Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế khu vực sông công đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 38)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.5.1. Các yếu tố chủ quan

a. Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động kiểm tra thuế

Trình độ, năng lực cũng như số lượng cán bộ thực hiện hoạt động kiểm

tra thuế có ảnh hưởng rất tới tới công tác kiểm tra thuế. Hoạt động kiểm tra thuế nhìn chung là hoạt động khó khăn, phức tạp, vì nhiều doanh nghiệp có hành vi trốn thuế bằng các nghiệp vụ kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ nếu không đủ trình độ, năng lực sẽ không thể phát hiện ra những cách thức tinh vi mà nhiều doanh nghiệp trốn thuế hoặc có thể sai sót trong quá trình tính thuế dẫn tới thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Đặc biệt, phẩm chất đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động kiểm tra thuế rất quan trọng. Nếu tiêu cực xã hội xảy ra, nhất là tệ nạn hối lộ và nhận hối lộ, thì hoạt động kiểm tra thuế sẽ không thể chính xác, khách quan và công bằng. Khi đó, các quyết định được ban hành sẽ gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Số lượng cán bộ kiểm tra thuế cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kiểm tra thuế. Hiện nay số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp, hành vi luồn lách trốn thuế ngày càng tinh vi, thì việc kiểm tra thuế cần đảm bảo tính thường xuyên và khoa học.

Nếu nguồn lực kiểm tra thiếu thì không thể đáp ứng được công việc và hiệu quả kiểm tra sẽ không cao. Nhưng nếu bộ máy kiểm tra cồng kềnh sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, trở thành gánh nặng cho công tác quản lý cũng như ngân sách nhà nước.

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động kiểm tra thuế

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kiểm tra thuế bao gồm thường bao gồm:

Hệ thống cơ sở dữ liệu, trang thiết bị làm việc và địa điểm làm việc.

Phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác kiểm tra là cực kỳ quan trọng, đảm bảo độ chính xác và toàn diện. Bên cạnh đó, hệ thống máy tính và các ứng dụng tin học chuyên biệt về quản lý thông tin, tra cứu thông tin và xử lý thông tin tự động. Trang thiết bị làm việc đầy đủ, hiện đại sẽ giúp kiểm tra thuế xử lý và lưu trữ dữ liệu một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đối với hệ thống máy tính cần cả sức mạnh hệ thống phần cứng, cũng như các phần mềm chuyên biệt để

hoạt động một cách có hiệu quả. Trong đó, hệ thống cơ sở dữ liệu là cực kỳ quan trọng để kiểm tra và đánh giá một cách toàn diện về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật tại trụ sở thuế, như phòng lưu trữ, bàn, ghế,..cũng cực kỳ quan trọng giúp việc lưu trữ và kiểm tra được thuận tiện.

1.1.5.2. Các yếu tố khách quan a. Cơ chế quản lý thuế

Trước đây, nước ta thực hiện quản lý thuế theo cơ chế chuyên quản. Theo cơ chế này, cơ quan thuế căn cứ vào tờ khai thuế do các DN kê khai để kiểm tra và tính thuế, sau đó thông báo số thuế phải nộp cho các DN. Các DN có trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thuế theo thông báo trong thời gian quy định. Cơ chế này đảm bảo việc tính toán chính xác số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước nhưng lại tạo ra gánh nặng về nghiệp vụ cho cơ quan thuế, dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực giữa cán bộ thuế và các DN, gây thất thu ngân sách nhà nước, mang tính áp đặt và không phát huy được trách nhiệm của các DN. Do vậy, hoạt động kiểm tra thuế gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thu thuế chưa cao.

Khắc phục những hạn chế đó, từ ngày 1/7/2007 Luật Quản lý thuế có hiệu lực, ngành thuế đã chuyển sang cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Theo đó, các DN căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh của mình để tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp và chủ động nộp thuế theo đúng thời hạn quy định của pháp luật thuế. Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai nộp thuế trừ khi phát hiện các sai sót và các dấu hiệu vi phạm của các DN. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện thuận lợi để không ít doanh nghiệp cố tình kê khai sai, gian lận thuế, trốn thuế. Do vậy, cơ chế quản lý thuế có vai trò rất quan trọng trong công tác kiểm tra thuế.

c. Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế

Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an, kiểm sát, quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, chống buôn bán

hoá đơn bất hợp pháp... sẽ có tác dụng tốt trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế. Cơ chế quản lý thuế hiện nay cũng đòi hỏi sự hợp tác đặc biệt giữa cơ quan thuế và các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin về các DN cũng như thực hiện phong toả tài khoản ngân hàng, cưỡng chế nộp thuế trong một số trường hợp nhất định.

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết quốc tế về thuế quan mà Việt Nam ký kết tham gia có tác động không nhỏ đến hoạt động kiểm tra thuế. Theo những cam kết này, cơ quan thuế phải xây dựng một lộ trình về cắt giảm thuế quan, xây dựng các chuẩn về danh mục mặt hàng đánh thuế đối với kinh tế khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, cải cách thủ tục hành chính thuế quan…Vì vậy, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài trong hoạt động kiểm tra thuế nhằm chống thất thu thuế cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các nhà đầu tư.

c. Trình độ của Lãnh đạo và kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trình độ năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và kế toán có ảnh hưởng đáng kể đến công tác kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp. Dưới đây là một số ảnh hưởng quan trọng:

Hiểu biết về quy định thuế: Lãnh đạo doanh nghiệp và kế toán cần có kiến thức vững về quy định thuế liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của họ. Sự hiểu biết này giúp họ nhận biết và áp dụng đúng các quy định thuế, từ đó giảm thiểu rủi ro vi phạm và tránh việc thiếu sót trong việc nộp thuế.

Chuẩn mực và tính chính xác: Lãnh đạo doanh nghiệp và kế toán có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác và đúng đắn trong việc ghi nhận và báo cáo các thông tin liên quan đến thuế. Sự chính xác và đáng tin cậy trong công tác kế toán sẽ giúp tăng cường niềm tin của cơ quan thuế và giảm khả năng kiểm tra và xử lý.

Hệ thống quản lý nộp thuế: Lãnh đạo doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống quản lý nộp thuế hiệu quả và kế toán cần có khả năng thực hiện và

duy trì hệ thống này. Điều này bao gồm việc xây dựng quy trình nộp thuế, lưu trữ hồ sơ thuế và thiết lập các kiểm soát nội bộ để đảm bảo tuân thủ quy định thuế.

Tương tác với cơ quan thuế: Lãnh đạo doanh nghiệp và kế toán có vai trò quan trọng trong việc tương tác với cơ quan thuế. Sự hợp tác và giao tiếp hiệu quả với các cơ quan thuế sẽ giúp giải quyết các vấn đề thuế một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu khả năng kiểm tra và xử lý từ phía cơ quan thuế.

Tóm lại, trình độ năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và kế toán ảnh hưởng quan trọng đến công tác kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp. Sự hiểu biết về quy định thuế, tính chính xác, cùng với hệ thống quản lý nộp thuế và khả năng tương tác với cơ quan thuế, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ quy định thuế và giảm thiểu rủi ro vi phạm. Khi lãnh đạo doanh nghiệp và kế toán có trình độ năng lực cao và chuyên môn, họ có khả năng định vị và giải quyết các vấn đề thuế một cách chính xác và hiệu quả.

Ngoài ra, trình độ năng lực cũng ảnh hưởng đến khả năng áp dụng các chính sách và biện pháp thuế mới. Lãnh đạo doanh nghiệp và kế toán cần theo dõi và nắm bắt các thay đổi về quy định thuế và điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tuân thủ đúng. Sự hiểu biết và ứng dụng linh hoạt các chính sách thuế mới giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuế và tối ưu hóa quyết định kinh doanh.

Để nâng cao trình độ năng lực, lãnh đạo doanh nghiệp và kế toán có thể tham gia các khóa đào tạo và chương trình học tập liên quan đến quy định thuế và kiến thức kế toán. Đồng thời, sẵn sàng cập nhật và nghiên cứu về các chính sách thuế mới và tiến hành thảo luận với chuyên gia thuế để đảm bảo hiểu rõ và áp dụng chính xác.

Tóm lại, trình độ năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và kế toán đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp. Sự

hiểu biết, tính chính xác, hệ thống quản lý và khả năng tương tác giúp đảm bảo tuân thủ quy định thuế và tối ưu hóa quyết định kinh doanh liên quan đến thuế.

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1. Kinh nghiệm công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Từ khi thực hiện Luật quản lý thuế về áp dụng mô hình doanh nghiệp tự khai, tự nộp thuế, Chi cục Thuế huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã từng bước đổi mới về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nghiêm quy trình nghiệp vụ theo đúng quy định của Luật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thuế tại trụ sở. Chi cục Thuế bố trí 100% công chức có trình độ đại học, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin làm việc tại Đội Kiểm tra thuế; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra cụ thể, chi tiết.

Hằng năm Chi cục Thuế huyện Lâm Thao đều tiến hành xây dựngnhiệm vụ kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do cơ quan thuế cấp trên giao - Xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế. Các nội dung kiểm tra gồm Kiểm tra từ hồ sơ khai thuế; kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm; kiểm tra hoàn thuế; kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề; và kiểm tra khác.

Người nộp thuế đưa vào kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra được lựa chọn trên phần mềm ứng dụng TPR và đã loại trừ các trường hợp rủi ro thấp.

Các đối tượng ưu tiên kiểm tra là người nộp thuế có rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế phải nộp qua thực tiễn quản lý thuế mà Huyện Lâm Thao nhận thấy có dấu hiệu. Kế hoạch kiểm tra đã được Tổng cục trưởng phê duyệt trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.

Khi nhận được kế hoạch kiểm tra, đoàn kiểm tra ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và thu thập các thông tin cần thiết liên quan tới cuộc

kiểm tra, bao gồm: Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm kinh doanh dịch vụ, hình thức kê khai nộp thuế GTGT, mục lục ngân sách, các năm chưa được kiểm tra quyết toán thuế, các thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán,...Bên cạnh đó, các thông tin ngoài cơ quan thuế cũng được thu thập.

Trên cơ sở đó, đoàn kiểm tra gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày quyết định kiểm tra. Các nội dung kiểm tra tập trung vào việc đăng ký thuế, việc chấp hành sổ sách kế toán, chế độ hóa đơn, chứng từ có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế; việc kê khai, tính thuế và nộp thuế.

Công tác kiểm tra tại trụ sở NNT được thực hiện hiệu quả. Năm 2018, các đội kiểm tra tại Chi cục Thuế huyện Lâm Thao đã thực hiện kiểm tra 6.403 lượt tờ khai thuế các loại, kết quả số hồ sơ chấp nhận là 5.765; số hồ sơ chờ giải trình là 516 hồ sơ; điều chỉnh 25 hồ sơ; số hồ sơ kiểm tra tại doanh nghiệp là 97 hồ sơ. Số thuế tăng qua kiểm tra tại bàn là 1.717 triệu đồng, giảm khấu trừ 1,403 triệu đồng và giảm lỗ 18,565 triệu đồng.

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT ở Chi cục Thuế huyện Lâm Thao luôn chú trọng quan tâm thực hiện theo đúng quy trình. Việc đánh giá phân tích thông tin doanh nghiệp mang tính chuyên sâu đã nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Việc phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT được tiến hành dựa vào việc theo dõi quá trình kê khai, nộp thuế của NNT, từ thời điểm lập kế hoạch trở về trước.

Năm 2018, Chi cục Thuế huyện Lâm Thao đã thực hiện 1220 cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT (đạt 101,5% kế hoạch đề ra) với tổng cộng truy thu, thu hồi hoàn, tiền phạt và chậm nộp là 66 tỷ, truy thu 45 tỷ, tiền phạt 21 tỷ, giảm thuế GTGT còn được khấu trừ là 10 tỷ, giảm hoàn 2,6 tỷ, giảm lỗ 190 tỷ đồng.

Năm 2019 thực hiện 1366 cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT (đạt 107,8% kế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế khu vực sông công đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)