Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên
3.1.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu loại hình trang trại
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm để xoá đói giảm nghèo, thực hiện CNH-HĐH nông thôn. Nền sản xuất nông nghiệp nói chung và các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, quy mô của các trang trại ngày càng không ngừng tăng lên. Người dân ý thức được hiệu quả thấp của sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ thấp. Do vậy các mô hình kinh tế trang trại đã có cơ hội phát huy được tiềm năng của nó. Năm 2019 toàn huyện có 52 trang trại với 3 loại hình chủ yếu: Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp;
nhưng chủ yếu là hoạt động Nuôi trồng thủy sản (chiếm gần 90% tổng số loại hình trang trại) (bảng 3.5)
Bảng 3.1. Loại hình và cơ cấu trang trại của thị xã trong giai đoạn 2017-2019
Loại hình trang trại
2017 2018 2019
Số lượng (T.trại)
Cơ cấu (%)
Số lượng (T.trại)
Cơ cấu (%)
Số lượng (T.trại)
Cơ cấu (%)
1. Chăn nuôi 2 5.00 2 4.25 2 3.85
2. Nuôi trồng thuỷ sản 35 87.50 41 87.23 45 86.53
3. TT tổng hợp 3 7.50 4 8.52 5 9.61
Tông số 40 100.00 47 100.00 52 100.00 (Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Quảng Yên)
Nuôi trồng thủy sản ở thị xã Quảng Yên trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phần kinh tế trong và ngoài nước. Mặt khác do đặc điểm địa hình của thị xã có diện tích mặt biển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế trang trại NTTS.
Cụ thể qua bảng 3.1 cho thấy, nhìn chung số lượng trang trại trên địa bàn huyện có xu hướng tăng nhẹ qua 3 năm 2017-2019. Đặc trưng chủ yếu của trang trại tại thị xã Quảng Yên là trang trại nuôi trồng thủy sản (NTTS) với tổng số lượng trang trại năm 2017 là 35 trang trại chiếm 87.5% tổng số trang trại, đến năm 2019 là 45 trang trại chiếm 86.5% tổng số trang trại trên toàn thị xã. Như vây, số lượng trang trại NTTS có xu hướng tăng nhưng cơ cấu có xu hướng giảm 0.97% so với năm 2017. Điều này cho thấy đã có sự gia tăng về số lượng và cơ cấu của các trang trại tổng hợp. Cụ thể, năm 2017, có 03 trang trại tổng hợp và chỉ chiếm 7.5% tổng số trang trại. Đến năm 2018 và 2019, số lượng trang trại tổng hợp tăng lên và ổn định là 05 trang trại chiếm gần 10% tổng số trang trại trên toàn thị xã. Loại hình trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp nhất với ổn định 02 trang trại từ năm 2017 đến năm 2019 và chỉ chiếm hơn 3% tổng số trang trại trên toàn thị xã. Điều này cho thấy sự chênh lệch lớn về số lượng và loại hình trang trại trên địa bàn toàn thị xã.
Bảng 3.2. Các loại hình trang trại của thị xã phân bố theo các đơn vị hành chính năm 2019
Loại hình TT Chăn
nuôi NT Thủy
sản TT Tổng
hợp Tổng cộng
(T.Trại) Tỷ lệ (%) Xã, phường
Thị trấn Quảng Yên 0 32 1 33 63.46
Phường Cộng Hòa 1 3 0 4 7.70
Phường Đông Mai 0 1 2 3 5.80
Phường Phong Cốc 0 3 0 3 5.80
Phường Minh Thành 0 3 0 3 5.80
Xã Hoàng Tân 1 3 0 4 7.70
Xã Tiền An 0 0 2 2 3.84
Tông cộng TT theo loại hình 2 45 5 52 100.00
Tỷ lệ (%) 3.84 86.54 9.62 100.00
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện thị xã Quảng Yên)
Xét riêng trong năm 2019, số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, sự phân bố các trang trại trên địa bàn thị xã không đồng đều. Thị trấn Quảng Yên có số trang trại tập trung nhiều nhất (với 33 trang trại, chiếm 63,46%), đây là trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tâm đầu mối giao thương kinh tế, xã hội của thị xã và là nơi tập trung đông dân cư thích hợp với loại hình trang trại nuôi trồng thủy sản. Phường Cộng Hòa và xã Hoàng Tân với 4 trang trại (chiếm 7.70%), 4 địa phương có ít nhất là: phường Đông Mai, Phường Phong Cốc, Phường Minh Thành và xã Tiền An,.. Một trong những lý do có sự phân bố không đồng đều này đó là điều kiện sinh thái, đất đai, địa hình, kinh tế.
Khi xét theo các vùng sinh thái khác nhau, cho thấy vùng trung du có số lượng trang trại lớn nhất, hai vùng còn lại có số lượng tương đương nhau.
Sự khác biệt này được thể hiện theo loại hình trang trại, ở vùng trung du thích hợp phát triển trang trại Nuôi trồng thủy sản và trang trại chăn nuôi, đặc biệt là trang trại NTTS phát triển mạnh, vùng núi cao và vùng núi thấp của huyện tập trung chủ yếu 2 loại hình TT. Tổng hợp và Nuôi trồng thủy sản. Trong đó, trang trại nuôi trồng thủy sản tại 2 vùng này tương đương nhau.
Bảng 3.3. Các loại hình trang trại của thị xã phân bố theo vùng sinh thái năm 2019
Loại hình TT Tổng số
Vùng trung du Vùng núi cao Vùng núi thấp Số
lượng (T.trại)
Cơ cấu (%)
Số lượng (T.trại)
Cơ cấu (%)
Số lượng (T.trại)
Cơ cấu (%)
Chăn nuôi 2 2 5.40 0 0.00 0 0.00
Nuôi trồng thủy sản 45 35 94.60 5 62.50 5 62.50
TT Tổng hợp 5 0 0.00 3 37.50 2 28.50
Tông cộng 52 37 100.00 8 100.00 7 100.00
(Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Quảng Yên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn