CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH
4.3. Một số giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam đến năm 2025
4.3.1. Đổi mới về xây dựng định hướng phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam
130
- Bổ sung yêu cầu đối với chiến lược PT NNL của ngành than Việt Nam:
Xây dựng mục tiêu PT NNL của ngành than Việt Nam nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng; Chính sách, pháp luật của Nhà nước hiện hành. Đặt quy hoạch PT NNL của ngành than trong quy hoạch phát triển KT-XH của quốc gia, của từng địa phương có trụ sở của ngành than Việt Nam. Tăng cường công tác dự báo về diễn biến NNL và nhu cầu nhân lực. Có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển ngành than Việt Nam, khắc phục tình trạng mất cân đối và lãng phí trong đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng nhân lực tại các cơ sở sản xuất. Thường xuyên tiến hành rà soát lại chiến lược, quy hoạch phát triển từng lĩnh vực để phù hợp với tình hình phát triển ngành than Việt Nam trong bối cảnh mới. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch, khắc phục tình trạng chiến lược và Quy hoạch mang tính chủ quan, thiếu tính thực tế và tính khả thi.
- Đề xuất chiến lược PT NNL của ngành than Việt Nam đến năm 2025 bao gồm các nội dung:
+ Chủ thể QLNN là Bộ Công thương giao cho TKV chủ trì và phối hợp với TCT ĐB - BQP soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân có liên quan và ra quyết định thực hiện.
+ Nội dung của chiến lược: “Chiến lược PT NNL của ngành than Việt Nam đến năm 2025” một cách chi tiết, rõ ràng và bao gồm những nội dung chính sau:
(i) Mục tiêu PT NNL ngành than Việt Nam thời kỳ 2017-2025; (ii) Quan điểm và phương hướng thực hiện mục tiêu PT NNL của ngành than đến năm 2025; (iii) Một số giải pháp PT NNL ngành than Việt Nam đến năm 2025. (iv) Tổ chức thực hiện chiến lược PT NNL ngành than Việt Nam đến năm 2025.
- Xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể về quy mô và cơ cấu, chất lượng NNL, NSLĐ. Cụ thể hóa các chỉ tiêu về thu hút, tuyển sinh, sử dụng, đãi ngộ, phúc lợi phù hợp với nhu cầu PTBV ngành than Việt Nam đến năm 2025.
131
- Bổ sung định hướng, chính sách ưu tiên tập trung đào tạo 3 đối tượng chính trong cơ cấu NNL là cán bộ quản lý cao cấp, trung cấp; chuyên gia về kỹ thuật, công nghệ, quản lý; CNKT các ngành, nghề chính, đặc biệt là lao động làm việc trong hầm lò. Chủ động tự đào tạo NNL từ bậc thấp lên bậc cao, từ công nhân trở thành cán bộ kỹ thuật, quản lý.
- Xây dựng “lực lượng lao động hội nhập toàn cầu” của ngành than VN:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý có tri thức kinh doanh toàn cầu, tư duy sáng tạo, nhạy bén, coi trọng hiệu quả KT - XH - Môi trường, biết giữ gìn đoàn kết nội bộ, tôn trọng đối tác, bạn hàng, chia sẻ với người nghèo, hài hòa với địa phương và cộng đồng, không ngừng phát huy truyền thống của ngành, xây dựng thương hiệu ngành than mang tầm quốc tế;
+ Xây dựng đội ngũ CNKT khỏe mạnh, lành nghề, có tác phong công nghiệp, biết bảo vệ mình, bảo vệ an toàn cho đồng nghiệp; biết tôn trọng khách hàng, chia sẻ với cộng đồng và biết giữ gìn, phát huy truyền thống quý báu của ngành than VN, nâng cao kỹ năng và tay nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế;
- Tiếp tục thực hiện phương châm địa phương hóa và truyền thống hóa nguồn nhân lực bằng cách:
+ Ưu tiên tuyển chọn, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương nơi có dự án, trước hết tuyển chọn con em các gia đình giao đất cho dự án, các gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo.
+ Ưu tiên tuyển chọn, đào tạo, sử dụng con em công nhân, viên chức trong ngành, trước hết là con em các gia đình có người bị chết hoặc tàn phế do tai nạn lao động, con em các gia đình công nhân nghèo. Dành kinh phí thỏa đáng để cấp học bổng cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh do ngành than cử đi học.
+ Ưu tiên đãi ngộ những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nhất là trong các mỏ hầm lò), những người làm việc ở vùng sâu,
132
vùng xa, vùng khó khăn ở trong và ngoài nước.
+ Tuyển chọn nhân sự lãnh đạo, quản lý các đơn vị thành viên và của Ngành than theo phương thức cạnh tranh, minh bạch.
- Bổ sung định hướng, tiếp tục tái cơ cấu và sắp xếp lại lao động một cách hợp lý trên cơ sở tái cơ cấu Tập đoàn, Tổng công ty do Nhà nước đã phê duyệt, nâng cao năng lực công tác trên cơ sở nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm đối với công việc và tổ chức.