Thực trạng tổ chức thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế khu vực sông công đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 72)

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI

3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với

a. Tổ chức chuẩn bị trước kiểm tra

Để hoạt động kiểm tra tại trụ sở được hiệu quả, thuận lợi, trước khi xuống trụ sở NNT, mỗi cán bộ kiểm tra tại Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ phải thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, thu thập và phân tích số liệu đánh giá mức độ rủi ro của các doanh nghiệp trên hồ sơ khai thuế và từ các nguồn thông tin khác phục vụ cho công tác kiểm tra thuế đảm bảo được tiến độ, hiệu quả.

Từ đó lập báo cáo phân tích chuyên sâu người nộp thuế trước khi xuống kiểm tra tại trụ sở đơn vị. Cụ thể:

- Các thông tin về đối tượng kiểm tra: Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm kinh doanh dịch vụ, hình thức kê khai nộp thuế GTGT, mục lục ngân sách, các năm chưa được kiểm tra quyết toán thuế...

- Các thông tin về ngành nghề kinh doanh của đơn vị, lưu ý thông lệ liên quan đến người nộp thuế (ví dụ: Vị trí của ngành nghề trong cơ cấu tổ chức kinh tế thế nào? Các đặc thù đặc trưng của ngành như thế nào? Sản phẩm kinh doanh có cần điều kiện gì không?...

Ví dụ như khi kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì cán bộ kiểm tra phải nắm được đặc điểm và các rủi ro về thuế như Quản lý kinh doanh bất động sản và quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản

là một nội dung lớn chứa đựng nhiều ngành luật, nhiều sắc luật về thuế có liên quan; đồng thời chính sách thuế chưa thực sự bao quát hết được các mặt của hoạt động kinh doanh bất động sản và chưa đồng bộ với các chính sách pháp luật về kinh doanh bất động sản, nhà đất. Vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, thậm chí trái ngược nhau về đối tượng và phương pháp điều chỉnh giữa thuế với các chính sách pháp luật khác về kinh doanh bất động sản, nhà đất.

Trên địa bàn Đại Từ và thành phố Sông Công, có một số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh bất động sản. Các khoản thu ngân sách có liên quan đến thị trường bất động sản (nhà, đất) trong thời gian vừa qua là một nguồn thu quan trọng của NSNN. Bằng việc xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật và phương thức quản lý hiệu quả các giao dịch bất động sản chính thức (có đăng ký và thực hiện nghĩa vụ thuế) theo cơ chế giao dịch phản ánh đúng giá thị trường thì hàng năm thị trường bất động sản sẽ đóng góp đáng kể cho nguồn thu cho NSNN phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

- Tình hình chấp hành pháp luật thuế của đơn vị: Các loại báo cáo, tờ khai đã nộp chưa nộp, có lỗ không, có hoàn thuế GTGT không, số tiền nộp thuế trong năm thuộc thời kỳ kiểm tra...

- Các thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra hoặc kiểm toán trước đó về người nộp thuế, có thể xem xét kết quả cuộc kiểm tra đó diễn ra như thế nào (cơ quan nào tiến hành kiểm tra, thời gian kiểm tra bao nhiêu? Niên độ kiểm tra? Kiểm tra về nội dung gì? Kết quả như thế nào? Xử lý ra sao?...

- Thông tin thu thập được ngoài cơ quan thuế: Có hồ sơ chuyển cơ quan công an không, các thông tin thu thập qua kinh nghiệm các năm trước, trên các phương tiện thông tin đại chúng khác...

- Phân tích theo các yếu tố rủi ro thông qua phân tích bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, chênh lệch doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN, tình hình miễn giảm thuế của doanh nghiệp, các ưu đãi đang được áp dụng...

Qua quá trình chuẩn bị hồ sơ, phân tích tài liệu, cán bộ kiểm tra tại Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ đã phát hiện những vi phạm mà NNT có thể mắc phải, từ đó đề xuất nội dung kiểm tra tại trụ sở NNT.

Ví dụ, khi kiểm tra Công ty TNHH phát triển thương mại Hòa Hưng - MST: 4601581927, qua phân tích hồ sơ cho thấy công ty chưa được quyết toán thuế các năm 2020, 2021 và 2022. Công ty bị chênh lệch giữa thu nhập tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN. DN có doanh thu không chịu thuế. Tỉ suất giá vốn doanh thu thuần 3 năm luôn ở mức cao trên 90%, lợi nhuận thấp.

Vì vậy, đoàn kiểm tra đã đề xuất kiểm tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán các khoản phải nộp vào NSNN, kiểm tra việc tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu doanh nghiệp gửi bảng kê mua vào bán ra, các loại sổ sách kế toán, và tài liệu cần thiết để nghiên cứu trước hồ sơ trước khi đến kiểm tra tại trụ sở NNT.

b. Công tác thực hiện kiểm tra thuế tại DNN&V

Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở NNT tại Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ được thực hiện theo quy trình ban hành kèm theo Quyết định 746/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Tại Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ, khi kiểm tra tại trụ sở NNT đã tăng cường việc kiểm soát việc kê khai của NNT, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Đồng thời, hướng dẫn NNT thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế; đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; tạo điều kiện để NNT nâng cao nhận thức về pháp luật thuế, tự giác trong kê khai, quyết toán các khoản thu, nộp vào NSNN.

Bảng 3.4. Tình hình thực hiện kiểm tra thuế đối các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi Cục thế khu vực Sông Công – Đại Từ giai đoạn 2020-2022

Năm

Kế hoạch kiểm tra

(doanh nghiệp

Thực hiện (doanh nghiệp)

Tỷ lệ (%) Thực hiện/Kế

hoạch

Số doanh nghiệp KT

có số thuế truy thu, xử

phạt

Tỷ lệ (%) (Doanh nghiệp có số thuế truy thu, phạt /Thực

hiện)

2020 127 127 100 120 94,49

2021 118 118 100 112 94,92

2022 114 114 100 103 95,61

Tổng 359 359 10 341 94,99

Nguồn: Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ Tỷ lệ thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở DNN&V tại Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ giai đoạn này đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, năm 2020, Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ kiểm tra 127 doanh nghiệp, năm 2021 giảm còn 118 doanh nghiệp, năm 2022 giảm còn 114 doanh nghiệp. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến việc triển khai kiểm tra thuế gặp nhiều khó khăn.

Tỉ lệ số doanh nghiệp kiểm tra có số thuế truy thu, xử phạt cũng tăng dần qua các năm, thậm chí năm 2022 chiếm đến hơn 95,61% số doanh nghiệp kiểm tra đã thực hiện.

Đây là một bước tiến vượt bậc cho thấy vai trò của công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra. Nhờ vào việc xây dựng kế hoạch kiểm tra khoa học, chi tiết và bám sát tình hình thực tế mà số lượng cuộc kiểm tra thực hiện qua các năm ngày một tăng. Số lượng đơn vị thực hiện được luôn đạt kế hoạch đề ra, đó là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo chi cục và sự tích cực thực hiện của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế.

Bảng 3.5. Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ giai đoạn 2020-2022

Năm

Số DN được thanh tra, kiểm

tra

Số thuế tăng thêm sau thanh tra, kiểm tra

Tổng số (Tr.đ)

Truy thu (Tr.đ)

Phạt (Tr.đ)

2020 127 9.151,74 5.525,62 3.626,12

2021 118 12.224,41 7.485,84 4.738,57

2022 114 18.577,27 10.730,03 7.847,24

Tổng 359 39.953,42 23.741,49 16.211,93 Nguồn: Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ Qua thanh tra, kiểm tra thuế, tất cả các doanh nghiệp sai phạm đều đã được xử lý theo quy định của pháp luật. Tổng số tiền xử lý sau cuộc kiểm tra (truy thu, phạt) tại trụ sở doanh nghiệp trong 3 năm 39.953,42 triệu đồng, trong khi đó tổng số tiền xử lý truy thu là 23.741,49 triệu đồng, số tiền phạt là 16.211,93 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền truy thu bình quân một cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh ngày một hiệu quả hơn thể hiện ở việc số tiền truy thu ngày càng tăng cao.

Trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra thuế tại các trụ sở DNVVN của Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ những hành vi vi phạm chủ yếu được phát hiện là: Chi phí không được trừ khi xác định chi phí thuế TNDN theo quy định, kê khai lỗ nhiều năm không thực hiện chuyển lỗ, khai sai thuế suất, bán hàng không xuất hóa đơn, hàng tồn kho nhiều…, đối với hoạt động xây dựng có DN bị lỗ nhưng vẫn treo chi phí để phát sinh thu nhập nhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ đi đấu thầu công trình, còn có doanh nghiệp mở sổ kế toán không đầy đủ; lập chứng từ kế toán không đầy đủ nội dung, ký chứng từ không đúng thẩm quyền, việc ghi chép sổ sách không rõ ràng, hạch toán không đúng nghiệp vụ nội dung kinh tế phát sinh. Kiểm kê tài sản định các doanh nghiệp

thực hiện chưa tốt dẫn đến cân đối tiền hàng xác định DT trong chưa chính xác, việc thực hiện chuẩn mực kế toán, vận dụng các tài khoản kế toán còn nhiều sai sót. Cụ thể như:

Vi phạm về thuế GTGT:

* Về thuế GTGT đầu ra:

- Kê khai thiếu thuế GTGT đầu ra nhất là đối với đơn vị xây dựng cơ bản do hiểu sai thời điểm, căn cứ xác định DT dẫn đến vi phạm về kê khai thuế GTGT đầu ra: Công trình đã hoàn thành đã có quyết toán công trình hoặc quyết toán giai đoạn, đã nghiệm thu nhưng chưa thu được tiền của bên A nên chưa kê khai thuế;

- Chưa kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng hóa biếu tặng…

- Xác định sai thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ.

- Chưa viết hoá đơn, chưa kê khai thuế đối với hàng hoá đã bán, vẫn báo cáo hàng hoá còn tồn kho.

* Về thuế GTGT đầu vào:

- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không liên quan đến hoạt động SXKD;

- Kê khai khấu trừ thuế của những hóa đơn bất hợp pháp;

- Kê khai sai, kê khai trùng hóa đơn đầu vào;

- Kê khai khấu trừ thuế của hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Vi phạm về thuế TNDN:

* Về DT tính thuế TNDN:

- Xác định DT sai niên độ kế toán dẫn đến thu nhập chịu thuế không chính xác;

- Chưa hạch toán vào thu nhập các khoản được bồi thường;

* Về chi phí:

- Trích khấu hao của tài sản cố định không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trích khấu hao tài sản cố định không đúng khung quy định. Trích khấu hao tài sản cố định của xe ô tô 5 chỗ của phần nguyên giá vượt trên mức 1,6 tỷ đồng…

- Kết chuyển chi phí vào giá vốn không tương ứng với thực tế phát sinh;

- Hạch toán lãi vay vào chi phí được trừ chưa đúng quy định. Chưa loại chi phí lãi vay vượt trên mức khống chế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

- Chi thưởng các ngày lễ, tết cho người lao động không đúng quy định;

- Chi phí khônglieen quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn hạch toán vào chi phí.

- Chi phí tiền lương, tiền công lập khống.

- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu lập cao hơn thực tế để đưa nhiều chi phí vào sản xuất kinh doanh.

* Về miễn giảm thuế TNDN:

- Kê khai miễn, giảm thuế không đúng thuế suất và thời gian quy định;

- Không hạch toán riêng thu nhập của hoạt động SXKD được ưu đãi miễn, giảm thuế;

- Tính ưu đãi thuế với cả các khoản thu nhập khác;

Vi phạm về thuế nhà thầu:

- Các doanh nghiệp được thành lập từ dự án thì thường kê khai thuế nhà thầu nước ngoài không đầy đủ, không kịp thời.

- Chưa kê khai thuế đối với các dịch vụ liên quan như chi phí vận chuyển, lắp đặt;

- Áp dụng sai thuế suất, tỷ lệ tính thuế…

- Kê khai thiếu DT chịu thuế giá trị gia tăng nhà thầu phải nộp;

Vi phạm về các loại thuế khác:

- Một số sắc thuế, khoản thu: như thuế Tài nguyên, phí khai thác tài nguyên khoáng sản, lệ phí trước bạ chưa được quan tâm đúng mức không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ kịp thời.

- Xác định giá tính thuế tài nguyên chưa chính xác;

- Còn khai thiếu sản lượng tài nguyên khai thác trong tính thuế;

- Một số doanh nghiệp xây lắp, san lấp chưa kê khai thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…

* Kiểm tra hóa đơn kết hợp với kiểm tra thuế:

Trong biên bản kiểm tra thuế đã có mục đánh giá việc quản lý, sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, ngăn chặn được những vi phạm có thể xảy ra, từ đó ý thức tự giác của người nộp thuế về hóa đơn đã có những chuyển biến tích cực. Tình trạng doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn đã giảm mạnh, từ đó việc kê khai DT sát với thực tế sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó biện pháp phối hợp xác minh hóa đơn hiệu quả chưa cao, tỷ lệ hóa đơn được xác minh còn thấp, việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp phát hiện chưa kịp thời.

Bảng 3.6. Kết quả xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế giai đoạn 2020-2022

Hành vi

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Số lượt (Lần)

Tiền phạt (Tr.đ)

Số lượt (Lần)

Tiền phạt (Tr.đ)

Số lượt (Lần)

Tiền phạt (Tr.đ)

Xử lý hóa đơn 237 2123,45 342 2215,36 451 4254,41

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp 16 251,47 36 415,72 52 627,36 Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế 40 452,64 62 725,64 63 945,37 Chậm nộp hồ sơ khai thuế 55 628,61 55 992,14 71 1024,31 Ghi thiếu, ghi sai chỉ tiêu khai thuế 66 169,95 73 389,71 78 995,79

Tổng 414 3626,12 568 4738,57 715 7847,24

Nguồn: Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ

Kết quả 3 năm từ 2020 đến 2022 Chi cục thuế khu vực Sông Công – Đại Từ thực hiện 1.697 lần xử phạt các doanh nghiệp tại trụ sở người nộp thuế với tổng số tiền là 16.206,93 triệu đồng. Không có đoàn kiểm tra thực hiện không đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế. Thực hiện gia hạn thời gian kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với 15 quyết định chiếm 4,17%

tổng số cuộc kiểm tra. Lý do gia hạn có thời kỳ kiểm tra dài, mô hình kinh doanh lớn, phức tạp...100% cuộc kiểm tra khi kết thúc có quyết định xử lý đúng quy định.. Kiến nghị Cục thuế Thái Nguyên ra quyết định thanh tra thuế đối với 05 đơn vị có dấu hiệu sử dụng hoá đơn bất hợp pháp nhằm gian lận, trốn thuế vượt quá thẩm quyền. Chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra làm rõ 03 trường hợp đơn vị bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh có dấu hiệu gian lận, trốn thuế.

Thực trạng Tổ chức thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua kết quả điều tra được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.7. Tổng hợp ý kiến khảo sát về Tổ chức thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở NNT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

STT Tiêu chí Giá trị

trung bình Ý nghĩa 1 Công tác chuẩn bị trước kiểm tra được

thực hiện tốt 2,49 Yếu

2

Thông tin về đối tượng kiểm tra, ngành nghề kinh doanh, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh được chuẩn bị và cung cấp đầy đủ

2,56 Yếu

3

Kế hoạch, thời gian và quyết định kiểm tra thuế được thông báo trước cho doanh nghiệp đầy đủ theo đúng quy định

3,62 Tốt

4 Công tác kiểm tra đăng ký thuế, chấp hành 3,75 Tốt

STT Tiêu chí Giá trị

trung bình Ý nghĩa sổ sách kế toán, chứng từ được thực hiện

đầy đủ, đúng quy định

5

Công tác kiểm tra việc kê, tính thuế và nộp thuế được thực hiện đầy đủ, đúng quy định dựa trên căn cứ phù hợp

3,61 Tốt

6 Kết quả kiểm tra được tổng hợp đầy đủ và

kết luận chi tiết theo từng nội dung 3,31 Trung bình

7

Kết quả kiểm tra được báo cáo đầy đủ cho Thủ trưởng cơ quan Thuế và các đơn vị có liên quan

3,55 Tốt

(Nguồn: Kết quả điều tra) Kết quả điều tra cho thấy, về cơ bản, Chi cục thuế Sông Công – Đại Từ đã thực hiện tương đối tốt việc tổ chức thực hiện kiểm tra thuế.Kế hoạch, thời gian và quyết định kiểm tra thuế được thông báo trước cho doanh nghiệp đầy đủ theo đúng quy định, chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày quyết định kiểm tra. Công tác kiểm tra đăng ký thuế, chấp hành sổ sách kế toán, chứng từ được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Mặc dù kiểm tra kê khai thuế là công việc tương đối phức tạp, nhưng việc kiểm tra việc kê, tính thuế và nộp thuế được thực hiện đầy đủ, đúng quy định dựa trên căn cứ phù hợp. Đây là một điểm sáng của Chi cục. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra được báo cáo đầy đủ cho Thủ trưởng cơ quan Thuế và các đơn vị có liên quan, doanh nghiệp để Chi cục kịp thời có hướng xử lý phù hợp.

Mặc dù chưa thật sự đầy đủ, nhưng kết quả kiểm tra cơ bản đã được tổng hợp đầy đủ và kết luận chi tiết theo từng nội dung.

Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện kiểm tra thuế có một số nội dung còn hạn chế. Thứ nhất, công tác chuẩn bị trước kiểm tra chưa được thực hiện tốt và đầy đủ, hầu hết là đủ các văn bản, thông tin cơ bản. Thứ hai, thông tin về

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế khu vực sông công đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)