Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
3.2.3. Thực trạng công tác giám sát kết quả sau kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ có một đội kiểm tra thuế bao gồm 2 chức năng Kiểm tra thuế và Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Sau mỗi đoàn kiểm tra, kết quả kiểm tra được nhập vào ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS và ứng dụng Thanh tra kiểm tra nhằm theo dõi kết quả kiểm tra, kết quả thu nộp, để cán bộ thuế thực hiện quản lý khoản nợ thuế, thực hiện các biện pháp đôn đốc tiền nợ thuế và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định.
Biểu đồ 3.3. Số thuế đã nộp và còn phải nộp qua kiểm tra tại trụ sở NNT Nguồn: Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ Tại Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ, qua quá trình giám sát việc việc thực hiện nộp các khoản thuế truy thu, truy hoàn, tiền phạt theo kết quả kiểm tra tại trụ sở đơn vị vào NSNN, số tiền đã nộp trong năm chiếm tỷ lệ
13.25
17.41
25.28
3.05 4.07 5.87
0 5 10 15 20 25 30
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Đơn vị : Tỷ đồng
Số thuế đã nộp Số thuế còn phải nộp
lớn (năm 2020:81,28% (13,25/16,30), năm 2021: 81,05% (17,41/21,48), năm 2022: 81,15% (25,28/31,15)
Tuy nhiên số truy thu, xử phạt qua kiểm tra chưa nộp đúng thời hạn của đơn vị vẫn chiếm một con số đáng kể, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch được giao của chi cục. Đặc biệt là năm 2022, số tiền thuế chưa thu được lên đến 5,78 tỉ đồng, chiếm đến 18,95% số thuế phải nộp NSNN.
Qua các báo cáo thứ cấp cho thấy Kết quả công tác giám sát kết quả sau kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế Sông Công – Đại Từ hiện đang tồn tại một số thực trạng:
- Thiếu sự tập trung: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có quy mô nhỏ hơn và nguồn lực hạn chế, điều này có thể dẫn đến sự thiếu sự tập trung và khả năng quản lý kém trong việc tuân thủ các quy định thuế. Các vấn đề liên quan đến thuế có thể không được theo dõi một cách chặt chẽ và kiểm tra kỹ lưỡng.
- Thiếu kiến thức thuế: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có đội ngũ chuyên gia thuế riêng, và chủ doanh nghiệp cũng có thể thiếu kiến thức về quy định thuế. Điều này có thể dẫn đến việc không hiểu rõ về các quy định thuế và khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu thuế.
- Tài chính và nhân lực hạn chế: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có nguồn lực tài chính và nhân lực hạn chế. Việc triển khai các biện pháp cần thiết sau kiểm tra thuế, chẳng hạn như sửa chữa, bổ sung hồ sơ thuế, có thể gặp khó khăn do thiếu tài chính và nhân lực đủ.
- Không tuân thủ chính sách pháp luật: Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể không tuân thủ chính sách pháp luật thuế, như không nộp đúng hạn, không đáp ứng yêu cầu báo cáo thuế hoặc không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác.
Thực trạng Giám sát kết quả sau kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua kết quả điều tra được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến khảo sát về Giám sát kết quả sau kiểm tra thuế tại trụ sở NNT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
STT Tiêu chí Giá trị
trung bình Ý nghĩa
1
Các thông tin tài chính và thuế được kiểm tra đầy đủ, đúng theo quy định của Nhà nước
3,77 Tốt
2 Các vi phạm được xử lý một cách đầy
đủ và kịp thời 3,25 Trung bình
3 Các cuộc kiểm tra đều được tổng kết,
đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện 2,48 Yếu
4
Bộ phận kiểm tra, Đoàn kiểm tra và các bên liên quan phối hợp một cách toàn diện và kịp thời trong quá trình kiểm tra
3,15 Trung bình
5
Chi cục thường xuyên thực hiện việc đề xuất cải tiến và điều chỉnh quy trình kiểm tra thuế sau mỗi đợt kiểm tra
2,55 Yếu
(Nguồn: Kết quả điều tra) Kết quả điều tra cho thấy, công tác giám sát sau kiểm tra thuế chỉ đạt ở mức trung bình. Các vi phạm bước đầu được xử lý một cách đầy đủ, nhưng chưa thực sự kịp thời do việc thu hồi thuế mất rất nhiều thời gian. Bộ phần kiểm tra, Đoàn kiểm tra và các bên liên quan đã có sự phối hợp trong quá trình kiểm tra, nhưng chưa thực sự tốt, thường xuyên bị chậm trễ. Hoạt động rút kinh nghiệm, tổng kết, đánh giá hiệu quả sau khi kiểm tra hầu như chỉ thực hiện cho có lệ, chưa đạt được hiệu quả cao như kỳ vọng. Đặc biệt, việc đề xuất cải tiến, điều chỉnh quy trình sau kiểm tra cho phù hợp hầu chưa thực sự hiệu quả, chưa có tính mới và đột phá. Như vậy, có thể nói, công tác giám sát sau kiểm tra thuế của Chi cục thuế Sông Công – Đại Từ cần nhiều cải tiến trong thời gian tới.
Điểm sáng là các thông tin tài chính và thuế được kiểm tra đầy đủ và đúng theo quy định của Nhà nước.
* Đánh giá chung của các doanh nghiệp đối với công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế trên địa bàn Sông Công – Đại Từ
Ý kiến đánh giá chung của các doanh nghiệp đối với công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế trên địa bàn Sông Công – Đại Từ được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.9. Đánh giá chung của các doanh nghiệp về công tác kiểm tra thuế của Chi cục Thuế khu vực Sông Công – Đại Từ
STT Tiêu chí Giá trị
trung bình Ý nghĩa
1
Phong cách ứng xử, giao tiếp của cán bộ kiểm tra thuế đối với người nộp thuế văn minh, lịch sự
3,21 Trung bình
2 Cán bộ kịp thời giải đáp các vướng mắc
của Doanh nghiệp về chính sách thuế 2,58 Yếu
3
Các biện pháp xử phạt đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm về thuế có tính răn đe
3,88 Tốt
4 Trình độ năng lực cán bộ thuế có đáp ứng
yêu cầu quản lý thuế 3,25 Trung bình
5 Quy trình và thông tin về các đợt kiểm tra
được truyền tải đầy đủ tới doanh nghiệp 3,77 Tốt (Nguồn: Kết quả điều tra) Qua bảng tổng hợp từ kết quả điều tra 261 doanh nghiệp trên cho thấy phong cách ứng xử, giao tiếp của cán bộ thuế đối các doanh nghiệp cơ bản được đánh giá đạt yêu cầu, văn minh, lịch sự, mặc dù còn chưa được tốt như kỳ vọng.
Trình độ năng lực cán bộ thuế đã cơ bản đáp ứng yếu cầu công tác quản lý. Tuy
nhiên, việc giải đáp kịp thời vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp còn chưa được thực hiện tốt. Điều này cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan là do khối lượng công việc kiểm tra nhiều, nhân lực lại mỏng nên khó có thể theo sát hỗ trợ các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đánh giá các biện pháp xử phạt đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm về thuế tốt, có tính răn đe. Đặc biệt là quy trình và thông tin về các đợt kiểm tra được công bố công khai và truyền tải đầy đủ tới doanh nghiệp.