5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Thành phố Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên và huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang đều là vùng trung du miền núi Đông Bắc Bộ, có vị trí thuận lợi nên thành phố Phổ Yên và huyện Việt Yên là những địa phương rất có tiềm năng và là nơi được nhiều nhà đầu tư lựa chọn đầu tư tại các khu công nghiệp như nhà máy Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên, Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải tại khu công
nghiệp Quang Châu huyện Việt Yên. Mặt khác, dân số của thành phố Phổ Yên năm 2022 là 232.363 người và huyện Việt Yên là 228.953 người. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng do nhận thức được tầm quan trọng và có đồng bộ các giải pháp; chất lượng đội ngũ công chức của thị xã được nâng lên, cơ cấu đội ngũ công chức ngày càng hợp lý; tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc ở một số ngành, lĩnh vực tăng lên đáng kể. Một số giải pháp thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện để
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đó là:
Hàng năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức được quan tâm trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch công chức.
Quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, tác phong, thái độ làm việc cho đội ngũ công chức. Không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch xa rời nhân dân các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Trong công tác quy hoạch, xem xét lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn, phù hợp với tình hình của địa phương để đưa vào nguồn quy hoạch, từng bước thử thách, giao nhiệm vụ cùng với rèn luyện trong môi trường thực tiễn, sau đó cử đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu các chức danh tạo nguồn công chức kế cận, bổ sung.
Công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài được ưu tiên một bước, trước tiên là ưu tiên người địa phương, người tham gia công tác lâu năm và người có trình độ.
Trong quá trình đánh giá nhận xét cán bộ có sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở và các phòng chuyên môn thành phố. Trên cơ sở đánh giá xếp loại công chức hàng năm thị xã đã tiến hành tổng hợp, phân tích chất lượng đội ngũ công chức từ đó có biện pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng công chức cho từng cơ quan chuyên môn trên địa bàn toàn thị xã.
Thành phố rất chú ý bố trí, sử dụng công chức là người dân tộc địa phương có đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định. Ngoài ra đối với công chức là nữ đã được quan tâm trong công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
và bố trí tỷ lệ hợp lý trong bộ máy cơ quan trên địa bàn thị xã.
Xây dựng kế hoạch tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra công chức thực thi công vụ, trong đó đặc biệt quan tâm kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của công chức. Kịp thời luân chuyển những công chức có năng lực ngay từ đầu nhiệm kỳ để rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ cho nhiệm kỳ sau.
Đa số các công chức luân chuyển được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, có nhiều đóng góp, tạo động lực mới thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị
của thị xã.
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
Huyện Bạch Thông nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 546,5 km2 chiếm 13,5% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Bạch Thông có một thị trấn (Phủ Thông) và 16 xã. Có ranh giới phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn và
huyện Ba Bể, phía Nam giáp thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Mới, phía Đông giáp huyện Na Rỳ, phía Tây giáp huyện huyện Chợ Đồn.
Trung tâm huyện là thị trấn Phủ Thông cách thành phố Bắc Kạn khoảng 18 km theo Quốc lộ 3. Với trên 90% diện tích là rừng núi, địa hình khá phức tạp nhưng do có Quốc lộ 3 chạy qua (khoảng 30 km) nên giao thông từ Bạch Thông xuống phía Nam (Thái Nguyên, Hà Nội), lên phía Bắc (tỉnh Cao Bằng) rất thuận tiện.
Ngoài ra, hệ thống đường nhánh 257, 258 đi các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm và các đường nhỏ khác của huyện đã tạo thành một mạng lưới giao thông nội vùng, phục vụ nhu cầu đi lại và đời sống kinh tế - văn hóa
Về cơ cấu kinh tế huyện Bạch Thông thì sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là chủ đạo. Những năm qua, kinh tế nông lâm nghiệp, nông thôn của huyện Bạch Thông đã có những chuyển biến rõ rệt. Tiềm năng, lợi thế của địa phương bước đầu được khai thác có hiệu quả, huyện Bạch Thông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với phương châm đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất. Nhờ đó, kết quả sản xuất nông lâm nghiệp có những bước tiến vượt bậc.
Về xã hội: Theo báo cáo thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2021, dân số trên địa bàn huyện 31.071 người gồm 4 dân tộc chính là: Tày (chiếm đại đa số), Nùng, Kinh, Dao và một số ít dân tộc khác như: Sán Chí, Mường, Mông, Hoa cùng sinh sống, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Phủ Thông. Cộng đồng và các dân tộc trong huyện với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống, tập quán trong lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.
Trong những năm qua công tác cán bộ được huyện rất quan tâm và đầu tư.
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn như sau:
Thứ nhất, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ công chức ở các cơ quan chuyên môn cấp huyện, rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, tác phong, thái độ làm việc cho đội ngũ công chức ở các cơ quan chuyên môn cấp huyện. Không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết.
Thứ hai, quan tâm tới công tác tuyển dụng, tuyển dụng, bố trí sử dụng công chức ở các cơ quan chuyên môn cấp huyện; đảm bảo theo tiêu chuẩn, làm tốt công tác luân chuyển, điều động, kiên quyết không bố trí đối với những người không đủ tiêu chuẩn, xử lý kịp thời công chức vi phạm.
Thứ ba, quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức ở các cơ quan chuyên môn cấp huyện; xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ở các cơ quan chuyên môn cấp huyện; chú trọng bổ dưỡng đối với công chức ở các cơ quan chuyên môn cấp huyện nhất là cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc.
Thứ tư, thực hiện đúng quy trình, phương pháp để đánh giá công chức. Trong quá trình đánh giá đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng. Thực hiện tốt công tác quy hoạch để tạo nguồn cán bộ, thường xuyên rà soát để bổ sung quy hoạch, việc bố
trí, sắp xếp công chức được thực hiện trên cơ sở kết quả đánh giá công chức hàng năm cùng với quy hoạch, đào tạo.
Thứ năm, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra công chức thực thi công vụ đối với cơ sở. Luân chuyển, điều động, sắp xếp nhiệm vụ khác đối với những người trình độ không đảm bảo, tăng cường cán bộ từ các ban ngành của huyện và
của điạ phương khác thay thế công chức không đảm bảo năng lực, hoặc có vi phạm nghiêm trọng phải xử lý kỷ luật.
1.2.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, là huyện nằm cách Thành phố Bắc Giang 15 km, trong những năm qua để từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đã triển khai rất nhiều các giải pháp quan trọng, những điểm mạnh trong công tác quản lý cán bộ công chức trong những năm qua được thể hiện qua các mặt sau:
Cụ thể hoá nghị quyết, chỉ đạo của cấp trên về quá trình thực hiện các công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức; đảm bảo tuân thủ triệt để nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, khách quan.
Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ công chức nhằm xây dựng đội ngũ công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện mạnh về số lượng, đảm bảo chất lượng, có tinh thần giác ngộ cách mạng cao có ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Quan tâm triển khai đồng bộ công tác quy hoạch theo nguyên tắc phương án quy hoạch công chức phải đáp ứng được mục đích yêu cầu của cán bộ
quản lý thời kỳ hội nhập quốc tế của đất nước, phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển của địa phương. Mỗi chức danh, vị trí công tác quy hoạch từ 1 đến 3 người;
mỗi người quy hoạch từ 2-3 chức danh. Thường xuyên rà soát quy hoạch để kịp thời điều chỉnh bổ sung quy hoạch. Trên cơ sở đánh giá đúng trình độ năng lực của đội ngũ công chức làm tốt công tác bổ nhiệm, điều động công chức.
Quan tâm tới việc nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
Hàng năm huyện đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để
tiến hành công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận cho đội ngũ công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và cả cấp xã.
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn và các xã; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các xã, trong đó quan tâm các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Làm tốt công tác đánh giá công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện hàng năm trên cơ sở tự phê bình và phê bình, quá trình thực hiện đảm bảo tính công bằng, khách quan, xác định chính xác kết quả làm việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng công chức ở các cơ quan. Chú trọng việc lấy hiệu quả
công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đối với huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Qua nghiên cứu kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Huyện Việt Yên cần đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử
dụng nhân tài, cách thức tuyển chọn công chức; bố trí, sử dụng hợp lý công chức sau khi tuyển dụng; cần coi trọng công tác quy hoạch cán bộ, vận dụng sáng tạo, phù hợp theo đặc điểm, tình hình địa phương; chú trọng xây dựng quy hoạch cán bộ
trẻ dài hạn; xây dựng quy hoạch công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
Nghiên cứu xây dựng mô hình "Chính quyền điện tử" nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong dịch vụ hành chính công, giảm bớt thủ tục hành chính hướng tới sự hài lòng của nhân dân, doanh nghiệp.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, đánh giá công chức một cách nghiêm túc; lấy kết quả làm căn cứ đề bạt, nâng lương, đưa vào quy hoạch;
kiên quyết xử lý, thay thế những công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, suy thoái đạo đức, giảm sút uy tín.
Tập trung xây dựng và đưa ra những quy định, quy trình chặt chẽ trong việc thực hiện đánh giá chất lượng công việc của đội cán bộ, công chức cấp huyện nhằm tạo áp lực cần thiết để mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm thực hiện công việc của mình.
Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức UBND huyện, thể hiện sự phân cấp năng lực, phân cấp trách nhiệm tại mỗi vị trí việc làm, giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức có được sự yên tâm phát huy năng lực và cống
hiến hết mình trong công tác. Làm tốt công tác luân chuyển cán bộ trong nội bộ cơ quan phù hợp với đặc điểm và điều kiện, vị trí việc làm.
Ngoài các công việc nêu trên, mỗi địa phương cần đưa ra những đặc điểm cụ
thể của địa bàn, từ đó đánh giá và lựa chọn những giải pháp tốt nhất. Đây cũng là
công việc mà tác giả sẽ thực hiện trong nội dung tiếp theo của đề tài. Từ đó, tác giả
sẽ đề xuất những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để đóng góp cho công tác nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại cơ quan UBND huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chương 2