Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
3.1. Khái quát về Chi cục Thuế khu vực Sông Công – Đại Từ
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ
Nguồn: Chi cục Thuế khu vực Sông Công – Đại Từ Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực Sông Công – Đại Từ gồm: Chi cục trưởng và 03 Phó chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước Cục trưởng cục Thuế tỉnh Thái Nguyên và trước pháp luật của Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm
Chi cục trưởng
Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng
Đội nghiệp vụ thuế - Địa
bàn thành
phố Sông Công
Đội kiểm tra thuế Đội
Thuế liên xã
số 1
Đội hành chính
Đội thuế liên xã
số 2
Đội thuế liên xã
số 3
Đội nghiệp vụ thuế - Địa
bàn huyện Đại Từ
trước Chi cục trưởng và trước pháp luật của Nhà nước về toàn bộ nhiệm vụ được phân công phụ trách.
Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Chi cục Trưởng gồm: 03 Phó Chi cục trưởng và 06 Đội chuyên môn thực hiện theo Quyết định số 245/QĐ- TCT ngày 25/03/2022 của Tổng cục Trưởng Tổng cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế.
Chi cục Thuế khu vực Sông Công – Đại Từ khi hợp nhất có số thu từ 50 tỷ đồng/năm đến dưới 300 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất) được tổ chức các Đội sau:
- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
- Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế (Tuyên truyền - Hỗ trợ - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Trước bạ và thu khác):
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, quản lý khai thuế, xử lý các hồ sơ hoàn thuế (trừ hoàn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất), khấu trừ thuế, tính thuế và thông báo thuế, nộp thuế, hoàn trả tiền thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế, quản lý nội ngành cho công chức thuế và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế.
Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho công chức thuế trong Chi cục Thuế; thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước (đối với Chi cục thuế khu vực phải xây dựng dự
toán thu ngân sách nhà nước cho từng địa bàn cấp huyện) và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế.
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế) thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế; tiếp nhận và chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn thư tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ của công chức, viên chức thuế.
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế tài sản), phí, lệ phí và các khoản thu khác (bao gồm thuế thu nhập cá nhân của cá nhân hành nghề tự do, các khoản thu về đất bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; Thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý.
- Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế):
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; thực hiện dự toán thu thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp (gọi chung là công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
- 03 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường số 1, số 2 và số 3:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...); Thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý.
3.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Sông Công – Đại Từ
* Số lượng DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công- Đại Từ
Hệ thống DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Lực lượng doanh nghiệp này là nơi quy tụ, sử dụng tài năng và các tiềm lực quan trọng của tỉnh; tỷ trọng đóng góp chiếm khá lớn trong các chỉ tiêu cơ bản phát triển kinh tế của địa phương, góp phần vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và các vấn đề xã hội khác. Với vị trí quan trọng đó, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên những năm qua có bước phát triển đáng kể trong cơ cấu tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu điều tra của Cục thống kê Tỉnh Thái Nguyên, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tổng hợp theo các tiêu chí sau đây:
Theo niên giám thống kê số lượng DNNVV hiện nay trên địa Thành phố Sông Công và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là 748 DNNVV. Cơ cấu DN theo khu vực hoạt động được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu DNNVV trên địa bàn TP Sông Công và huyện Đại Từ phân theo khu vực hoạt động
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2022 Trong đó, số lượng DNNVV thuộc khu vực Nhà nước có số lượng nhỏ, chiếm trung bình khoảng xấp xỉ 2% so với tổng số doanh nghiệp thuộc loại hình này. Điều đặc biệt, các DNNVV thuộc khu vực nhà nước thường có xu hướng ổn định. Qua các năm hầu như có sự biến động rất ít về mặt số lượng doanh nghiệp (năm sau có thể tăng hoặc giảm 1 doanh nghiệp so với năm trước). Các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa với số lượng lao động vào khoảng trên 100 lao động cho mỗi doanh nghiệp.
Khu vực ngoài quốc doanh: Tổng số DNNVV khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn năm 2022 là 673 doanh nghiệp, chiếm 90% so với tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, ta thấy được rằng, doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh chiếm đa số và là thành phần chủ yếu của DNNVV. Tính từ năm 2020, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực này cũng có biến động.
Tuy nhiên, do chiếm đại đa số tổng số DNNVV cho nên, khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.
2%
90%
8%
DN thuộc khu vực Nhà nước DN ngoài quốc doanh DN 100% vốn nước ngoài
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc quản lý của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên.
Như vậy, xét về phân bổ, hệ thống DNNVV tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, thực chất là khu vực kinh tế tư nhân, là khu vực kinh tế năng động. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực kinh tế còn ít nhiều chưa được ứng xử công bằng trong quá trình phát triển.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công và huyện Đại Từ
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện đầu tiên qua chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế. Dưới đây là kết quả về chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của DNNVV qua các năm:
Bảng 3.1: Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
So sánh (%)
21/20 22/21 Bq 1. Tổng doanh thu 24.054,13 19.339,10 17.220,12 80,40 89,04 84,61 DNNN 10.145,24 8.156,35 7.817,62 80,40 95,85 87,78 DNNQD 12.654,21 10.148,61 8.487,14 80,20 83,63 81,90 DN có vốn NN 1.254,68 1034,14 915,36 82,42 88,51 85,41 2. Lợi nhuận TT 2.294,53 2.004,09 1.869,94 87,34 93,31 90,27
DNNN 814,31 719,23 687,21 88,32 95,55 91,86
DNNQD 1.125,61 954,61 872,26 84,81 91,37 88,03
DN có vốn NN 354,61 330,25 310,47 93,13 94,01 93,57 (Nguồn: Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Sông Công và huyện Đại Từ)
Trên đây là kết quả tổng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của khu vực DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công và huyện Đại Từ qua các năm từ 2020 đến năm 2022. Qua kết quả ta thấy rằng: Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa những năm qua có sự biến động tăng giảm không ổn định nhưng nhìn
vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy rằng doanh thu thuần suy tương đối nhiều trong ba năm vừa qua.
Lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xét trong khu vực DNNVV trên phạm vi toàn thành phố, quy mô lợi nhuận trước thuế tính từ năm 2020 đến năm 2022 cũng suy giảm trong giai đoạn 03 năm vừa qua.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc suy giảm cả doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Sông Công và huyện Đại Từ, tuy nhiên, lý do lớn nhất là do dịch bệnh COVID-19. Dịch bệnh diễn ra khiến việc sản xuất và kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2022, mặc dù dịch bệnh đã được khống chế, nhưng suy thoái kinh tế, lãi suất ngân hàng tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm khiến các doanh nghiệp cực kỳ khó khăn.
Tình trạng lỗ lãi của các DNNVV
Để có cái nhìn khách quan hơn, đánh giá một cách toàn diện hơn đề tài xem xét tình hình hoạt động lỗ lãi của doanh nghiệp. Thông qua đó ta có thể nhận xét được tình hình phát triển trong khu vực DNNVV trên địa bàn. Tình hình lãi lỗ của các DN được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2: Tình hình lãi lỗ của các DNNVV trên địa bàn TP Sông Công và huyện Đại Từ qua các năm 2020-2022
(Nguồn: Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Sông Công và huyện Đại Từ)
237 234
201
502 522 547
0 100 200 300 400 500 600
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Số DN SXKD lãi Số DN SXKD lỗ
Qua kết quả trên ta nhận thấy rằng, số doanh nghiệp hoạt động lỗ là thành phần chiếm ưu thế, tuy nhiên, tỷ lệ DN lãi trong tổng số doanh nghiệp hoạt động chỉ chiếm từ 20% đến 40%. Bên cạnh đó ta nhận thấy rằng tỷ lệ DN lỗ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu. Năm 2022, tổng số doanh nghiệp làm ăn bị lỗ chiếm tỷ trọng 73,13% (547 doanh nghiệp), số doanh nghiệp làm ăn có lãi là 201 doanh nghiệp, chỉ chiếm tỷ 26,87%.
Tuy nhiên, các con số này chỉ cho thấy phần nào về tình hình sản xuất kinh doanh của DNNVV trên địa bàn chứ chưa thể đưa ra được một bức tranh chính xác bởi cách theo dõi, ghi nhận doanh thu chi phí của một số DNNVV nhất là DN trong khu vực ngoài quốc doanh nhiều khi chưa phản ánh được chính xác tình hình tài chính của DN.
3.3. Thực trạng kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế khu vực Sông Công - Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra luôn được lãnh đạo Chi Cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ quan tâm.Tuy nhiên, việc lập kế hoạch còn chưa sát, chưa đạt hiệu quả tập trung vào kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao. Kết quả kiểm tra chưa tương ứng với việc phân tích rủi ro và kế hoạch kiểm tra đã lập.
Việc lập kế hoạch và danh sách kiểm tra được thực hiện theo quy trình kiểm tra do Tổng cục Thuế ban hành. Công tác lập kế hoạch được thực hiện thông qua phương pháp phân tích đánh giá rủi ro trên ứng dụng TPR. Kế hoạch kiểm tra được tập trung vào nhóm doanh nghiệp có doanh thu lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên địa bàn, các lĩnh vực, ngành hàng, các loại hình tổ chức có dấu hiệu rủi ro thuế. Đồng thời, kế hoạch kiểm tra thuế còn căn cứ vào kết quả hoạt động kiểm tra tại cơ quan thuế để lựa chọn các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế đưa vào kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp hàng năm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm tra nhằm đạt được các mục tiêu: phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực kiểm tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Bước 1: Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp
Đội kiểm tra và cán bộ kiểm tra sử dụng dữ liệu kê khai thuế của doanh nghiệp trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của doanh nghiệp chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành (nếu có) để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh; Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của doanh nghiệp.
Ngoài các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai thuế, phòng kiểm tra, đội kiểm tra và cán bộ kiểm tra còn phải tổ chức thu thập thêm thông tin nếu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp từ các nguồn thông tin của các cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Toà án... Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
Bước 2: Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch kiểm tra với các công việc cụ thể sau:
Đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập kế hoạch kiểm tra thuế dựa vào các căn cứ sau: (i) Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm từng tiêu chí theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế; (ii) Định hướng xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm của Tổng cục Thuế.
Căn cứ kết quả đánh giá, phân tích, Đội trưởng đội kiểm tra thuế tổng hợp danh sách người nộp thuế theo mức độ rủi ro về thuế từ cao xuống thấp theo chỉ tiêu cấp trên giao để xác định số lượng người nộp thuế đưa vào kế hoạch kiểm tra.
Bước 3: Trình, duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm
Căn cứ kế hoạch được Cục trưởng Cục thuế duyệt, Chi cục trưởng Chi cục Thuế chỉ đạo đội kiểm tra thuế nhập xong toàn bộ kế hoạch kiểm tra đã được duyệt vào ứng dụng Lập kế hoạch kiểm tra TPR. Để cấp trên phê duyệt bằng văn bản và trên ứng dụng.
Bước 4: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra
Căn cứ kết quả triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9 hàng năm, Đội trưởng độ kiểm tra đã tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra; xác định rõ những khó khăn, thuận lợi; trường hợp cần thiết dự kiến điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
Bảng 3.2. Kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp của Chi Cục thế khu vực Sông Công – Đại Từ giai đoạn 2020-2022
Đơn vị: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu Năm
2020
Năm 2021
Năm 2020
Kế hoạch phê duyệt đầu năm 126 117 113
Điều chỉnh tăng 1 2 2
Điều chỉnh giảm 0 1 1
Tổng cuộc thanh tra, kiểm tra phải thực hiện 127 118 114 Nguồn: Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ Kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở NNT tại Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ giảm trong giai đoạn 2020-2022 từ 126 doanh nghiệp năm 2020 xuống 113 doanh nghiệp năm 2022, tương ứng giảm 13 doanh nghiệp. Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 bên việc thực hiện kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó trong công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp, Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ luôn đặt ra yêu cầu phải kiểm tra được ít nhất 10% số doanh nghiệp quản lý đang hoạt động tại thời điểm lập kế hoạch.