Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ
1.4. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên Thế giới và Việt Nam
1.4.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
1.4.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam qua các thời kỳ.
- Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến
“Trong thời kỳ này đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
các đồn điền, doanh điền được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như:
điền trang, điền doanh, thái ấp [9]”.
- Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
“Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp thời kỳ này là khai thác thuộc địa, cho nên thực dân Pháp đã ban hành một số chính sách như: chính sách ruộng đất, chính sách thuế, nhằm thiết lập các đồn điền để tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa. Năm 1927 chỉ riêng ở Bắc kỳ đã có tới 155 đồn điền rộng từ 200ha đến hơn 8.500ha. Nam Kỳ và Cao nguyên Trung Kỳ, nhiều tên thực dân đã có những đồn điền rộng hàng vạn ha. Đến năm 1930, số ruộng đất do thực dân Pháp chiếm để lập đồn điền đã lên tới 1,2 triệu ha tương đương khoảng 1/4 diện tích đất canh tác của ta lúc bấy giờ [9]”.
- Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1975
+ Ở miền Nam: các loại đồn điền tư bản, thực dân ở những vùng địch tạm chiến vẫn tồn tại và phát triển.
+ Ở miền Bắc: Nhà nước tiến hành tịch thu các đồn điền của thực dân Pháp và địa chủ phản động đem chia cho nông dân không ruộng và chuyển một số thành cơ sở sản xuất nông nghiệp của nhà nước. Đến năm 1957, nhà nước đã chính thức thành lập các nông, lâm trường quốc doanh. Từ những năm 1958 đến năm 1960 các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp, quy mô thôn đã được thành lập, rồi lên bậc cao, quy mô liên thôn, đến quy mô xã có tính phổ biến trên toàn miền Bắc. Các hình thức đó đã có tác dụng lớn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng như xây dựng hệ thống thủy lợi, cải tạo đồng ruộng nên sau năm 1975 cũng được áp dụng ở miền Nam đã được quốc hữu hóa như ở miền Bắc trước đây.
- Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ 1975 đến nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Từ cuối những năm 1975 hiệu quả sản xuất trong nền kinh tế nói chung và trong ngành nông nghiệp nói riêng là thấp kém. Trong các hợp tác xã ở Miền Bắc dẫn tới khủng hoảng của mô hình tập thể hoá nông nghiệp.
Trước tình hình đó Đảng đã có Đại Hội lần thứ VI (tháng 12/1986) đề ra được các chủ trương chính sách mới đặc biệt là cơ chế khoán gọn tới từng hộ gia đình, tiếp đến là Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4 năm 1987) và cùng nhiều văn bản khác của Chính phủ, đã giải phóng sức lao động và các tư liệu sản xuất khác đặc biệt là đất đai. Việc đổi mới cơ chế chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.
- Sau Nghị Quyết 10 của Bộ Chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, Luật đất đai, Luật dân sự, luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các Nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khoá VII) năm 1993 đã chủ trương khuyến khích phát triển các nông, lâm, ngư trại với quy mô thích hợp. Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 cũng đã thể chế hoá chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 và sau đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khoá VIII) tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại với các hình thức khác nhau.
- Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, ở hầu hết các địa phương trong cả nước, kinh tế trang trại đã phát triển rất nhanh chóng. Nhiều địa phương đã có những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình này.
- Cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại đã nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế trang trại.Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình kinh tế trang trại phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách ưu đãi về nhiều mặt đối với kinh tế trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Theo số liệu điều tra sơ bộ của Tổng cục Thống kê, dựa vào hướng dẫn về khái niệm và tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn quy định mới tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011, đến hết năm 2017 nước ta có tổng số là 33.488 trang trại.
Gấp 1,4 lần so với năm 2012 là 22.655. Sở dĩ số tăng tương đối nhỏ vì số lượng trang trại đã được xác định theo tiêu chí mới, nên một số trang trại cũ đến nay không được xếp hạng. Hiện nay kinh tế trang trại đã có sự phát triển khá nhanh trên quy mô toàn quốc.
- Mặt khác, hình thành các tiêu chí kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện quản lý, hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Như vậy sự hình thành kinh tế trang trại ở nước ta là sự vận động từ kinh tế nông hộ gắn liền với quá trình đổi mới của đất nước và quá trình hình thành kinh tế trang trại chứa đựng những đặc điểm sau đây:
Những đặc điểm về quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta:
- Sự hình thành kinh tế trang trại diễn ra với tốc độ nhanh, chủ yếu là những năm đổi mới, nhất là thời gian gần đây khả năng phát triển mạnh. Quá trình này hàm chứa xu hướng phát triển kinh tế hàng hoá, đi lên sản xuất lớn trong nông nghiệp, hướng đến thị trường là xu thế hợp với quy luật phát triển.
- Có nhiều thành phần kinh tế trong xã hội tham gia kinh tế trang trại nhưng nền tảng chủ yếu hình thành kinh tế trang trại là do vận động kinh tế hộ gia đình nông dân.
1.4.2.2. Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương của Việt Nam trong những năm qua
* Kinh nghiệm làm kinh tế trang trại ở Hải Dương
Phát triển trang trại ở tỉnh Hải Dương là một trong những kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập/ha đất nông nghiệp. Cho đến nay, kinh tế trang trại ở Hải Dương đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, nhưng lại đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết, nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
là trong xu thế hội nhập có nhiều cơ hội làm ăn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thất bát, phá sản.
Theo Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, cho đến nay, toàn tỉnh Hải Dương có 859 trang trại. Trong đó có 591 trang trại sản xuất, kinh doanh tổng hợp; 140 trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm; 45 trang trại thuỷ sản; 42 trang trại trồng cây lâu năm; 110 trang trại trồng cây ăn quả;
3 trang trại trồng cây cảnh... Hệ thống các trang trại đang sử dụng gần 2.200 ha đất, bình quân, mỗi trang trại sử dụng 2,56 ha và đấu tư cho sản xuất, kinh doanh trên 251 triệu đồng. Các trang trại đang sử dụng trên 4295 lao động.
Bình quân mỗi trang trại sử dụng 5 lao động. Doanh thu của trang trại năm 2013 ước đạt trên 213 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trang trại ở Hải Dương phần lớn đang trong giai đoạn hoàn thành xây dựng cơ bản. Bởi vì phần lớn trang trại chỉ được lập trên cơ sở tận dụng đất thùng vũng, vượt lập ruộng một vụ bấp bênh. Hầu như không có trang trại được lập trên đất “nhất đẳng điền”. Hệ thống trang trại ở Hải Dương lại chưa có loại sản phẩm chủ yếu, làm chủ trên thị trường bằng thương hiệu.
Quy mô trang trại bé, thu nhập từ 24 triệu đến 35 triệu đồng/năm vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong số các trang trại.
Tỉnh Hải Dương xây dựng mục tiêu đến năm 2018 có 1.100 trang trại.
Doanh thu từ trang trại tăng bình quân 20%/năm.
Để đạt được mục tiêu trên, trước mắt, tỉnh Hải Dương đã dần hoàn thiện hơn khâu xây dựng cơ bản của các loại hình trang trại. Cụ thể, 100%
trang trại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tạo cho các chủ trang trại thế chấp vay vốn ngân hàng đầu tư cho sản xuất; đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, đường điện, hệ thống tiêu thoát nước. 100% chủ trang trại được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế. Lao động làm việc trong trang trại được tập huấn chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công việc. Tỉnh Hải Dương chủ trương miễn tiền thuê đất phát triển trang trại chăn nuôi tập trung xa nơi dân cư trong thời gian 3 năm đầu và giảm 50%
tiền thuê đất cho 5 năm tiếp theo. Kinh phí làm đường giao thông, đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
điện, kênh mương thoát nước cho các khu vực trang trại được tỉnh hỗ trợ 50%. Tỉnh cũng hỗ trợ 100% kinh phí bồi dưỡng, tập huấn cho chủ trang trại và lao động trong các trang trại. Tỉnh sẽ thành lập Ban chỉ đạo phát triển trang trại, Ban này được cấp kinh phí hoạt động.
* Tình hình phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh hiện có gần 2.300 trang trại, thu hút khoảng gần một vạn lao động làm việc thường xuyên. Các trang trại hiện có tổng số vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng, sử dụng hơn 19 ngàn ha đất, thu nhập hơn 67 triệu đồng/ha/năm.
Kinh tế trang trại ở Quảng Ninh phát triển khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp và lâm nghiệp, đang góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới với việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa mũi nhọn, tập trung quy mô lớn. Đặc biệt, đã xuất hiện những điển hình tiên tiến, những mô hình mới trong phát triển kinh tế trang trại với cách quản lý khoa học, đưa các tiến bộ trong lai tạo giống, vật nuôi có hiệu quả cao vào sản xuất. Thông qua những mô hình này, người dân địa phương có cơ hội tiếp cận, học hỏi cách làm hay, từng bước nhân rộng, tạo ra những thay đổi trong đời sống kinh tế của gia đình và những thay đổi tích cực diện mạo ở nông thôn. Điển hình như ở các trang trại trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp lấy gỗ ngày một tăng đã góp phần đáng kể vào việc nâng độ che phủ của rừng; nhiều vườn tạp, đất trống bỏ hoang nay đã trở thành vườn rừng, vườn cây ăn quả; nhiều ao hồ, đầm lầy được chuyển đổi thành vùng nuôi trồng thuỷ sản đạt giá trị kinh tế cao…
Quảng Ninh đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ trang trại phát triển và phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố cấp Giấy chứng nhận trang trại cho các chủ trang trại. Đến nay, tỉnh đã giao quyền sử dụng đất cho trang trại được khoảng 55% tổng quỹ đất của các trang trại.
Tới đây, cùng với Chương trình xây dựng nông thôn mới và với lực lượng trên 4 vạn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, kinh tế trang trại Quảng Ninh có nhiều cơ hội, lợi thế phát triển mạnh cả về số lượng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
chất lượng, góp phần tạo ra diện mạo đổi thay tích cực của nông thôn và thực hiện thắng lợi mục tiêu hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trước năm 2020 của Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XIII đã đề ra.