Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 49 - 52)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Dữ liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: tài liệu nội bộ công ty gồm báo cáo của phòng tổ chức lao động, tài liệu từ đã công bố của huyện,... tài liệu từ các tạp chí khoa học, các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng Internet; thông tin của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp,... về các vấn đề liên quan đến đề tài, các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu có sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.

- Đối tượng điều tra:

Để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, tác giả nghiên cứu tiến hành điều tra: Đối tượng điều tra là lãnh đạo, các cán bộ, công chức công tác tại UBND huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và nhân dân đến liên hệ giải quyết công việc tại UBND huyện Việt Yên.

- Mục đích điều tra: đánh giá thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang chủ yếu dựa trên việc tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá về các bước phát triển nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đãi ngộ nhân lực và các tiêu chí phản ánh hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.

- Quy mô mẫu:

Trong nghiên cứu này, để xác định số lượng cán bộ, công chức sẽ được điều tra đánh giá về công tác phát triển nguồn nhân lực tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2) (1) Trong đó:

n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể

e: sai số chuẩn.

Đối với CBCC huyện Việt Yên: Tổng số cán bộ công chức huyện Việt Yên tính đến hết tháng 10 năm 2022 là 118 người là số lượng tổng thể. Với N = 118. Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

n =118 / (1 + 118 * 0,052) = 91,11=> quy mô mẫu: 91 mẫu

Đối với nhân dân đến liên hệ công tác: Tổng số nhân dân đến liên hệ công tác tính đến tháng 10 năm 2022 là 400 người. Vậy tổng thể nghiên cứu là N = 400.

Chọn khoảng tin cậy là 95%, mức độ sai lệch e = 0,05.

Như vậy, số mẫu lựa chọn điều tra là:

n= 400/(1+400*0,052) = 200. Vậy quy mô mẫu là: 200 mẫu.

+ Thời gian điều tra: Các mẫu điều tra này được gửi đi và thu về từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2022 trong nội bộ huyện.

+ Nội dung phiếu điều tra

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ,...

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC tại huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang theo các chức năng như hoạch định, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và đãi ngộ nhân lực .

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1. Thang đo Likert

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém

2 1,81 đến 2,6 Kém

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính.

Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Nguồn số liệu thống kê về tình hình cơ bản của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trình bày lại một cách có hệ thống những thông tin thu thập được làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. Phương pháp thông kê mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu như giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ

học vấn, chức danh, các kỹ năng nghề nghề nghiệp, kỹ năng quản lý, khả năng sử

dụng ngoại ngữ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng nguồn nhân lực,…

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau. Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số

liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang: những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)