Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Phân tích SWOT tìm vấn đề cơ bản phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên
Qua các ý kiến các phòng ban chuyên môn, nhà quản lý các cấp tỉnh, thị xã và các phường,xã; thông tin điều tra trực tiếp từ các chủ trang trại, tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
giả xây dựng bảng phân tích SWOT để tìm ra vấn đề cơ bản để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.19. Ma trận SWOT về kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên năm 2019
Điểm mạnh (Strength): Điểm yếu (Weakness):
- Vốn vay của các tổ chức tín dụng là chủ yếu
- Chưa gây hậu quả về môi trường;
- Số lượng trang trại phát triển chậm;
- Tình hình dịch bệnh trong NTTS diễn ra nhiều, gây thiệt hại cho các chủ trang trại.
- Sản phẩm đặc thù, đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Thiếu quy hoạch đồng bộ để phát triển kinh tế trang trại
- Cho giá trị sản lượng tương đối cao.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.
- Quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ở mức độ thấp;
- Thu nhập bình quân/trang trại đảm bảo theo tiêu chí trang trại.
- Lao động chưa qua đào tạo là chủ yếu Sản phẩm hầu như tiêu thụ sản phẩm tại địa phương
- Nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh như: hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ sản phẩm thương hiệu (OCOP) tỉnh Quảng Ninh, hỗ trợ về kỹ thuật…
Cơ hội (Opportunity): Thách thức (Threat):
- Kinh tế cửa khẩu và du lịch tạo điều kiện cho các trang trại mở rộng thị trường tiêu thụ, ứng dụng được các tiến bộ KH-KT vào trong sản xuất cũng như thuận lợi trong việc mua các nguyên liệu, yếu tố đầu vào nhằm phát triển KTTT.
- Tích tụ đất đai khó khăn;
- Kinh tế cửa khẩu và du lịch tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng con giống, vật nuôi, về giá cả và thị trường tiêu thụ cũng nhƣ vấn đề môi trường bị đe dọa.
- Địa vị pháp lý và đăng ký kinh doanh của chủ trang trại còn hạn chế;
- Thông qua thực hiện các chương trình, dự án có cơ hội tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh. VD:
- Khả năng tiếp nhận, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh;
- Chất lượng nông sản phẩm hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Chính sách hỗ trợ lãi suất: Quyết định 2009/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 và Quyết định 3025/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 của
UBND tỉnh
-Hệ thống phân phối, liên kết tiêu thụ sản phẩm
-Phòng trừ dịch bệnh nguy hiểm gắn với bảo vệ môi trường sống
+ Chính sách hỗ trợ về phát triển hàng hóa nông nghiệp: Quyết định 2901/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đƣợc đầu tư tập trung và đồng bộ ở các vùng quy hoạch;
- Tham gia các khoá đào tạo nâng cao kiến thức quản lý, kỹ thuật, tay nghề;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tóm lại: Các trang trại trên địa thị xã Quảng Yên tại thời điểm nghiên cứu về quy mô còn nhỏ và chưa có quy hoạch đồng bộ nhằm phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn yếu, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Mặt khác trình độ quản lý, trình độ lao động hầu hết là phổ thông, sản phẩm hàng hoá trong các trang trại chủ yếu là chưa qua chế biến và thiếu sức cạnh tranh. Thu nhập bình quân một lao động trong các trang trại còn thấp. Do đó, để kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên thực sự phát triển góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của thị xã, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, cần thiết phải có sự hỗ trợ và quản lý của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương thông qua các chính sách hỗ trợ cụ thể. Mặt khác, bản thân các chủ trang trại cần nâng cao kiến thức về trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật đồng thời cần nghiên cứu tìm tòi, ứng dụng các tiến bộ KH - KT tiên tiến vào trong sản xuất nhằm phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững, giảm thiểu rủi ro do thiên nhiên và dịch bệnh gây ra góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của thị xã Quảng Yên.