Tình hình cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ ở thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 52 - 60)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn của thị xã Phú Thọ

3.2.1. Tình hình cơ sở đào tạo

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Phú Thọ có 1 trường Đại học, 1 trường Cao Đẳng, 3 trường Cao đẳng nghề, 2 trung tâm dạy nghề, một trường Trung cấp chuyên nghiệp, 2 cơ sở dạy nghề tư thục. Các cơ sở đào tạo đang được nâng cấp, đầu tư xây dựng về số phòng học, trang thiết bị giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo đa dạng hóa ngành nghề;

Bên cạnh các cơ sở đào tạo chính quy thì một số các doanh nghiệp cũng đã kết hợp tuyển dụng công nhân vừa học vừa làm tại chỗ. Tại những đơn vị này, lao động sau khi học nghề xong có thể ký hợp đồng làm việc tại công ty hoặc các công ty khác do thỏa thuận. Cụ thể giai đoạn 2008 – 2011 như sau:

Bảng 3.4: Một số doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề

STT Đơn vị Số lƣợng đào tạo

2008 2009 2010 2011

1 CT CP May Phú Thọ 195 359 600 124

2 CT TNHH May Thành Nam 63 52 70 72

3 CT CP Sứ gốm CTH 0 239 200 0

4 CT TNHH May Phú Thọ 84 175 235 65

5 DNTN Thịnh Hoa 0 0 0 38

6 Cty Vina Kyung Seung 690 203 0 320

Cộng 1.032 1.028 1.105 619

(Nguồn: Phòng lao động – TBXH thị xã Phú Thọ) + Đội ngũ giảng viên;

Toàn thị xã đến thời điểm hiện tại có trên 900 giảng viên, giáo viên, trong đó có trình độ trên Đại học là 266 người, đại học 491 người, cao đẳng 56 người, trung cấp 23 người, khác là 64 người. Hàng năm số giảng viên, giáo

viên không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng và tham gia ngày càng đông đảo vào công tác đào tạo nghề

Bảng 3.5: Đánh giá về năng lực dạy nghề của giảng viên

TT Diễn giải

Nghề nông nghiệp Nghề phi nông nghiệp Người

đƣợc hỏi

Tỷ lệ (%)

Người đƣợc hỏi

Tỷ lệ (%) 1 Kiến thức truyền đạt 103 100 89 100

1.1 Khó hiểu 13 12,62 39 43,82

1.2 Bình thường 26 25,24 22 24,72

1.3 Dễ hiểu 64 62,14 28 31,46

2 Chuyên môn 103 100 89 100

2.1 Tốt 87 84,47 53 59,55

2.2 Bình thường 14 13,59 27 30,34

2.3 Chưa tốt 2 1,94 9 10,11

3 Mức độ nhiệt tình 103 100 89 100

3.1 Nhiệt tình 79 76,70 58 65,17

3.2 Bình thường 16 15,53 18 20,22

3.3 Chưa nhiệt tình 8 7,77 13 14,61

4 Khả năng truyền đạt 103 100 89 100

4.1 Dễ hiểu 73 70,87 61 68,54

4.2 Trung bình 23 22,33 15 16,85

4.3 Khó hiếu 7 6,80 13 14,61

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 3.5 ta thấy đội ngũ giáo viên được học viên đánh giá khá tốt, về chuyên môn, mức độ nhiệt tình, kiến thưc giáo viên truyền đạt và sự tiếp nhận thông tin của học viên. Có tới trên 62% số học viên học nghề nông nghiệp được hỏi đều có chung nhận xét là kiến thức truyền đạt của giáo viên là dễ hiểu. Trình độ chuyên môn và mức độ nhiệt tình tương ứng là trên 84% và trên 76% tổng số học viên được hỏi đều nhận xét vậy, sự truyền đạt kiến thức của các giáo viên khối ngành nông nghiệp cũng tương đối cao, trên 70%. Trong khi đó, đối với nhóm ngành phi nông nghiệp thì các chỉ số này đều thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân của sự chênh lệch và tỷ lệ chọn như vậy là do khối ngành nông nghiệp thường tổ chức trực tiếp ở các mô hình, trực tiếp trên đồng ruộng, vườn cây, kiến thức rất sát thực tế, đúng nhu cầu người học, các giáo viên tham gia giảng dạy đều là những người có kinh nghiệm thực tiễn, còn các nghề phi nông nghiệp thì lý thuyết nhiều, dạy qua hình ảnh, sơ đồ, ít có mô hình thực tiễn, giáo viên thiếu kinh nghiệm và chủ yếu là của các đơn vị không chuyên đào tạo, phải đi thuê các giáo viên bên ngoài nên độ nhiệt tình, kiến thức thực tiễn và sự gần gũi với học viên chưa cao nên sự tận tình chỉ bảo còn hạn chế.

Hộp 3.1: Đánh giá về giảng viên và nghề theo học

“Các giảng viên của Trường trung cấp nông nghiệp giảng rất nhiệt tình, dễ hiểu, chúng tôi có gì không hiểu, kể cả những kiến thức về các lĩnh vực nông nghiệp khác các thầy cô đều giải đáp rất cặn kẽ, tỉ mỉ, còn liên hệ cả địa chỉ để chúng tôi tham quan, học về là chúng tôi có thể tính chuyện làm ngay được”

(Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Ngát, Khu 4 xã Hà Lộc)

“ Tôi tính đăng ký tham gia học lớp làm đồ mộc này về sẽ mở xưởng

làm tại gia đình và anh em cùng làm. Nhưng, ở đây mới chỉ nói chung chung về nghề này, không cụ thể, tỉ mỉ từng kỹ thuật một, sẽ rất khó để làm được”

(Phỏng vấn anh Trần Hữu Giang, Khu 5 xã Hà Thạch - học nghề mộc) + Chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo là bản thiết kế về hoạt động dạy học trong đó phản ánh các yếu tố mục đích dạy học, nội dung và phương pháp dạy học; các kết quả dạy học. Những yếu tố này được cấu trúc theo quy trình chặt chẽ về thời gian biểu;

Wentling (1993) cho rằng: “chương trình đào tạo là một bảng thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (đó có thể là một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày, một tuần hoặc một vài năm). Bảng thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì có thể trong đợi ở người học sau khóa học, nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, và tất cả các cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”.

Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp ở Việt Nan Các chương trình đào tạo chủ yếu thực hiện trong hệ thống nghề sơ cấp là theo hệ thống Mô đun. Hệ thống mô đun là loại chương trình gồm nhiều mô đun được sắp xếp thành một hệ thống logic. Thiết kế chương trình theo môđun (Module) là cách thiết kế hiện đại và phổ biến trong dạy học hiện nay, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp.

Trong dạy học, thuật ngữ mô đun được dùng để chỉ một đơn vị kiến thức hoặc một hệ thống kỹ năng (thực tiễn hay trí óc) vừa tương đối trọn vẹn và độc lập, vừa có thể kết hợp với kiến thức hoặc kỹ năng khác, tạo thành hệ thống trọn vẹn có quy mô lớn hơn;

Nếu so sánh với loại chương trình theo hệ thống môn học, thì các kiến thức, kỹ năng, thái độ trong một mô đun được tích hợp từ nhiều môn học sơ đồ sau:

Môn 1 Môn 2 … Môn n Mô đun 1

Mô đun 2

Mô đun i

Hình 3.3: Sơ đồ nội dung các môn học trong Mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy học theo mô đun là hệ thống các mô đun được kết nối với nhau theo các hình thức nhất định, sao cho khi hoàn thành các mô đun đó, người học đạt được một trình độ hoàn thành chương trình của mình. Thành phần chính của loại chương trình này gồm:

- Mục tiêu đào tạo theo trình độ đào tạo (trình bày dưới dạng tổng quát);

- Kế hạch đào tạo;

- Sơ đồ và nội dung các modul đào tạo.

Mô đun đào tạo được xây dựng theo một trong hai loại cấu trúc sau:

- Tích hợp giữa kiến thức cơ sở với 1ý thuyết chuyên môn và thực hành nghề;

- Tích hợp giữa lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề.

Mô đun đào tạo được trình bày ngắn gọn, rõ ràng và súc tích, thể hiện rõ các hoạt động thực hành.

Cấu trúc mô đun đào tạo bao gồm:

- Mục tiêu cần đạt được sau khi học xong mô đun;

- Nội dung (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của mô đun;

- Điều kiện thực hiện mô đun (thiết bị, phương tiện dạy học, giáo viên, thời gian, các loại học liệu v.v);

- Kiểm tra hoặc thi dùng để đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện mô đun.

+ Cơ sở vật chất cho đào tạo nghề

Trang thiết bị sử dụng cho luyện tập, kỹ năng thực hành ở các trường thực hành nghề, các mô hình trình diễn còn thiếu cả về số lượng lần chất lượng. Theo số liệu của phòng lao động thương binh xã hội thị xã Phú Thọ thì có khoảng 28,75% số thiết bị là tương đối phù hợp với công nghệ sản xuất hiện nay, trong đó có tới 13,80% số thiết bị đã quá cũ và lạc hậu 9,75% thiết bị sản xuất được sản xuất từ năm 1975-1985, 21,20% số thiết bị được sản xuất từ năm 1986-1995, 26,50% số thiết bị được sản xuất từ năm 1996-2000.

Mặc dù trong những năm gần đây đã có một số trường và cơ sở mới thành lập được trang bị máy mọc thiết bị đồng bộ tương đối hiện đại phù hợp với công tác dạy nghề, sát với thực tế sản xuất. Nhưng nhìn chung về tổng thể trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề vẫn còn thiếu về số lượng và lạc hậu so với kỹ thuật, công nghệ sản xuất.

Bảng 3.6: Đánh giá về chương trình dạy nghề

Đánh giá Nghề nông nghiệp Nghề phi nông nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1. Chương trình đào tạo 118 100 107 100

+ Phù hợp 88 74.58 76 71.03

+ Chưa phù hợp 30 25.42 31 28.97

2. Nội dung 118 100 107 100

+ Phù hợp 97 82.2 92 85.98

+ Chưa phù hợp 21 17.8 15 14.02

3. Phương pháp 118 100 107 100

+ Phù hợp 102 86.44 89 83.18

+ Không phù hợp 16 13.56 18 16.82

4. Hiệu quả 118 100 107 100

+ Có hiệu quả 93 78.81 79 73.83

+ Chưa hiệu quả 25 21.19 28 26.17

(Nguồn: Số liệu điều tra) Thông qua phiếu điều tra 118 học viên học nghề nông nghiệp và 107 học viên học nghề phi nông nghiệp thì có trên 82% số người được hỏi cho rằng nội dung và phương pháp đào tạo là rất phù hợp, nội dung rất trúng, phương pháp cầm tay chỉ việc, tham quan mô hình trình diễn thực tế với nhu cầu, tuy vậy vẫn có nhiều người cho rằng nội dung còn mang nặng tính lý thuyết, chưa truyền đạt hết kinh nghiệm và nội dung mô đun, thời gian học lại kéo dài. Một phần do hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của giảng viên, phần vì những người này tham gia học tập chưa tích cực.

Chương trình học có nhiều mô đun, nhiều môn trong một mô đun nên việc tiệp cận, theo dõi phải thường xuyên. Tính hiệu quả là rất cao nhưng mô hình tham quan còn hạn chế nên chưa kích thích được sự quyết tâm của người học, do đó ở 2 tiêu chí: chương trình học và hiệu quả của học nghề đạt chưa đến 80%.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ ở thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)