Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên
3.1.2. Thực trạng về quy mô các yếu tố nguồn lực của các loại hình
3.1.2.1. Quy mô diện tích của các trang trại trên địa bàn thị xã
Bảng 3.4. Quy mô diện tích bình quân của các loại hình trang trại Thị xã Quảng Yên năm 2017- 2019
Năm 2017 Năm 2019
Tổng Tổng Diện Tổng Tổng Diện TT Phân theo loại số diện tích số diện tích
hình trang trại trang tích bình trang tích bình trại (ha) quân trại (ha) quân
(ha/TT) (ha/TT)
1 Chăn nuôi 2 0,50 0,25 2 0,50 0,25
2 Nuôi trồng thủy sản 35 157,5 4,50 45 197,1 4,38
3 TT Tổng hợp 3 93 31,00 5 98,45 19,69
Tổng cộng 40 251 6,275 52 296,05 5,70
(Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Quảng Yên)
Qua bảng 3.4, năm 2017 tổng diện tích sử dụng của các trang trại trên địa bàn huyện là 251 ha, bình quân 6,275 ha/trang trại. Năm 2019, diện tích đất sử dụng trong các trang trại tăng lên 296,05 ha, tuy nhiên diện tích bình quân lại giảm là 5,70 ha/trang trại, giảm 0,575 ha/trang trại so với năm 2017.
Như vậy, tuy số lượng trang trại và tổng diện tích đất trang trại có xu hướng tăng nhưng diện tích sử dụng bình quân trên một trang trại lại có xu hướng giảm nhẹ, cho thấy quỹ đất sản xuất trong các trang trại có xu hướng thu hẹp dần do đó các trang trại cần có kế hoạch khai thác và sử dụng đất hợp lý, phù hợp với từng mô hình sản xuất cho năng suất và giá trị kinh tế cao.
Bảng 3.5. Quy mô diện tích sản xuất của các trang trại năm 2019
Quy mô diện tích Số lượng Tỷ lệ Diện tích
bình quân Loại hình chủ yếu sản xuất trang trại (%)
(ha)
< 1 ha 1 1.92 0.25 Chăn nuôi
Từ 1 đến <5 ha 27 51.93 3.02 Nuôi trồng Thủy sản, TT. Tổng hợp Từ 5 đến <10 ha 19 36.54 6 Nuôi trồng Thủy sản
>=10 ha 5 9.61 38.53 TT. Tổng hợp và
Nuôi trồng thủy sản
Tông cộng 52 100.00 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Về quy mô diện tích đất sản xuất, qua bảng số liệu 3.5, diện tích phổ biến nằm trong khoảng dưới 5 ha và trên 10 ha. Các trang trại có diện tích từ 1 đến 5 ha phần lớn là các trang trại Nuôi trồng thủy sản và TT Tổng hợp.
Còn trang trại có diện tích từ 5 đến 10 ha chủ yếu là các trang trại nuôi trồng thủy sản và các trang trại trên 10 ha đều là các trang trại hoạt động Nuôi trồng thủy sản và TT.Tổng hợp và có 05 trang trại đạt diện tích này. Trang trại chăn nuôi có diện tích dưới 1ha và chỉ chiếm 1,92% tổng diện tích sản xuất trang trại của thị xã.
Tóm lại diện tích đất bình quân của các trang trại của Quảng Yên là không đồng đều, trang trại chăn nuôi thường có diện tích rất nhỏ, còn trang trại nuôi trồng thủy sản có diện tích lớn hơn gấp nhiều lần, đặc biệt các trang trại tổng hợp tuy số lượng trang trại còn ít nhưng diện tích đất sử dụng bình quân trên một trang trại lớn (bình quân 19,69 ha/trang trại). Với quỹ đất sản xuất như vậy, các mô hình trang trại cần có biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất của mình, không để còn đất trống, đất hoang nhằm phát triển bền vững các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã.
3.1.2.2. Số lượng vật nuôi của các mô hình trang trại
Số lượng vật nuôi là một trong những tiêu chí để đánh giá tình hình sản xuất và quy mô của các trang trại. Loại vật nuôi chủ yếu trong trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp là lợn thịt và gia cầm (chủ yếu là chăn nuôi gà), chăn nuôi gia súc rất ít, bình quân chỉ từ 9-11con/trang trại và chủ yếu là chăn nuôi trong các trang trại tổng hợp. Đối với các trang trại nuôi trồng thủy sản, mà chủ yếu là các trang trại thủy sản tổng hợp do đặc điểm địa hình và con nước thích hợp với nhiều loài sinh vật biển nên các trang trại nuôi trồng thủy sản tổng hợp trên địa bàn thị xã hiện nay chủ yếu thả nuôi các con giống như:
Tù hài, Cá Song, Hàu và Ngán. Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên Tù Hài diễn ra nhiều trong các trạng trại nuôi trồng thủy sản gây thiệt hại rất lớn cho các chủ trang trại do vậy hiện nay các chủ trang trại mặc dù vẫn sử dụng diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tích thả nuôi Tù Hài (do đặc điểm địa hình và con nước chỉ thích hợp thả nuôi Tù Hài) nhưng số lượng con giống thả rất hạn chế và sản lượng đạt được rất ít. Do vậy, hiện nay các chủ trang trại đã nghiên cứu và sử dụng diện tích mặt nước còn lại chuyển sang thả nuôi giống Hàu Thái Bình Dương và Ngán đã được Phòng Kinh tế thị xã cùng kinh nghiệm thực tế của một số hộ nuôi trồng thủy sản lâu năm khuyến cáo có thể nuôi trồng trên diện rộng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các trang trại.
Đối với các trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp thì quy mô về con giống được thể hiện qua số lượng vật nuôi thường xuyên của các trang trại, còn đối với các trang trại nuôi trồng thủy sản thì quy mô trang trại được thể hiện qua sản lượng nuôi trồng thủy sản và được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.6. Tình hình biến động về số lượng vật nuôi và sản lượng nuôi trồng thủy sản của các trang trại qua 2 kỳ điều tra
TT Loại vật nuôi Đơn vị
tính Năm 2017 Năm 2019 Tốc độ tăng BQ (%)
1 Chăn nuôi Con
1.1 Trâu 0 0 0.00
1.2 Bò 45 45 -
1.3 Lợn ( không kể lợn sữa) 380 505 32.92
Lợn thịt 275 419 52.36
1.4 Gà 150 905 500.03
Gà công nghiệp 88 585 -
Gà đẻ trứng 62 315 -
2 Sản lượng NTTS Tấn
2.1 Cá Song 45.2 45.2 -
2.2 Hàu 3155 3771 19.52
2.3 Tù Hài 75 81 8.00
2.4 Ngán 305 334 9.50
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Chi cục Thống kê thị xã Quảng Yên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Qua bảng 3.6 cho thấy, số lượng vật nuôi và sản lượng NTTS trong các trang trại có sự gia tăng đáng kể qua 3 năm. Năm 2017, số lượng đàn lợn trong các trang trại từ 380 con tăng lên 505 con trong năm 2019, tăng bình quân 32,92% so với năm 2017. Chăn nuôi gia cầm mà chủ yếu là chăn nuôi gà từ 150 con năm 2017 tăng lên 905 con năm 2019 gấp 5 lần so với năm 2017. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh về số lượng vật nuôi như vậy là do năm 2019 có sự gia tăng về số lượng các trang trại tổng hợp có quy mô tương đối lớn đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã. Về sản lượng NTTS chủ yếu là trong các trang trại NTTS cũng có sự gia tăng nhẹ. Sản lượng Hàu tăng bình quân 19,52% so với năm 2017. Sản lượng Tù Hài do tình hình dịch bệnh diễn ra rộng nên sản lượng tuy có tăng nhưng tăng chậm và chỉ tăng 8% so với năm 2017. Ngán tuy là con giống mới đưa vào thả nuôi tại các trang trại nhưng có tỷ lệ tăng bình quân 9,5% so với năm 2017, điều đó cho thấy hướng đi đúng đắn của một số chủ trang trại trong việc mạnh dạn đưa giống mới vào sản xuất đã đem lại hiệu quả và cho năng suất cao.
Từ thực trạng trên cho thấy quy mô sản xuất vật nuôi tại các trang trại còn nhỏ và phân bố không đồng đều cũng như cơ cấu loại vật nuôi giữa các trang trại có sự khác nhau và không đa dạng. Đây là một nhược điểm của kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên, muốn phát triển mạnh hơn nữa, nâng cao giá trị sản lượng cần đa dạng loại vật nuôi, chống lại những rủi ro khách quan đem lại, tạo ra sự phát triển bền vững trong thời gian tới.
3.1.2.3. Thực trạng nhân khẩu và lao động của các mô hình trang trại
Lao động là nhân tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, ngoài lao động gia đình thì các trang trại cần sử dụng thêm lao động thuê bên ngoài. Quy mô của lao động cũng phản ánh quy mô sản xuất của trang trại. Số liệu trong bảng 3.11 cho biết được số lượng, trình độ và cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.7. Thực trạng nhân khẩu và lao động của các loại hình trang trại thị xã Quảng Yên (tính bình quân cho 1 trang trại)
Các chỉ tiêu ĐVT
Loại hình TT
Bình quân Chăn
nuôi
Nuôi trồng TS
TT tổng hợp 1.Nhân khẩu và LĐ
+ Nhân khẩu Người 12 15.68 9.75 12.48
+ LĐ thường xuyên Người 6 7.32 6.5 6.60
+ LĐ thời vụ Người 6 9.50 5.25 6.92
2.Trình độ của chủ TT 2.1.Trình độ văn hóa
+ Cấp 1 % 0 5.20 3.00 2.73
+ Cấp 2 % 100.00 59.65 62.00 73.88
+ Cấp 3 % 0 35.15 35.00 23.39
2.2. Chuyên môn
+ Chưa qua đào tạo % 100.00 50.00 75.00 75.00
+ Công nhân 0.00 25.00 25.00 16.67
+ Trung cấp 0.00 25.00 0.00 8.33
+ Cao đẳng 0.00 0.00 0.00 0.00
+ Đại học 0.00 0.00 0.00 0.00
3.Cơ cấu tuổi của chủ trang trại
+ Dưới 30 tuổi % 0.00 0.00 0.00 0.00
+ Từ 30 đến dưới 45 tuổi 0.00 40.50 25.00 21.83
+ Từ 45 đến dưới 60 tuổi 100.00 45.62 50.00 65.20
+ Trên 60 tuổi 0.00 13.88 25.00 12.96
(Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Quảng Yên và tổng hợp của tác giả) Qua bảng 3.7, số nhân khẩu bình quân trên một trang trại là 12,48 người (cao hơn so với bình quân chung của cả nước 7.4 người), trong đó trang trại nuôi trồng thủy sản có số nhân khẩu cao nhất. Về lao động thì các trang trại chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, tuy nhiên hầu hết các trang trại đều phải thuê lao động và chỉ thuê vào thời vụ, với số lượng rất hạn chế (trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
bình 6,9 người trên/1 năm). Như vậy, thực trạng lao động và sử dụng lao động của các trang trại mới ở quy mô trung bình, sản xuất với trình độ tương đối thấp.
Xét riêng chủ trang trại, đây là đối tượng có vai trò quan trọng, chủ trang trại ảnh hưởng tới mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cả về kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại. Qua điều tra cho thấy, có đến 85%
chủ trang trại nam giới quản lý, họ là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong hộ gia đình và có 15% chủ trang trại là nữ giới và chủ yếu làm quản lý trong các trang trại còn trong sản xuất là do chồng hoặc con trực tiếp theo dõi và thực hiện. Trên thực tế khảo sát trình độ của chủ trang trại rất hạn chế, phần lớn mới tốt nghiệp cấp 2 (73,88%), trình độ chuyên môn kỹ thuật của trang trại thấp (bình quân trên toàn quốc, lao động chưa qua đào tạo là 75%)
Về độ tuổi, phần lớn chủ trang trại nằm trong độ tuổi từ 45 đến 60 tuổi (65,20%), đây là độ tuổi cao so với bình quân trung của cả nước. Trong các trang trại điều tra không có trang trại nào mà tuổi chủ hộ dưới 30 và trên 60 chiếm tỷ lệ tương đối thấp (12,96%).
Nhận xét chung qua việc đánh giá về số lượng và chất lượng lao động của trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên cho thấy: Số lượng lao động còn hạn chế, chất lượng thấp, chủ yếu là chưa qua đào tạo, số lượng trang trại trẻ chiếm tỷ lệ không cao. Do vậy, Quảng Yên cần có chính sách về phát triển trang trại, trong đó có chiến lược dài hạn nhằm nâng cao trình độ cho lao động, cho chủ trang trại, cần quan tâm hơn nữa tới những trang trại trẻ. Đây là thế hệ dám làm, mạnh dạn đổi mới, có khả năng nhận thức và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
3.1.2.4. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của các trang trại
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp, vì vậy quy mô và trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và mức độ tập trung cho sản xuất (trình độ sử dụng đất). Các mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hình kinh tế trang trại vẫn dựa vào đất đai là chủ yếu, với các yêu cầu về diện tích đất khác nhau tuỳ theo đặc thù của từng loại hình trang trại. Để hiểu rõ hơn nguồn tài nguyên quý giá này ở các trang trại của huyện, ta xem xét phân tích số liệu trong bảng sau:
Bảng 3.8. Tình hình biến động đất nông nghiệp của các trang trại giữa 2 kỳ điều tra 2017– 2019
ĐVT: ha
TT Các loại đất sử dụng của
trang trại Năm 2017 Năm 2019 So sánh 18/16 (%)
1 Đất Nông nghiệp 2.55 4.32 169.41
1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.03 2.80 271.84
1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.52 1.52 100.00
2 Đất lâm nghiệp 58 73 125.86
3 Đất nuôi trồng thủy sản 171.5 189.7 110.61
4 Đất khác (Đất XD..) 0.35 0.47 134.28
Tổng cộng 234.95 271.81 115.69
(Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Quảng Yên)
Theo thống kê về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các trang trại trên địa bàn thị xã cho thấy, năm 2017, tổng diện tích đất nông nghiệp trong các trang trại là 234,95 ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ chiếm 1,08%, đất lâm nghiệp chiếm 24,69% và nhiều nhất là đất NTTS, chiếm 74,08% diện tích đất sử dụng trong các trang trại và đất khác có sử dụng là 0,15%. Đến năm 2019, tổng diện tích đất nông nghiệp trong các trang trại là 271,81 ha, tăng 15,7% so với năm 2017. Trong đó, đất nông nghiệp tăng 69,41% so với năm 2017. Diện tích đất lâm nghiệp, đất NTTS và đất khác đều có xu hướng tăng ở giai đoạn này, nguyên nhân là do sự gia tăng về số lượng của các trang trại tổng hợp và trang trại NTTS trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, việc gia tăng về diện tích đất sử dụng để phát triển kinh tế trang trại còn thấp và chủ yếu là chưa có quy hoạch đồng bộ. Do vậy, để kinh tế trang trại thực sự phát huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
được thế mạnh cần thiết phải có sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại. Mặt khác, cần quy hoạch cụ thể cho từng vùng để định hình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng.
Bảng 3.9. Thực trạng đất nông nghiệp của các mô hình trang trại thị xã Quảng Yên năm 2019 (tính bình quân cho 1 trang trại)
TT Các loại đất nông nghiệp
Phân theo các loại hình trang trại Chăn nuôi Nuôi trồng
thủy san TT tổng hợp
1 Đât nông nghiệp 0.00 0.00 3.28
1.1 Đất trồng cây hàng năm 0.00 0.00 1.63
1.2 Đất trồng cây lâu năm 0.00 0.00 2.25
2 Đất lâm nghiệp 0.00 0.00 24.35
3 Đất nuôi trồng thủy sản 0.00 5.48 1.72
4 Đất khác (Đất XD...) 0.35 0.00 0.09
Tổng 0.35 5.48 33.32
(Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Quảng Yên)
- Trang trại nuôi trồng thủy sản có diện tích bình quân là 5,48 ha, chiếm 98% diện tích đất nuôi trồng thủy sản trong các trang trại và chiếm gần 70%
tổng diện tích đất nông nghiệp trong các trang trại.
- Trang trại tổng hợp có diện tích lớn nhất trong các loại hình trang trại trên địa bàn huyện, bình quân là 33,32 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 27% tổng diện tích đất nông nghiệp trong các trang trại. Đất nông nghiệp bình quân là 3,28 ha, chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích đất nông nghiệp trong các trang trại. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất khác trong các trang trại này chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ 1,81%. Mô hình trang trại này phát triển theo hướng VAC. Đây là loại hình đạt hiệu quả kinh tế cao so với các loại hình khác, nhưng quy mô so với diện tích đạt chuẩn là hơi nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trang trại chăn nuôi có diện tích bình quân nhỏ nhất (0,35 ha), chỉ chiếm 0,1% tổng diện tích đất nông nghiệp trong các trang trại. Diện tích nhỏ cũng là một đặc thù của ngành chăn nuôi, tuy nhiên khi số lượng vật nuôi nhiều và đủ lớn thì phải xây dựng chuồng trại, sân chơi cho vật nuôi, nên phải mở rộng quy mô diện tích. Qua điều tra thực tế cho thấy, các trang trại có quỹ đất rất hạn chế, ảnh hưởng tới khả năng tăng quy mô. Phương án thích hợp nhất là chuyển sang đầu tư ở diện tích đấu thầu, hoặc thuê mướn khác ở trên địa phương.
3.1.2.5. Thực trạng nguồn vốn của các mô hình trang trại
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi trang trại cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định đến thành công hay thất bại của các mô hình kinh tế trang trại. Việc phát triển kinh tế trang trại cần đầu tư nhiều vốn và qua nhiều năm. Tuy nhiên nguồn vốn vay dài hạn còn hạn chế, chủ yếu là vay trung hạn và ngắn hạn. Ta có thể xem xét tình hình nguồn vốn của các trang trại thị xã Quảng Yên qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.10. Quy mô vốn đầu tư của các trang trại thị xã Quảng Yên qua 3 năm 2017- 2019
ĐVT: Triệu đồng
TT Năm Số lượng
trang trại Tổng vốn Vốn đầu tư bình quân/trang trại
1 2017 40 56.774,2 1.419,35
2 2018 47 68.245,5 1.452,03
3 2019 52 77.554,6 1.472,20
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)
Cùng với việc gia tăng về số lượng trang trại, thì nguồn vốn đầu tư vào các trang trại tăng nhanh qua các năm. Năm 2017 nguồn vốn đầu tư là 56.774,2
triệu đồng, thì năm 2018 nguồn vốn tăng nhanh là 68.245,5triệu đồng, tăng thêm 11.471,3 triệu so với năm 2017. Năm 2019 vốn đầu tư tăng thêm 9.309,1 triệu đồng, tăng 13% so với năm 2018 và tăng 16,40 % so với năm