Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.4.3. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn của thị xã Quảng Yên trong phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế trang trại
Thuận lợi
* Đối với phát triển kinh tế - xã hội:
Thị xã Quảng Yên có vị trí địa lý rất thuận lợi về giao thông, gần với trung tâm văn hoá, chính trị của tỉnh nên sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển nhanh hướng theo thị trường.
Khả năng khai thác thuỷ sản các loại có thể đạt hơn 10 nghìn tấn/năm, trong đó riêng vùng triều có thể khai thác được 3.000 tấn. Ngoài ra Quảng Yên còn có điều kiện vươn ra để khai thác ở các ngư trường thuộc Vịnh Bắc Bộ như Cô Tô, Bạch Long Vĩ... là những ngư trường lớn, với khả năng khai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thác từ 40.000-50.000tấn/năm.
Diện tích bãi triều, đầm phá rộng lớn trên 12.000 ha tập trung ở khu vực cửa sông Bạch Đằng như Đầm Nhà Mạc, Cái Tráp, Đầm Soài và các khu vực Hà An, Hoàng Tân... tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản hình thành các khu vực tập trung, hiện nay mới khai thác gần 8 nghìn ha nhưng chủ yếu ở dạng quảng canh nên tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp còn rất lớn.
Đặc biệt khu vực cửa Nam Triệu, trong đó có khu Lạch Huyện nằm ngoài cửa sông Bạch Đằng, có độ mở ra vịnh lớn và thông thoáng; luồng lạch sâu và ít bị bồi tích hơn bên trong khu vực cảng Hải Phòng hiện nay; mực nước sâu bình quân 6 mét, sâu nhất đến 10 mét; sóng nhỏ dưới 1 mét, luồng lạch rộng đáp ứng được yêu cầu vào - ra của các tàu có trọng tải lớn trên 30.000 DWT. Mặt bằng không gian rộng rãi với diện tích hàng nghìn ha, thuận tiện cho xây dựng cảng bến bãi, kho hàng và các khu công nghiệp, dịch vụ. Đây là khu vực có tiềm năng lợi thế rất lớn của Quảng Yên để xây dựng cảng nước sâu kết hợp với phát triển KCN và hình thành khu kinh tế tổng hợp của thị xã cũng như của cả Tỉnh.
Quan trọng nhất là dòng chính của sông Bạch Đằng chảy ở phía Tây ngăn cách Quảng Yên với Hải Phòng và các chi lưu chảy vào huyện là sông Chanh, sông Nam, các sông này đều đổ ra biển ở khu cửa Nam Triệu - Lạch Huyện. Phần phía Đông huyện còn có một số sông nhỏ khác như sông Hốt, sông Bến Giang và sông Bình Hương nhưng các sông này đều ngắn, diện tích lưu vực nhỏ, chủ yếu trong phạm vi thị xã.
Nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thường nằm ở độ sâu 5 - 6 mét, khu vực Hà Nam và ven biển nước bị nhiễm mặn ít sử dụng được, khu vực Hà Bắc nước ngọt đủ để khai thác sử dụng cho sinh hoạt.
Thuận lợi lớn nhất về thủy văn của Quảng Yên là có hồ Yên Lập, là hồ thuỷ lợi lớn của tỉnh có dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3, dung tích hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ích 113,2 triệu m3 với kênh chính dẫn nước cho huyện dài 28,4 km. Nguồn cấp nước từ hồ Yên Lập dồi dào và hiện là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện.
* Đối với phát triển kinh tế trang trại
Đất đai là yếu tố quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp. Dù bất cứ hình thức sản xuất nào, chủ trang trại đều phải phát triển trên một diện tích nhất định. Quy mô đất đai là diện tích cần thiết để tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Nói chung, quy mô đất sản xuất rộng lớn là một điều kiện thuận lợi cơ bản cho trang trại. Thị xã Quảng Yên Đất đồi núi có diện tích 6100 ha chiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc huyện tập trung ở các địa phương Minh Thành, Đông Mai và một phần ở Sông Khoai, Cộng Hòa, Tân An, Tiền An, Hoàng Tân. Đất bao gồm chủ yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi. Đất có tầng dày trung bình 60 - 80 cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ PH từ 4 - 4,5; hiện chủ yếu là đất rừng và đất trồng cây ăn quả.
Đất đồng bằng có diện tích gần 13.528 ha chiếm 44,% diện tích đất đai, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện nhưng tập trung ở khu vực Hà Nam. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ PH dưới 4,5 hàm lượng mùn trung bình. Một số điểm nội đồng đất trũng bị ngập nước mùa mưa nên glây mạnh, đất chua hàm lượng mùn thấp.
Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát có diện tích gần 12.300 ha chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông, tập trung nhiều các khu đầm Nhà Mạc, đầm Soài, Cái Tráp, Yên Giang. Phần lớn đất đang được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại là đất rừng ngập mặn sú, vẹt và đất hoang hóa. có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần ha có thể trồng cây ăn quả. Thông thường trang trại phát triển trên vùng đất đai rộng lớn thì khả năng phát đạt nhanh, nhưng thực tế vẫn có những trang trại nhỏ bé nhưng hiệu quả kinh tế vẫn cao, vấn đề là chủ trang trại biết và vận dụng khoa học kỹ thuật , sử dụng máy móc để tiến hành thâm canh, chuyên canh hiệu quả, nhất là trong điều kiện đất đai ngày càng trở nên khan hiếm như hiện nay.
Khó khăn
* Đối với phát triển kinh tế - xã hội:
Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng và củng cố, nhưng vẫn còn chưa hiện đại và đồng bộ. Hạ tầng thông tin - truyền thông còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ và quản lý nhà nước.
Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu. Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, trình độ tay nghề chưa đáp ứng ngay được yêu cầu của các doanh nghiệp. Trình độ dân trí chưa cao, chưa sẵn sàng tiếp nhận các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động hằng ngày
* Đối với phát triển kinh tế trang trại
Nguồn tài nguyên đất dồi dào nhưng phần lớn đất đai vẫn đang ở trong tình trang manh mún, phân tán làm cản trở quá trình sản xuất hàng hoá tập trung chuyên môn hoá. Đặc biệt diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế trang trại của thị xã Quảng Yên.
Tuy cơ sở hạ tầng đã được chú ý và nâng cấp song hệ thống giao thông và thuỷ lợi, điện ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn yếu kém, chưa đồng bộ.
Đa số các xã trong thị xã là xã nghèo nên rất thiếu vốn đầu tư cho việc phát triển mô hình kinh tế trang trại, đặc biệt là phát triển các trang trại NTTS.
Những xã có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn thì người dân lại nghèo không có khả năng đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản, ngược lại những xã giàu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hơn thì lại thiếu diện tích nuôi.
Kinh tế trang trại phát triển ở mức độ chậm, với điểm xuất phát thấp.
Năng lực sản xuất ngành nông lâm nghiệp còn yếu và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
Qua việc báo cáo tìm hiểu sơ bộ tình hình nông hộ ở thị xã Quảng Yên cho thấy có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của hộ nông dân: thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, thiếu cơ cấu giống thích hợp, chưa có công thức canh tác hợp lý để hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy trong thời gian tới phải có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng, tăng nhận thức, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân nhất là các hộ vùng sâu, vùng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3