Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên
3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các loại hình kinh tế trang trại điều tra
* Tình hình sản xuất kinh doanh
Giá trị sản xuất của trang trại phụ thuộc vào nông nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi và trồng trọt), lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Giá trị sản xuất bình quân của các trang trại được thể hiện qua bảng 3.16.
Trang trại chăn nuôi có tổng giá trị sản xuất bình quân là 2.520 triệu đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào giá trị sản xuất của hoạt động nông nghiệp trong chăn nuôi chiếm 100% tổng giá trị hoạt động của các loại nguồn thu của trang trại.
Trang trại nuôi trồng thủy sản có tổng giá trị sản xuất bình quân là 2.641,5 triệu đồng (lớn nhất trong tổng số giá trị của các trang trại), trong đó hoạt động nông nghiệp và hoạt động lâm nghiệp không tạo ra giá trị mà hoạt động chủ yếu là nuôi trồng thủy sản cho giá trị sản lượng lớn 2.641,5 triệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đồng và cũng chiếm 100% tổng giá trị. Một đặc điểm khá rõ nét trong các trang trại nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên là hình thức sản xuất trang trại tổng hợp, trong đó kết hợp nhiều loại hải sản có giá trị cho năng suất cao như: Tù Hài, Hàu Thái Bình Dương, Cá Song và Ngán. Từ cuối năm 2015 đến nay, tình hình dịch bệnh Tù Hài diễn ra trên diện rộng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị sản lượng của các trang trại. Tuy nhiên, mặc dù chỉ có khoảng 25/45 trang trại NTTS còn thả nuôi Tù hài, nhưng giá trị sản lượng từ con giống này vẫn khá cao khoảng 615 triệu đồng/trang trại. Hầu Thái Bình Dương được thả nuôi trên diện rộng 40/45 trang trại cho giá trị sản lượng bình quân trung bình từ 550 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu của loại trang trại này là từ nuôi Ngán (bình quân 1.268 triệu đồng) mặc dù hiện nay mới đang thả nuôi thử nghiệm tại một số trang trại trên địa bàn thị xã, đây là con giống đã được Chi cục Khai thác và BTNL tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu và khuyến khích thả nuôi thử nghiệm và bước đầu đã cho giá trị sản lượng cao, mang lại phần nào sự yên tâm trong sản xuất thủy sản tại thị xã Quảng Yên. Qua đây chúng ta có thể thấy giá trị trong hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các trang trại nuôi trồng thủy sản là rất lớn.
Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp có tổng giá trị sản lượng bình quân 2.116,83 triệu đồng. Tuy nhiên nguồn thu chủ yếu vẫn là hoạt động nông nghiệp với 1.251,83 triệu đồng chiếm 59,14% mà chủ yếu là trong lĩnh vực chăn nuôi 941,83 triệu đồng/Trang trại. Diện tích đất lâm nghiệp của loại hình trang trại này tương đối cao, nên giá trị sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp tương đối lớn 365 triệu đồng, chiếm 17,24%. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng góp phần mang lại nguồn thu cho trang trại với tổng giá trị sản lượng đạt 500 triệu đồng, chiếm 23,62% tổng giá trị của toàn trang trại.
Qua tổng hợp từ bảng 3.16 cho thấy mỗi loại hình trang trại đều có giá trị sản xuất ở mỗi hoạt động khác nhau mang đặc điểm riêng của từng loại hình trang trại, trong đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là đặc thù chung của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ trọng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu trong khi đó, không có sự xuất hiện tỷ trọng trong lĩnh vực phi nông nghiệp cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của các trang trại vào điều kiện tự nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cũng như một lần nữa cho thấy nền kinh tế chủ yếu của thị xã vẫn mang tính thuần nông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.12. Giá trị sản xuất bình quân của các mô hình trang trại phân theo cơ cấu nguồn thu - 2019
Loại hình TT Nguồn thu của TT
Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản TT. Tổng hợp
TT S (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%)
1 Nông nghiệp 2520.00 100 0.00 0 1251.83 59,14
1.1 Trồng trọt 0.00 0 0.00 0 310.00 14,64
Cây hàng năm - - - - 110.00 35,48
Cây lâu năm - - - - 200.00 64,52
1.2 Chăn nuôi 2520.00 100 0.00 0 941.83 75,24
* Sản phẩm bán, giết thịt 2520.00 100 0.00 0 846.83 89,91
- Trâu bò 0.00 0 - - 292.50 34,54
- Lợn 2520.00 100 - - 344.33 40,66
- Gia cầm, thuỷ cầm 0.00 0 - - 210.00 24.8
* Sp không qua giết thịt 0.00 0 0.00 0 95.00 10,09
Trứng - - - - 95.00 100,00
2 Lâm nghiệp 0.00 0 0.00 0 365.00 17,24
3 Nuôi trồng thuỷ sản 0.00 0 2641.50 100 500.00 23,62
Tổng 2520.00 100 2641.50 100 2116.83 100.00
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
* Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại
Kết quả khảo sát cho thấy, có tới gần 76% sản phẩm của các trang trại là chưa qua chế biến, tỷ trọng sản phẩm đã qua sơ chế là 24,33%, điều này dẫn tới giá trị của sản phẩm từ trang trại là không cao. Sản phẩm được các chủ trang trại bán cho những người thu gom ở trong tỉnh (chiếm 30,33%) và ở trong thị xã (chiếm 43,33%). Như vậy, ta dễ hình dung ra được quá trình hoạt động sản xuất của các trang trại trong thị xã Quảng Yên, sản phẩm thô là chính, tỷ lệ dành cho xuất khẩu hầu như không đáng kể (chỉ có trang trại nuôi trồng thủy sản có một phần sản phẩm chủ yếu là Hàu, Tù Hài xuất sang Trung Quốc). Sản phẩm có thể đem bán được ra thị trường ngoài tỉnh nhiều nhất chính là sản phẩm của trang trại nuôi trồng thủy sản (sản phẩm đem bán ra các tỉnh, thành phố như: Tù Hài, Cá Song, Ngán bán cho thương lái ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương…). Sản phẩm của trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp chủ yếu bán ở thị trường trong tỉnh.
Bảng 3.13. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở các trang trại tại thị xã Quảng Yên năm 2019
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Loại trang trại
Mức độ chế biến
Phương
thức bán Thị trường tiêu thụ
Thô Sơ chế
Trực tiếp
Gián tiếp
Trong TX
Trong tỉnh
Ngoài tỉnh
Xuất khẩu
Chăn nuôi 97 3 53 47 55 32 13 0
Nuôi trồng thuỷ sản 60 40 35 65 35 24 30 11
TT. Tổng hợp 70 30 30 70 40 35 25 0
Bình quân 75,67 24,33 39,33 60,67 43,33 30,33 22,67 3,67
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra các trang trại năm 2019)
* Yếu tố rủi ro đối với trang trại
Một đặc điểm hết sức quan trọng của sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là chịu nhiều rủi ro. Có cả rủi ro về mặt tự nhiên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
mặt xã hội, kinh tế. Để có thể phản ánh được phần nào những yếu tố rủi ro cho của các trang trại của Quảng Yên, chúng tôi đã sử dụng những câu hỏi định tính để phỏng đoán.
Bàng 3.14. Các yếu tố gây rủi ro và mức độ rủi ro đối với các trang trại điều tra năm 2019
ĐVT:% ý kiến của TT
Yếu tố rủi ro
Loại trang trại Chăn
nuôi
Nuôi trồng thủy sản
TT Tổng hợp
1. Thiên tai (bão lụt, hạn hán…) 20 25 15
2. Dịch bệnh 25 40 25,5
3. Giống chưa tốt 10 50 21
4. Thức ăn chất lượng chưa cao 20 - 15,4
5. Giá bán sản phẩm thấp 5 5 11,5
6. Giá mua các loại đầu vào cao 40 10 30
7. Thiếu vốn sản xuất 35,5 60 45
8. Thiếu lao động 3 5 5
9. Thiếu kiến thức kỹ thuật 35 20 36,7
10. Môi trường ô nhiễm 25,7 30 20
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra các trang trại 2019)
Từ bảng số liệu 3.14, chúng ta thấy hầu hết các loại hình đều bị rủi ro ở những cấp độ khác nhau theo từng yếu tố. Trên thực tế có nhiều nhân tố gây tác động không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Ở đây chúng tôi khảo sát 10 yếu tố có gây thiệt hại nhiều cho sản xuất kinh doanh của các trang trại. Các nguyên nhân này nếu các trang trại gặp phải nó có tác động tiêu cực tới kết quả sản xuất. Đối với các trang trại nuôi trồng thủy sản chịu tác động rất lớn của yếu tố tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh), các yếu tố đầu vào (giống, vốn sx, giá mua các loại đầu vào), thiếu kỹ thuật và ô nhiễm môi trường biển có mức độ rủi ro cao với tỷ lệ thiệt hại lớn từ 10 cho đến 60%
tổng thu của trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Các trang trại chăn nuôi chịu rủi ro cao từ các yếu tố giá mua các yếu tố đầu vào như thức ăn, thiếu kiến thức kỹ thuật (kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh) và thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động.
Các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp chịu rủi ro cao bởi các yếu tố như: dịch bệnh (đặc biệt đối với gia cầm), thiếu vốn sản xuất và thiếu kiến thức kỹ thuật, kiến thức quản lý gây rủi ro cao cho các trang trại này. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng thị trường sản phẩm nông nghiệp có sự cạnh tranh mạnh mẽ và đầy biến động, vì thế đã làm cho các trang trại gặp không ít khó khăn.
* Tỷ suất hàng hoá của các trang trại
Giá trị sản phẩm hàng hoá bán ra là giá trị còn lại sau khi trừ đi phần đã tiêu dùng hay chính là phần giá trị mà trang trại đem sản phẩm của mình đem bán ra trên thị trường.Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang chuyển sang nền kinh tế thị trường thì chỉ tiêu giá trị hàng hoá có ý nghĩa quan trọng.
Nó cho phép đánh giá quy mô sản xuất kinh doanh của ngành chuyên môn hoá, và đây cũng là một tiêu chí bắt buộc của một loại hình trang trại, nó khác biệt so với sản xuất theo mô hình hộ gia đình đơn thuần. Tỷ suất hàng hoá thể hiện tỷ trọng sản phẩm hàng hoá đó trong giá trị sản phẩm hàng hoá lại thể hiện tỷ trọng sản phẩm hàng hoá đó trong tổng giá trị sản xuất. Tỷ suất hàng hoá của các mô hình trang trại của thị xã Quảng Yên được thể hiện trong bảng số liệu 3.19.
Bảng 3.15. Tỷ suất giá trị hàng hoá của các trang trại điều tra năm 2019
Tổng giá trị Tổng giá trị Tỷ suất Loại hình trang trại sản lượng hàng hoá hàng hoá
(triệu đồng) (triệu đồng) (%)
1. Chăn nuôi 2.520 2.320 92,06
2. Nuôi trồng thủy sản 110.943 106.055 95,59
3. TT. Tổng hợp 8.477 8.005 94,43
Bình quân 40.647 38.793 94,03
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hầu hết các loại hình trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên, sản phẩm sản xuất ra đều được đưa ra thị trường tiêu thụ, nên tỷ suất hàng hóa của hầu hết các loại hình trang trại đều rất cao, trong đó cao nhất là tỷ suất hàng hóa trang trại nuôi trồng thủy sản là 95,59%, trang trại tổng hợp là 94,436%; thấp nhất là trang chăn nuôi đạt 92,06%.