Đổi mới sự điều tiết của Nhà nước và tổ chức thực hiện phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than việt nam (Trang 149 - 153)

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH

4.3. Một số giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam đến năm 2025

4.3.3. Đổi mới sự điều tiết của Nhà nước và tổ chức thực hiện phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam

4.3.3.1. Đổi mới sự điều tiết của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam

- Bộ Công Thương tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị trực thuộc của các DN thuộc TKV, TCT Đông Bắc - BQP theo tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Việc đổi mới cơ chế quản lý cần đi đôi với đổi mới cơ chế tài chính nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát các DN thuộc TKV, TCT Đông Bắc.

- Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng yêu cầu TKV, TCT Đông Bắc cần nâng cao nhận thức của CB CNV của ngành than VN về chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cần tuyên truyền và công khai các nội dung của chính sách và pháp luật tại các DN thuộc ngành than VN và đổi mới tư duy mới cho bản thân các cán bộ quản lý nhà nước ở các đơn vị về tính bình đẳng của các tổ chức, đơn vị SXKD than trong việc thụ hưởng các chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng yêu cầu TKV, TCT Đông Bắc - BQP

138

cần nghiên cứu và áp dụng cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước được giao tại đơn vị theo hướng dựa theo kết quả hoạt động và chỉ tiêu đầu ra cho các đơn vị SXKD than thay vì dựa theo định mức đầu vào như trước kia.

- Chính phủ, Bộ Công Thương tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý về PT NNL; tùy thuộc vào nhu cầu tăng cường QLNN về PT NNL mà có thể bố trí giao cho một đơn vị chuyên trách hoặc không chuyên trách thực hiện công tác PT NNL thuộc TKV, TCT Đông Bắc và các địa phương mà DN ngành than Việt Nam có trụ sở chính.

4.3.3.2. Đổi mới về tổ chức thực hiện PT NNL của ngành than Việt Nam

* Đổi mới công tác thu hút và tuyển sinh nhân lực vào ngành than - Đổi mới công tác tuyển sinh học sinh học nghề mỏ

+ Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng yêu cầu TKV, TCT Đông Bắc - BQP cần chỉ đạo các cơ sở đào tạo mà 2 đơn vị quản lý cần phối hợp các DN triển khai quyết liệt công tác tuyển sinh, đào tạo ngay từ tháng đầu năm để đáp ứng đủ NNL theo nhu cầu của các DN. Đưa tiêu chí thực hiện kế hoạch tuyển sinh để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, giám đốc các DN khai thác, xây dựng mỏ hầm lò.

+ Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng yêu cầu TKV, TCT Đông Bắc - BQP cần chỉ đạo các trường và các DN cần tăng cường truyền thông về các chế độ, chính sách đãi ngộ cho học sinh học nghề mỏ hầm lò; điều kiện làm việc, các chính sách đãi ngộ đối với người lao động làm việc trong hầm lò; truyền thống và PTBV của các DN mỏ để xã hội có cái nhìn tích cực về ngành than Việt Nam.

- Đổi mới công tác đào tạo tại Trường

Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng yêu cầu TKV, TCT Đông Bắc - BQP cần các trường Cao đẳng nghề thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý, giáo dục học sinh nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, thể

139

chất của học sinh để đáp ứng được theo nhu cầu của DN, đặc biệt là nâng cao trình độ tay nghề và ý thức, tác phong công nghiệp, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực ngoài xã hội vào học đường.

* Đổi mới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành than trong bối cảnh hội nhập quốc tế

- Tiến hành quy hoạch, đổi mới, sắp xếp, đầu tư xây dựng hệ thống các trường đào tạo của ngành than theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá

+ Việc quy hoạch, đổi mới, sắp xếp và xây dựng hệ thống trường đào tạo nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao chất lượng NNL của ngành than Việt Nam. TKV và TCT Đông Bắc - BQP xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu hệ thống các trường cần được quy hoạch như một hệ thống mở, cho phép điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp lại, thậm chí sáp nhập các bộ phận trong một trường hay toàn hệ thống mà không gây những xáo trộn lớn ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực phục vụ cho hoạt động SXKD.

+ Đối với 02 cơ sở đạo tạo nghề và bồi dưỡng cán bộ hiện nay của ngành than. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và xã hội chỉ đạo cần tiếp tục củng cố nâng cấp các trường kể cả cơ sở vật chất lẫn bổ sung đội ngũ giáo viên để nâng cao năng lực dạy nghề trước mắt đảm nhiệm được đào tạo nhân lực cung cấp kịp thời nhu cầu các DN.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo thành lực lượng chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành than

+ Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng yêu cầu TKV, TCT Đông Bắc - BQP chỉ đạo các cơ sở đào tạo mà mình quản lý, cần tập trung phát triển đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, chất lượng ngày càng cao để đáp ứng với yêu cầu, sứ mạng là những “máy cái” để đào tạo nhân lực cho ngành than. Vì vậy, cần thực hiện từng bước chuẩn hoá giáo viên dạy nghề, đến năm 2025 phấn đấu 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn theo quy định, một bộ phận đạt trình độ tiên tiến theo

140

chuẩn khu vực và quốc tế. Trong đó 100% giáo viên dạy thực hành có trình độ từ cao đẳng trở lên.

+ Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng yêu cầu TKV, TCT Đông Bắc - BQP chỉ đạo các cơ sở đào tạo mà mình quản lý, cần thường xuyên tiến hành các hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên kết hợp với việc luân chuyển, đưa giáo viên đi thực tế ở các đơn vị SXKD. Tiến hành đổi mới, nội dung, chương trình đào tạo gắn sát với thực tiễn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các DN.

- Thường xuyên quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo

+ Chính phủ chỉ đạo TKV, TCT Đông Bắc cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đào tạo nghề của mình để xây dựng thành các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao, đạt chuẩn trường nghề của khu vực và quốc tế. Tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm diện tích đất và các hạng mục công trình theo hướng tiên tiến, hiện đại, trong đó tập trung vào hệ thống máy móc thiết bị, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành để học viên tăng cường thực hành, khắc phục triệt để tình trạng “dạy chay, học chay” như đã và đang diễn ra ở các trường dạy nghề.

+ Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng yêu cầu TKV, TCT Đông Bắc - BQP cần kiên quyết chỉ đạo các trường triển khai đúng tiến độ, chất lượng kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề như phòng học, trang thiết bị hiện đại, xưởng thực tập, đường lò thực tập.

- Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành than

+ Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng yêu cầu TKV, TCT Đông Bắc - BQP cần xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, kỹ năng công tác điêu luyện, thông thạo ngoại ngữ, tin học, am

141

hiểu pháp luật Việt Nam và quốc tế. Duy trì và từng bước nâng cao chất lượng các khóa đào tạo quản trị kinh doanh cao cấp và đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ đương chức và cán bộ kế cận, đồng thời đổi mới nội dung đào tạo với mục tiêu sau khi học viên hoàn thành khóa đào tạo này được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng lãnh đạo để có thể đảm đương ngay được các chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp.

+ TKV, TCT Đông Bắc - BQP cần tiếp tục quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ CNKT lành nghề, tay nghề cao theo hướng trí thức hóa công nhân. Địa phương hóa và truyền thống hóa đội ngũ công nhân, cán bộ của ngành than Việt Nam. Xây dựng nội dung và chương trình giảng dạy các cơ sở đào tạo của ngành than theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Xây dựng cơ sở vật của các Trường phấn đấu từng bước đạt chuẩn quốc tế. Thực hiện liên thông, liên kết đào tạo đối với các trường trong và ngoài nước đạt hiệu quả ngày càng cao.

- Đẩy mạnh hợp tác đào tạo nghề với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước + TKV, TCT Đông Bắc - BQP cần xác định hướng lựa chọn những ngành nghề hợp tác đào tạo phù hợp, tránh lãng phí song phải thực hiện quyết tâm đi tắt, đón đầu. Hợp tác cần đi vào chiều sâu với các nước truyền thống song cũng cần mở rộng với các nước khác, ưu tiên các nước trong khu vực để cùng phát triển.

Bên cạnh đó, cần tăng cường kinh phí, khắc phục rào cản về ngoại ngữ, chú trọng bồi dưỡng nguồn dài hạn, tập trung vào bộ phận nhân lực trẻ, các nhà khoa học nguồn, những tài năng.

+ Lãnh đạo TKV và TCT Đông Bắc - BQP và các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn để gửi đi đào tạo nước ngoài đạt hiệu quả.

Cần xây dựng chương trình cụ thể, thiết thực, hiệu quả để tạo chuyển biến đột phá về trình độ ngoại ngữ cho người lao động nói chung và nguồn gửi đi đào tạo ở nước ngoài nói riêng.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than việt nam (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)