CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI
3.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Trung tâm y tế huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
3.3.1. Đánh giá chung về kế toán quản trị chi phí tại Trung tâm y tế huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
* Những kết quả đạt được
Về nhu cầu thông tin: Kế toán quản trị chi phí tại Trung tâm y tế huyện Bình Gia đã đáp ứng được một số thông tin cho các nhà quản trị với mục đích kiểm soát chi phí, tránh thất thoát cho đơn vị. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại đơn vị.
Về tổ chức bộ máy kế toán: Hiện nay đã được tổ chức theo cấu trúc trực tuyến chức năng. Theo đó, kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán giữ quyền quyết định trong phạm vi tổ chức của mình và chỉ đạo trực tiếp đến các phần hành kế toán. Nhân viên kế toán được sắp xếp chuyên môn hoá theo
các phần hành. Đây là một cấu trúc hợp lý tăng cường trách nhiệm cá nhân, góp phần chuyên môn hoá công việc, giảm thiểu tối đa việc bố trí trùng lắp nhân viên, tăng cường hiệu quả công việc.
Về phân loại chi phí: Đơn vị thực hiện phân loại chi phí theo nội dung chi, theo tính chất hoạt động theo mục lục NSNN. Đây là cách phân loại chi phí phù hợp với việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí, đồng thời đáp ứng được thông tin của kế toán về các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
Về xây dựng định mức và lập dự toán chi phí:
Định mức chi phí đối với hoạt động chi thường xuyên của đơn vị đã được xây dựng cụ thể quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị như chi thanh toán cá nhân, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn…
Do là đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước nên công tác xây dựng dự toán được đơn vị quan tâm, các kế hoạch từ tổng quát đến chi tiết đều được tổ chức xây dựng một cách bài bản. Tổ chức xây dựng dự toán được thực hiện theo từng cấp, từ cấp quản trị cơ sở đến cấp quản trị trung gian và quản trị cấp cao. Nhìn chung công tác xây dựng dự toán của đơn vị đã thực hiện tương đối tốt và phù hợp.
* Những tồn tại
- Công tác KTQT chi phí trong bộ máy kế toán: Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác KTQT chi phí tại Trung tâm y tế huyện Bình Gia có thể thấy, KTQT mới hình thành ở giai đoạn sơ khai và chưa đủ điều kiện để tách riêng thành một bộ phận độc lập và chuyên sâu. Bên cạnh đó, trình độ quản lý, năng lực cán bộ kế toán còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những nhận thức về KTQT còn chưa đầy đủ. Việc phân tích, thiết kế cũng như đánh giá quá trình thiết lập hệ thống thông tin KTQT chi phí chưa được phân công nhiệm vụ rõ ràng với KTTC.
- Về cách phân loại chi phí: Đơn vị mới chỉ dừng lại ở phân loại chi phí theo nội dung kinh tế phù hợp mục lục NSNN đối với chi thường xuyên và
chi không thường xuyên, có nguồn gốc từ NSNN. Tuy nhiên, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ chưa áp dụng việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của khoản chi theo yêu cầu kiểm soát các tiêu thức phân loại chi phí cũng chưa phân loại theo chức năng và theo mức độ hoạt động
Các khoản chi tương ứng với 4 nhóm mục chi Chi thanh toán cá nhân - thuộc nhóm chi I Chi nghiệp vụ chuyên môn - thuộc nhóm chi II Chi mua sắm sửa chữa - thuộc nhóm chi III Các khoản chi khác - thuộc nhóm chi VI
Theo đó, chi phí gần như theo nội dung kinh tế một cách tương đối.
Các tài khoản chi phí của kế toán Tài chính thực hiện theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017. Kế toán quản trị chi phí rập khuôn theo kế toán tài chính về việc theo dõi chi phí, kéo theo thông tin chi phí chưa có sự tách biệt và cụ thể hơn từng khoản chi cho từng hoạt động kinh tế phát sinh. Chính điều này gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động từng khoa, phòng cũng như hiệu quả hoạt động của các thiết bị chuyên môn, thông tin về chi phí từng sản phẩm chưa được chính xác cao, ảnh hưởng đến việc ra quyết định của ban lãnh đạo đơn vị.
- Về công tác xây dựng định mức, lập dự toán chi phí
Với đặc thù hoạt động là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ lợi ích của nhân dân và được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động nên Ban lãnh đạo chưa quan tâm nhiều về mặt quản trị tài chính cũng như chưa chú ý đến hiệu quả của các bộ phận, nên phần lớn các dự toán chi phí dựa vào số liệu thực tế phát sinh của năm trước để làm căn cứ lập số liệu năm sau, chứ chưa xây dựng được một định mức chuẩn về chi phí NVLTT, NCTT và chi phí chung. Định mức xây dựng chi phí thường là dựa vào quy định của Nhà nước bởi vì kinh phí hoạt động của đơn vị là do một phần NSNN cấp, giá các khoản thu dịch vụ do Nhà nước quyết định. Mặt khác, hoạt động khám và chữa bệnh
của từng bệnh nhân, từng loại bệnh khác nhau nên không thể xây dựng định mức cụ thể cho từng loại sản phẩm dịch vụ để lên được chi phí tổng thể.
- Về công tác phân tích phục vụ kiểm soát chi phí:
Đơn vị chưa phân tích được các biến động chi phí, các khoản mục chi phí chưa được phân tích nên chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả. Chi phí về tiền lương nhân viên chỉ tổng hợp được theo khoa, phòng chứ chưa thể phân bổ được cho việc điều trị từng mắc bệnh cũ. Đặc biệt chi phí sản xuất chung như điện, nước,… chưa tách riêng được từng khoa, phòng nên chưa thể có định mức sử dụng, chưa kiểm soát được việc sử dụng chi phí này tại các khoa phòng, gây lãng phí.
- Về việc xây dựng chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ:
Chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ là tổng chi phí việc khám, chữa bệnh cho một lượt điều trị nhất định. Bao gồm chi phí tiền thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám, chữa bệnh; chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí các khoản phụ cấp; chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn… Tuy nhiên việc xác định chi phí sản xuất sản phẩm thực tế tại đơn vị lại chỉ báo cáo một phần chi phí nguyên vật liệu, các chi phí còn lại phân bổ phức tạp nên chưa xây dựng được hệ thống phân bổ. Do đó thông tin trong báo cáo này chưa phản ánh được đầy đủ chi phí, gây ảnh hưởng đến quyết định của ban lãnh đạo đơn vị.
- Về nhân sự:
Trình độ và năng lực chuyên môn của Ban Giám đốc, Lãnh đạo các khoa phòng và nhân viên kế toán. Mặc dù đã được đào tạo, công tác lâu năm thành thạo về nghiệp vụ, nhưng vấn đề triển khai và vận dụng kế toán quản trị chi phí còn nhiều hạn chế, chưa linh hoạt, chỉ quan tâm chú trọng đến công tác kế toán tài chính, chưa quan tâm thực hiện một cách đầy đủ kế toán quản trị chi phí.
- Về cơ sở vật chất:
Mặc dù đã được trang bị máy tính hiện đại, triển khai phần mềm kế toán và phần mềm quản lý khám chữa bệnh theo đặc thù của ngành y tế. Tuy nhiên phần mềm khá cứng nhắc với một số báo cáo nhất định, trong khi báo cáo thông tin lại phải linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm, tùy thuộc vào hoạt động của đơn vị. Do đó kế toán quản trị chi phí sau khi lấy số liệu trong phần mềm còn phải trình bày, tổng hợp theo yêu cầu Ban Giám đốc. Việc này lại mang tính chất thủ công nên mất nhiều thời gian để tổng hợp lại mới có thể phân tích, đánh giá được số liệu.
* Nguyên nhân tồn tại
- Chưa nhận thức đầy đủ vai trò, chức năng của kế toán quản trị
Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của vai trò, chức năng của kế toán quản trị chi phí trong việc ra quyết định nên đơn vị chỉ tiến hành phân tích thông tin dựa theo báo cáo của kế toán chi phí, vẫn chú trọng về kế toán tài chính nhiều hơn là kế toán quản trị. Nhiệm vụ của cán bộ kế toán chủ yếu tạo lập thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính cung cấp cho các cơ quan quản lý chức năng. Việc thu nhận thông tin, thực hiện chức năng của kế toán quản trị còn bị hạn chế. Kế toán tại đơn vị chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng thông tin kế toán quản trị để phân tích tình hình tài chính tại đơn vị để tham mưu cho Ban lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý phù hợp. Kế toán quản trị chi phí do đó cũng chưa có hệ thống theo dõi riêng.
- Do đơn vị là đơn vị sự nghiệp y tế công lập nên quản lý tài chính phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách quản lý tài chính của Nhà nước, tuy đã được giao quyền tự chủ theo quy định tại Nghị định 16/NĐ-CP song chưa đầy đủ các khoản thu dịch vụ vẫn phải nằm trong khung giá Nhà nước quy định.
Việc tiếp cận đến các nguồn vốn xã hội hóa là rất khó khăn đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính độc lập của việc ra quyết định. Do đó kế toán quản trị chưa được sử dụng phổ biến ở các đơn vị sự nghiệp công nói chung và các đơn vị sự nghiệp y tế công lập nói riêng.
- Do là đơn vị sự nghiệp công lập nên tuân thủ theo hệ thống kế toán công lập, khoản chi hoạt động ghi nhận trong kỳ kế toán không phản ánh đầy đủ nội dung chi, các khoản chi thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn các hoạt động cung cấp dịch vụ trong kỳ, do đó việc áp dụng lý thuyết kế toán quản trị vào đơn vị sự nghiệp y tế công lập trở nên khó khăn.