Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC huyện Việt Yên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 95)

Chương 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

3.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC huyện Việt Yên

Xác định quy hoạch cán bộ là một khâu cơ bản trong công tác cán bộ, nhằm chủ động tạo nguồn nhân sự trẻ, tập hợp được nhiều nhân tài; làm cơ sở cho việc đào tạo, bố trí, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị bảo đảm về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý và sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ. UBND huyện đã tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, thực hiện quy định về phân cấp quản lý cán bộ và các văn bản hướng dẫn của cấp trên theo đúng quy trình. Căn cứ Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ và Thông tư số 89/2003/TT- BNV ngày 24/12/2003 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước và các văn bản hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của các phòng, ban; UBND huyện đã xây dựng kế hoạch biên chế hành chính, trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC; các cấp ủy đảng đã chủ động xây dựng kế hoạch, cơ chế chính sách cụ thể để tạo nguồn cán bộ, nhất là đối với cán bộ trong diện luân chuyển xuống cơ sở, cán bộ là con em gia đình có truyền thống cách mạng, cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Công tác quy hoạch cán bộ đã có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức theo quan điểm "mở rộng, dân chủ, khách quan". Khắc phục việc khép kín trong từng ngành, địa phương, đơn vị; hàng năm đều thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ A1, A2, A3, do đó, năng lực cán bộ đưa vào nguồn quy hoạch từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương về đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, bộ máy hành chính có thay đổi, nhiều cơ quan, đơn vị mới được thành lập và nhiều cơ quan, đơn vị được giao thêm chức năng, nhiệm vụ. Bên cạnh đó, huyện Việt Yên là huyện trọng điểm phát triển kinh tế với các khu công nghiệp lớn của tỉnh Bắc Giang nên sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện càng đòi hỏi phải tăng cường hoạt động hành chính nhà nước trên các ngành, các lĩnh vực đặc biệt là khu vực công nghiệp. Khối lượng công việc của các phòng, ban vì vậy cũng tăng thêm nhiều so với những năm trước đây. Trong khi đó, số lượng biên chế tỉnh giao cho huyện luôn luôn thiếu so với nhu cầu biên chế thực tế huyện cần; thường chỉ đáp ứng khoảng 85 - 90% nhu cầu thực tế. Quy trình duyệt đề án biên chế của tỉnh cũng có sự bất cập, huyện xây dựng kế hoạch biên chế vào tháng 7 hàng năm, khoảng đến tháng 3 năm sau mới có kết quả xét duyệt của tỉnh, trong khi đó nhu cầu của các đơn vị cần nhân sự để đáp ứng yêu cầu công việc. Do vậy, huyện thường phải tạm giao biên chế cho các phòng, ban để hoạt động. Thực trạng trên cho thấy huyện Việt Yên còn gặp nhiều khó khăn về nguồn biên chế hành chính để phân bổ cho các phòng, ban thuộc UBND huyện; tính chủ động trong biên chế kém nên đã có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác của các ngành, các lĩnh vực, nhất là đối với các cơ quan, đơn vị mới thành lập và được giao thêm chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh.

3.3.2. Hoạt động công tác tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng công chức tại UBND huyện Việt Yên được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ. Theo đó mục đích của tuyển dụng công chức là nhằm tuyển dụng được người có phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng được yêu cầu

công việc, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị và phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; Bảo đảm tính cạnh tranh; Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước. Trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng của từng vị trí phòng ban tại huyện.

Quy trình tuyển dụng được thực hiện như sau: UBND huyện tiến hành thành lập hội đồng tuyển dụng và thông báo chỉ tiêu tuyển dụng, điều kiện tiêu chuẩn dự

tuyển, thời gian tiếp nhận hồ sơ, thời gian địa điểm tổ chức thi…trên các phương tiện thông tin như Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh huyện trong suốt thời gian tiếp nhận hồ sơ. Hội đồng tuyển dụng thành lập Ban hồ sơ để

trực tiếp hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ thi tuyển công chức, thẩm định hồ sơ, lập danh sách thí sinh đủ điều kiện, không đủ điều kiện; Ban đề thi xây dựng đề thi và đáp án; Ban coi thi thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc; giám thị coi thi được tập huấn nghiệp vụ thực hiện theo đúng quy chế, nội quy coi thi; Ban phách, ban chấm thi đảm bảo đúng quy định tại quy chế tuyển dụng công chức; Ban giám sát làm việc độc lập, triển khai công tác giám sát các hoạt động của hội đồng tuyển dụng và toàn bộ quá trình thực hiện công tác tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng thông báo công khai kết quả

thi tuyển trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện và thí sinh dự tuyển, thông báo nhận đơn phúc khảo, chấm phúc khảo, quyết định tuyển dụng đến các thi sinh dự tuyển.

Nhìn chung, quá trình tổ chức thi tuyển đã căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi tuyển để triển khai, tuân thủ các quy định về quy trình, thủ tục, nội dung, hình thức thi một cách chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học, hợp lý. Do đó, hàng năm huyện đã tuyển dụng đủ chỉ tiêu số công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công tác tại các cơ quan, đơn vị ở các cấp, đội ngũ CBCC tại UBND huyện không ngừng được củng cố về mặt số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, công tác thi tuyển công chức hành chính còn nhiều tồn tại:

Do yêu cầu của công việc, thường các phòng, ban phải tạm tuyển hợp đồng.

Nhiều trường hợp là con em của cán bộ lãnh đạo gửi gắm, do vậy, khi thi tuyển các đối tượng này được ưu tiên hơn các thí sinh tự do. Vấn đề đáng chú ý là các đối tượng này thường không đủ bằng cấp, trình độ theo quy định, họ được tiếp nhận vào cơ quan

làm hợp đồng rồi mới đi đào tạo bồi dưỡng theo phương thức chuyên tu, tại chức. Do đó, trình độ chuyên môn khi tuyển đúng tiêu chuẩn, nhưng trình độ năng lực thực sự lại rất hạn chế, không theo kịp yêu cầu của tnh hình và công việc thực tế.

Nội dung thi tuyển hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của việc tuyển dụng bố trí CBCC. Tình hình chung hiện nay là vẫn chưa xác định được những nội dung, yêu cầu thống nhất cho việc thi tuyển phù hợp với từng loại đối tượng, thông thường mỗi năm huyện chỉ tổ chức thi tuyển 01 lần cho tất cả các phòng, ban. Nội dung thi tuyển tập trung quá nhiều vào các vấn đề lý luận chung, chưa quan tâm đến phần năng lực giải quyết công việc thực tiễn, kỹ năng hành chính, xử lý các tình huống cụ thể.

Vấn đề thi nâng ngạch còn phụ thuộc vào thâm niên công tác, chưa căn cứ vào nhu cầu, vị trí công tác hay trình độ, năng lực của CBCC. Lâu nay số đông CBCC vẫn cho rằng: thi nâng ngạch chỉ là để giải quyết việc nâng lương, do đó việc thi nâng ngạch vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của việc nâng cao trình độ

năng lực của đội ngũ CBCC. Hàng năm số CBCC hành chính được xét và thi nâng ngạch của huyện còn rất ít, năm 2020 có 2 CBCC thi chuyên viên chính, không có CBCC thi chuyên viên cao cấp; năm 2021 CBCC dự thi nâng ngạch chuyên viên chính và tương đương là 3, CBCC dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp là 01; số

CBCC thi nâng ngạch chuyên viên chính năm 2020 là 02, năm 2021 là 03, năm 2022 là 02; năm 2020, 2021, 2022 đều không có CBCC thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp.

3.3.3. Hoạt động công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ công chức trong quá trình phát triển KT-XH của huyện, vì vậy trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ và UBND huyện đã thường xuyên làm tốt công tác quán triệt, xây dựng các chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế

hoạch, đề án của Trung ương, của tỉnh về công tác cán bộ, chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ và kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cơ quan Đảng, Nhà nước. Qua đó

đã góp phần nâng cao nhận thức, chất lượng của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện, đặc biệt là chất lượng đội ngũ công chức.

Trong giai đoạn 2020-2022, Huyện uỷ đã phối hợp với trường Chính trị tỉnh mở 4 lớp đào tạo bồi dưỡng lý luận cho cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn, kế

cận các chức danh chủ chốt.

Đối với các chức danh chuyên môn như: Địa chính; Tư pháp; Tài chính - Kế

toán; Văn phòng - Thống kê, huyện đã mở được 5 lớp đào tạo dài hạn trong đó có 3 lớp trung cấp hành chính văn phòng có 66 học viên là CBCC huyện (trong đó có 22 đã tốt nghiệp và 44 học viên đang theo học) và mở 2 lớp trung cấp luật có 83 học viên đang trong giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp. Ngoài ra, hằng năm huyện đều tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức chuyên trách cấp huyện.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho 20 đồng chí cán bộ đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các trường trong và ngoài tỉnh; Tổ chức 3 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN tại huyện.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học, UBND huyện Việt Yên đã tạo nhiều điều kiện cho cán bộ công chức trẻ đi học:

Nhìn chung công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong các năm qua đạt được những kết quả tốt, công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị được chú trọng. Chất lượng các lớp bồi dưỡng được nâng cao, nội dung, chương trình từng bước được cải tiến, thiết thực và sát với cơ sở, đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, năng lực, phương pháp công tác cho cán bộ cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương, đơn vị.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

công chức vẫn còn những hạn chế cần khắc phục đó là:

Công tác quy hoạch đào tạo để xây dựng đội ngũ công chức đảm bảo cơ cấu, chức danh đồng bộ, hợp lý chưa được định hướng rõ; đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự gắn với sử dụng. Số lượt công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn ít.

Vẫn còn tình trạng bố trí công việc sau khi đào tạo không đúng với ngành nghề mới

được đào tạo, đào tạo lại. Điều này phản ánh một thực tế là việc sử dụng công chức đi học chưa theo quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng đôi lúc còn tràn lan, chạy theo số lượng, sở thích của cán bộ, chưa định hướng được cụ thể cán bộ nào cần đào tạo chuyên môn gì để phù hợp với cơ cấu, chức danh cán bộ đã được quy hoạch định hướng.

Trình độ về ngoại ngữ và tin học vẫn chưa được chú ý bồi dưỡng hàng năm, số

công chức được đi học nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ không có. Các khóa học ngắn hạn đào tạo kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ vẫn chưa được triển khai cho cán bộ đơn vị tham gia, cho nên cán bộ thi hành công việc còn mang nặng lý thuyết, thiếu đúc kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn.

3.3.4. Hoạt động bố trí sử dụng, phân công điều động, luân chuyển công chức

Việc sử dụng cán bộ công chức được bố trí đúng ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo trước khi được tuyển dụng, hoặc cán bộ công chức đó hoàn thiện kiến thức chuyên môn trong quá trình làm việc để phù hợp với lĩnh vực mình được giao thực hiện.

Việc luân chuyển cán bộ được thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch làm chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn. Điều động cán bộ là chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật hoặc theo quy hoạch, kế

hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo theo năng lực cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.

Kết quả bố trí sử dụng, phân công điều động, luân chuyển công chức được thể

hiện tại bảng 3.15 như sau:

Bảng 3.15. Số lượng CBCC được bố trí, luân chuyển, điều động tại huyện Việt Yên giai đoạn 2020-2022

Nội dung

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 SL Tỷ lệ

(%) SL Tỷ lệ

(%) SL Tỷ lệ (%) 1.Số CBCC bố trí đúng ngành, nghề, lĩnh vực

đào tạo 116 100 116 100 118 100

2.Số CBCC luân chuyển đến UBND huyện 15 12,9 10 8,6 12 10,2 3.Số CBCC luân chuyển đi khỏi UBND huyện 15 12,9 10 8,6 10 8,5

4. Sô CBCC điều động 35 30,2 42 36,2 56 47,5

5.Số CBCC bổ nhiệm mới làm cán bộ 7 6,03 10 8,6 12 10,2 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng nội vụ huyện Việt Yên)

Trong giai đoạn 2020-2022, Số CBCC bố trí đúng ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo 100% được bố trí đúng ngành nghề đào tạo. Việc này là một điểm mạnh trong bố trí, sử

dụng CBCC huyện Việt Yên, có được kết quả này là do chính sách cán bộ của huyện.

Cụ thể, với những cán bộ đã tuyển dụng giai đoạn trước mà chưa bố trí được đúng vị

trí, ngành nghề thì huyện có chính sách hỗ trợ những cán bộ này đi học chuyển đổi để

làm đúng vị trí, ngành nghề được bố trí. Đối với cán bộ được tuyển dụng giai đoạn 2020-2022 thì ngay từ khi bắt đầu tuyển dụng huyện đã tuyển chọn những người được đào tạo, có bằng cấp đúng với vị trí việc làm cần tuyển dụng. Bên cạnh đó, công tác luân chuyển, điều động, bổ nhiệm CBCC được làm thường xuyên vì đây là nhiệm vụ

thường xuyên trong công tác cán bộ. Năm 2020 số cán bộ luân chuyển đến là 15 người chiếm 12,9%, năm 2022 là 12 người chiếm 10,2%; Số cán bộ luân chuyển đi là 15 người chiếm 12,9%, năm 2021 là 10 người chiếm 8,5%. Việc luân chuyển cán bộ đến và đi là do năng lực công tác của từng người và yêu cầu điều động của Ban tổ chức chính quyền Tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ của công tác cán bộ. Các cán bộ điều động đến và đi khỏi UBND huyện Việt Yên đều là những cán bộ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cơ sở được luân chuyển theo yêu cầu vị trí làm việc, trong đó có 01 cán bộ

được điều động lên làm Phó chủ tịch tỉnh. Đây là thành tích để tự hào trong công tác cán bộ của huyện Việt Yên giai đoạn 2020-2022.

* Thực hiện các chính sách đãi ngộ

UBND huyện Việt Yên áp dụng chi trả lương theo quy định pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ, công chức của huyện.

Đối với lương: áp dụng nghị định số 204/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Đối với phụ cấp:

- Áp dụng trả phụ cấp theo Nghị định số 34/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ CBCC được hưởng phụ cấp công vụ là 25% mức lương hiện hưởng;

- Áp dụng chế độ phụ cấp đối với CBCC cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và chế độ tiền lương của Hội Cựu chiến binh Việt Nam theo Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW, ngày 01-7-2011 của Ban Tổ chức Trung ương là 30% mức lương hiện hưởng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)