Mục tiêu đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than việt nam (Trang 135 - 138)

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH

4.2. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam đến năm 2025

4.2.1. Mục tiêu đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam

* Mục tiêu chung:

Đến năm 2025, công tác QLNN về PT NNL được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng khắc phục những hạn chế, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ công và các cơ quan QLNN về PT NNL, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2025 và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

* Mục tiêu cụ thể:

- Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành than Việt Nam đến năm 2025, đổi mới cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: tiếp tục rà soát sửa đổi bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực than.

Nâng cao hiệu quả việc sắp xếp, đổi mới các DN ngành than: Đẩy mạnh thực hiện CPH các DN ngành than theo phương án đã được phê duyệt. Xây dựng hệ thống quản trị nhân sự chuẩn mực mang tính hội nhập quốc tế; tăng cường quản lý, giám sát thông qua người đại diện phần vốn tại các DN.

- Cân đối đủ lao động làm việc trong hầm lò để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng than. Hằng năm phải đảm bảo tuyển mới được ít nhất 8.300 thợ lò, trong đó bổ sung 4.500 người do tăng sản lượng và 3.800 người để bù đắp, thay thế cho số hao hụt hàng năm [64].

- Xây dựng được đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực từ cấp ngành than cho đến từng đơn vị thành viên. Ở mỗi lĩnh vực của từng đơn vị có ít nhất 2 chuyên gia về thiết kế mỏ, đào chống lò, khai thác mỏ, thông gió, thoát nước, tự động hóa, cơ giới hóa, an toàn, hạch toán, quản trị chi phí, quản trị đầu tư, định mức lao động... Đối với các viện nghiên cứu, công ty tư vấn số lượng chuyên

124

gia giỏi phải có số lượng nhiều hơn và phải có kinh nghiệm từ thực tế sản xuất.

* Dự báo nguồn nhân lực ngành than Việt Nam đến năm 2025

Theo những phân tích dự báo lao động của TKV, nhu cầu CNKT đến năm 2020 là 73,8 ngàn người, năm 2025 là: 90,6 ngàn người. Trong đó sơ cấp nghề: năm 2020 là 10.103 người, năm 2025 là: 11.298 người. Trung cấp nghề và CNKT: năm 2020 là 81.461 người, năm 2025 là 84.634 người. Cao đẳng nghề năm 2020 là 4.715 người; năm 2025 là 5.272 người.

Tổng số lao động chuyên môn - kỹ thuật (kỹ sư, kỹ thuật viên, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ...) của toàn ngành than Việt Nam là 8.675 người, chiếm 6,8% trong tổng số lao động của toàn ngành than Việt Nam, trong đó số lao động có độ tuổi trên 56 tuổi chiếm 5%.

Bảng 4.2: Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam đến năm 2025

TT Diễn giải

Số lượng lao động (người)

Năm 2020 Năm 2025

1 Tổng số lao động 153.816 187.141

1.1 Cán bộ quản lý các cấp 21.534 26.200

1.2 Công nhân, nhân viên 132.282 160.941

2 Lao động đào tạo mới 11.961 14.074

a. Đào tạo nghề 10.400 12.380

b. Đào tạo đại học 1.561 1.694

2.1 Để bổ sung thêm 6.983 7.357

a. Đào tạo nghề 5.926 6.191

b. Đào tạo đại học 1.057 1.166

2.2 Để thay thế (nghỉ hưu...) 6.539 6.718

a. Đào tạo nghề 6.035 6.189

b. Đào tạo đại học 504 529

3 Đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ 5.384 6.549

4 Đào tạo sau đại học 200-250 250-400

(Nguồn: Ban Tổ chức - Nhân sự TKV, năm 2017)

Theo đó, nhu cầu đào tạo PT NNL phục vụ cho phát triển và thay thế của ngành than Việt Nam định hướng đến năm 2035. Nhu cầu lao động không ngừng tăng lên, cụ thể là: trong giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2030 hàng

125

năm nhu cầu đào tạo ở bậc đại học khoảng 1.800 - 2.300 người, trên đại học từ 100 - 400 người và CNKT từ 9.000 đến 17.000 người thuộc các ngành nghề và lĩnh vực chủ yếu thuộc ngành than Việt Nam. Riêng công nghiệp than của TKV đến năm 2025 và dự báo đến năm 2030 nhu cầu lao động kỹ thuật cần đào tạo bổ sung mới cho các ngành nghề chính của ngành than mỗi năm từ 5.000 - 8.000 người.

Căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành than Việt Nam và kế hoạch SXKD trong dài hạn, trung hạn, ngành than xác định kế hoạch đào tạo nhân lực tập trung vào ba đối tượng chính trong cơ cấu nhân lực của ngành than Việt Nam và có quan hệ chặt chẽ với nhau, không được xem nhẹ bất cứ lực lượng nào.

Bảng 4.3: Mục tiêu đào tạo nhân lực là cán bộ có trình độ Sau đại học và Kỹ sư chuyên ngành của ngành than Việt Nam đến năm 2025

Đơn vị tính: Người

TT Danh mục Năm 2020 Năm 2025

TỔNG SỐ (1+2+3) 790 2.900

Trong đó: Trên đại học 113 348

+ Thạc sĩ 100 310

+ Tiến sĩ 13 38

1 Chuyên ngành mỏ: 442 1.734

Trong đó: Trên đại học 76 219

2 Chuyên ngành cơ khí, cơ, điện 240 735

Trong đó: Trên đại học 10 46

3 Chuyên ngành KT khác 108 431

Trong đó: Trên đại học 15 46

(Nguồn: Ban Tổ chức - Nhân sự TKV, năm 2017)

Như vậy, mục tiêu đào tạo NNL của ngành than Việt Nam đã dự báo đầy đủ và xác định khá rõ ràng. Mục tiêu đào tạo cán bộ Sau đại học và các kỹ sư chuyên ngành hàng năm là từ 800-830 người/năm, trong đó trình độ trên đại học 110-117 người/ năm, kinh phí cần đào tạo dự tính khoảng 70-72 tỷ đồng/năm. Mục tiêu đào tạo CNKT phục vụ cho duy trì sản xuất than hầm lò và diện mở mỏ mới hàng năm cần đào tạo khoảng 8.000-8100 người/năm, kinh phí cần cho đào tạo dự tính khoảng 140 - 150 tỷ đồng/năm.

126

Mục tiêu đào tạo CNKT, thợ hầm lò theo nhu cầu DN và sự phát triển của ngành than đến năm 2020: Để chuẩn bị nhân lực cho PTBV ngành than xác định mục tiêu đào tạo CNKT như bảng 4.3 dưới đây: Chỉ tiêu xác định rõ từ nay đến năm 2025 mỗi năm ngành than cần đào tạo, phát triển thêm khoảng 8.500 thợ lò, trong đó: 4.500 người để bổ sung nhu cầu nhân lực do tăng sản lượng than hầm lò;

3.800 người để bù đắp, thay thế cho những người về hưu, chuyển việc do yếu sức khỏe, bỏ việc, thôi việc (theo số thống kê toàn ngành than Việt Nam hàng năm giảm từ 3.500-4.000 người/năm).

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than việt nam (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)