Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Tác động của đào tạo nghề
Đánh giá là xem xét một cách có hệ thống và khách quan các kết quả đạt được từ chương trình, có nghĩa là tìm cách chứng tỏ những thay đổi ở đối tượng đã đạt được chính là kết quả của những chính sách cụ thể đa áp dụng;
Đánh giá tác động là nghiên cứu xem những thay đổi trong mức phúc lợi có thực sự là kết quả của can thiệp chương trình chứ không phải của các yếu tố khác hay không.
Đánh giá tác động hiệu quả là phải đánh giá được chính xác các cơ chế phản hồi của đối tượng thụ hưởng đối với can thiệp. Những cơ chế này có thể
là những mối liên hệ thông qua thị trường hay các mạng lưới xã hội tăng cường cũng như mối liên hệ với các chính sách hiện có khác. Mối liên hệ sau có vai trò đặc biệt quan trọng vì khi một đánh giá tác động giúp các cấp hoạch định chính sách hiểu được hiệu quả của một can thiệp thì sẽ có thể định hướng cho các đánh giá tác động hiện thời hay sau này về các can thiệp liên quan. Chính vì vậy mà lợi ích của một đánh giá tác động được thiết kế tốt có tính dài hạn và có những tác động lan tỏa đáng kể.
Đánh giá tác động bao gồm cả các phương pháp định tính và định lượng, cũng như các phương pháp tiên nghiệm và hồi cứu. So với phương thức định lượng, phân tích định tính tìm cách xác định mức tác động một chương trình có thể tạo ra, các cơ chế thực hiện tác động đó và mức độ lợi ích mà đối tượng nhận được thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Trong khi các kết quả định lượng có tính phổ biến thì các kết quả định tính có thể không có đặc tính này. Tuy vậy, các phương pháp định tính cũng tạo ra được những thông tin quan trọng giúp hiểu được cơ chế tác động của chương trình đối với đối tượng thụ hưởng.
Các phương pháp định lượng, cũng là nội dung trọng tâm của nghiên cứu về tác động, bao gồm các phương thức tiên nghiệm và hồi cứu:
Thiết kế tiên nghiệm quyết định những lợi ích hay hạn chế có thể có của một can thiệp thông qua mô phỏng hay các mô hình kinh tế. Phương thức này tìm cách dự báo các kết quả của những thay đổi chính sách dự kiến, với các giả định về hành vi cá nhân và thị trường. Phân tích tiên nghiệm có thể giúp hoàn thiện các chương trình trước khi triển khai, cũng như dự báo những tác động có thể có của chương trình trong các môi trường kinh tế khác nhau.
Ngược lại, đánh giá tác động hồi cứu tìm cách lượng hóa mức tác động gộp thực tế đối với đối tượng thụ hưởng từ chương trình;
Đánh giá tác động về cơ bản là giải quyết vấn đề thiếu dữ liệu, bởi vì ta không thể quan sát được kết quả ở đối tượng tham gia chương trình nếu họ
không phải là người thụ hưởng. Nếu không có thông tin về tình huống phản thực thì phương án được chọn kế tiếp sẽ là so sánh kết quả của các cá nhân hay hộ gia đinh can thiệp với những cá nhân, hộ gia đình trong nhóm so sánh không có can thiệp. Để làm điều này, ta có thể chọn một nhóm so sánh có hoàn cảnh rất giống với nhóm can thiệp, để bảo đảm rằng những đối tượng được nhận can thiệp sẽ có những kết quả tương tự như những đối tượng thuộc nhóm so sánh không có can thiệp.
1.3.2. Nội dung tác động của đào tạo nghề.
Thông qua việc điều tra, tính toán các số liệu thu thập được, tiến hành đánh giá tác động của đào tạo nghề tới hiệu quả sản xuất của nông hộ thông qua một số chỉ tiêu: mức thu nhập tăng lên của hộ, tỷ lệ nghèo đói của địa phương giảm hay tăng, năng suất lao động, năng suất sản xuất tăng lên hay giảm đi, ... so sánh giữa các hộ được học nghề với các hộ không được học nghề, giữa các hộ trước đào tạo và sau đào tạo về một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức đã được truyền tải vào thực tiễn sản xuất ra sao, những đánh giá về chất lượng đào tạo,...
Chương 2