33,16 52,46 56,08 Tổng cộng 6.382,82 6.834,01 6.615,48

(Nguồn: Phòng Tài chính- kế toán Trung tâm y tế huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn)

Qua bảng 3.5 chi phí nguyên vật liệu giai đoạn năm 2018-2020, ta thấy chi phí trên không có biến động lớn. Chi phí này tác động bởi số lượng bệnh nhân điều trị khám chữa bệnh tại đơn vị. Năm 2019 so với năm 2018, chi phí nguyên vật liệu tăng 451.19 triệu đồng do tổng chi phí khám chữa bệnh tăng, dẫn đến chi phí thuốc điều trị tăng. Năm 2020 giảm so với năm 2019 là 218.53 triệu đồng do tác động của dịch Covid-19 làm giảm lượt khám chữa bệnh điều trị tại đơn vị, vì vậy chi phí thuốc điều trị cũng giảm.

- Nhóm III (Chi mua sắm, sửa chữa): Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên duy tu tài sản cố định của đơn vị.

- Nhóm IV (Chi khác): Chi quản lý hành chính gồm chi dịch vụ công cộng, chi tiếp khách, chi vật tư văn phòng, chi thông tin liên lạc, chi hội nghị tập huấn, chi công tác phí.

* Theo tính chất hoạt động thì chi phí được phân loại thành chi cho hoạt động sự nghiệp và chi hoạt động sản xuất kinh doanh (hoạt động dịch vụ).

Chi hoạt động sự nghiệp: Là các khoản chi nhằm thực hiện hoạt động khám chữa bệnh theo hình thức thu dịch vụ khám chữa bệnh, thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao đột xuất (phòng chống dịch,...) với kinh phí được Ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước.

Chi hoạt động sản xuất kinh doanh: Là các khoản chi nhằm thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu và các dịch vụ phụ trợ khác như tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản chi trực tiếp cho người bệnh (vật tư, thuốc, máu, dịch truyền,....), chi hoạt động nhà thuốc, nhà xe, nhà ăn, chi vệ sinh điện nước cho người nhà bệnh nhân,....

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại trung tâm y tế huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)