CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH THAN
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành than
2.3.1. Các yếu tố khách quan
Các quốc gia trên toàn thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của sự hội nhập sâu rộng về tất cả các mặt về đời sống KT-XH.
Trong một thế giới kinh tế phẳng như hiện nay đòi hỏi cần tất cả mọi nguồn lực đều phải hội nhập, cạnh tranh rất cao; từ đó đòi hỏi các quốc gia, ngành, DN đều cần chuẩn bị tốt cho hội nhập. Việt Nam là một quốc gia luôn chủ động hội nhập, tham gia sâu rộng vào các liên kết kinh tế quốc tế đa phương như: Việt Nam là thành viên của APEC năm 1998; WTO năm 2007; AFTA năm 1995 nay là AEC-2015, CPTPP-3/2018. Các liên kết kinh tế song phương của Việt Nam: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản; Việt Nam - Hoa Kỳ; Việt Nam - Hàn Quốc; Việt Nam - Trung Quốc; EU - Việt Nam.
Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra rất nhiều thách thức cho nền kinh tế và người lao động như thách thức về đổi mới KHCN, CNTT hiện đại, NNL có chất lượng cao của các nước AEC và quốc tế, những kỹ năng tay nghề, thái độ với công việc cho hội nhập với Asean, quốc tế.
2.3.1.2. Chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực của ngành than QLNN về
PT NNL ngành than
Các yếu tố chủ quan: cơ chế quản lý, cơ sở đào tạo ngành than, đặc điểm và thực trạng NNL, văn hóa của ngành than
Các yếu tố khách quan: Bối cảnh quốc tế; điều kiện KT-XH, trình độ phát triển KHKT, công nghệ thông tin; thị trường lao động; trình độ phát triển giáo dục-đào tạo, gia tăng dân số, chính sách NNL.
60
Chính sách kinh tế - xã hội: Nhà nước tạo điều kiện hoặc hạn chế các tác động tiêu cực đến PT NNL thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô như chính sách lao động, việc làm; chính sách PT NNL gồm các chính sách cụ thể sau:
Chính sách tuyển dụng: là những điều kiện, tiêu chuẩn cũng như các cách tiếp cận khác nhau mà Nhà nước mong muốn ngành than tuyển được những người đủ tiêu chuẩn, đúng người làm việc cho họ. Điều này cũng thể hiện mức độ đòi hỏi từ người lao động khi họ cam kết vào làm việc cho doanh nghiệp. Thiếu những quy tắc, chính sách đó sẽ không thu hút được người cần tuyển và có thể lãng phí thời gian của quá trình xét tuyển, thi tuyển.
Chính sách tiền lương: là một trong những chính sách trọng tâm của DN và của công tác nhân sự. Thiếu, không đầy đủ hoặc không cụ thể chính sách tiền lương, tiền công sẽ không khuyến khích và không thu hút được “người tài” cho DN.
Chính sách đề bạt: thông thường đề bạt từ bên trong các đơn vị của ngành được ưu tiên hàng đầu, song đề bạt từ bên ngoài cũng cần thiết tùy trường hợp cụ thể để thu hút nhân tài.
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng: thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến việc phát triển kỹ năng, trình độ của người lao động.
Chính sách về các mối quan hệ lao động: như thừa nhận ở các mức độ khác nhau vai trò của công đoàn; các tổ chức đại diện người lao động hay thu hút sự tham gia dân chủ của người lao động trong các quyết định của doanh nghiệp (xây dựng chiến lược; kế hoạch phát triển mới; chính sách tiền công).
Các chính sách về y tế, an toàn lao động: được chú ý và thực hiện một cách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho người lao động được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe định kỳ cho người lao động.
2.3.1.3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
Trình độ phát triển kinh tế tạo thành nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề về NNL. Ở những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao, Nhà nước có
61
điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo NNL, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng NNL cũng được nâng cao.
Nhà nước cần phải huy động các nguồn lực để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường chính sách để huy động các nguồn lực quốc gia, thu hút mạnh các nguồn đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nguồn nhân lực.
Xây dựng chính sách kinh tế, tài chính dài hạn về nguồn vốn từ ngân sách quốc gia cho đào tạo, từng bước mở rộng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nhà nước và DN.
2.3.1.4. Trình độ phát triển của giáo dục - đào tạo
Giáo dục đào tạo là yếu tố cấu thành quan trọng của phát triển NNL; chất lượng của giáo dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NNL, thông qua giáo dục đào tạo các quốc gia hình thành NNL của mình với trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển.
Năng lực trí tuệ của con người hiện nay biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ được những kỹ thuật - công nghệ hiện đại; khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp.
2.3.1.5. Dân số, thị trường lao động
Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và PT NNL. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến hoạch định các chính sách xã hội của NN, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và PT NNL. Để nâng cao chất lượng NNL cần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý.
Để phát triển thị trường lao động, cần xác định rõ phát triển thị trường lao động phải đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bền vững, hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao
62
sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển con người; trong quá trình phát triển phải bảo đảm thực hiện tốt ba chức năng cơ bản của thị trường lao động: phân bố lao động hợp lý, phân chia và điều tiết thu nhập, phân tán và hạn chế rủi ro nhằm phân phối công bằng hơn những thành quả đạt được của tăng trưởng cho mọi người; cần tôn trọng các qui luật của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, tạo ra sân chơi bình đẳng, thu hút đầu tư, thúc đẩy tính cạnh tranh, xóa bỏ các rào cản, phân biệt trong thị trường và hỗ trợ thị trường lao động phát triển.
2.3.1.6. Đặc thù về sản xuất kinh doanh của ngành than
Đặc điểm về môi trường làm việc của ngành than là lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; điều kiện sản xuất, khai thác ngày càng xuống sâu tiêu biểu một số quốc gia như Đức, Trung Quốc khai thác mức -1500m, ở Việt Nam có một số công ty đã khai thác mức -300m; môi trường làm việc xa xôi, khó khăn như diện khai thác và công tác cách khu vực trung tâm thường từ 10÷30km; công nghệ khai thác thay đổi từ chống gỗ sang hướng hiện đại dùng dây chuyền cơ giới hóa đồng bộ. Do vậy, vấn đề đặt ra việc thu hút và đãi ngộ và giữ chân người lao động yên tâm công tác tại DN là điều không đơn giản với nhà quản lý các cấp của ngành than.