Kết quả đào tạo nghề cho hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ ở thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 60 - 67)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn của thị xã Phú Thọ

3.2.2. Kết quả đào tạo nghề cho hộ nông dân

Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, toàn thị xã đã tổ chức được 28 lớp nghề theo chương trình mục tiêu quốc gia và đào tạo nghề thường xuyên với tổng số gần 1000 người tham gia;

Bảng 3.7: Các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp đang triển khai

STT Nghề đào tạo Địa điểm Trình

độ

Số lớp

Số người

I Nhóm nghề phi nông nghiệp 9 315

1 Nghề mộc gia dụng Hà Thạch, Văn Lung SC 2 70

2 May thời trang Thanh Vinh SC 1 35 3 May Công nghiệp Thanh Vinh, Thanh Minh SC 2 70

4 Hàn điện Trường Thịnh SC 1 35

5 Điện dân dụng Hà Lộc, Thanh Minh SC 2 70

6 Sửa chữa máy nông nghiệp Thanh Vinh SC 1 35

II Nhóm nghề Nông nghiệp SC 19 665

1 Quản lý dịch hại tổng hợp Phú Hộ, Hà Thạch,

Thanh Vinh SC

3 105 2 Trồng rau an toàn Hà Lộc, Thanh Minh SC 2 70 3 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt Văn Lung, Hà Thạch, Hà

Lộc SC

3 105 4 Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn Thanh Minh, Hà Thạch SC 3 105

5 Trồng nấm Phú Hộ, Âu Cơ SC 2 70

6 Trồng hoa đào Hà Lộc, Phú Hộ SC 2 70

7 Phòng, chữa bệnh thủy sản Hà Thạch, Phú Hộ SC 2 70 8 Chế biến thức ăn thủy sản Hà Thạch, Phú Hộ SC 2 70

Tổng số 28 980

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội thị xã Phú Thọ) Cụ thể số lớp, số nghề qua từng năm như sau:

Bảng 3.8. Kết quả đào tạo nghề qua các năm

TT Ngành đào tạo ĐVT Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

1 Nghề Nông nghiệp Nghề

+ Số lớp Lớp 3 6 10

+ Số học viên Người 105 210 350

2 Nghề phi Nông nghiệp Nghề

+ Số lớp Lớp 2 3 4

+ Số học viên Người 70 105 140

3 Ứng dụng kiến thức đã Người

học vào thực tiễn

+ Ngành nông nghiệp Người > 65% > 75% > 80%

+ Ngành phi nông nghiệp Người > 70% >75% > 75%

(Nguồn: Phòng LĐ-TBXH Thị xã Phú Thọ) Theo công văn số 930/SLĐTBXH-DN ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ thì Thị xã Phú Thọ được phân bổ nghề với 18 lớp cho 4 đơn vị đào tạo với số lượng học viên tham gia là 630 người, bên cạnh đó còn một số nghề khác do các doanh nghiệp tổ chức dưới hình thức đào tạo và ký hợp đồng làm việc sau đào tạo cho các học viên.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2012 thì số lớp thực hiện hoàn thành chỉ là 14 lớp với 490 người theo học. Nguyên nhân là do kế hoạch giao chậm, trong khi nghề nông nghiệp đòi hỏi theo thời vụ nên nhiều nghề phải chuyển sang kế hoạch năm sau. Mặc dù vậy, ý thức của người học tương đối tốt, khả năng ứng dụng ngay vào sản xuất, canh tác và làm nghề cao.

Trong tổng số 10 giáo viên được phỏng vấn có 7 giáo viên (chiếm 70%) cho biết mức độ tiếp thu bài của học viên là tốt, có 3 giáo viên (chiếm 30%) cho rằng mức độ tiếp thu của học viên là bình thường, không có giáo viên nào cho rằng mức độ tiếp thu bài học của học viên là kém.

Trong 10 giáo viên được phỏng vấn thì cả 10 giáo viên (chiếm 100%) cho răng không nên kết hợp dạy nghề nông nghiệp cho nông dân với việc dạy văn hóa cho nông dân. Bởi vì, việc tiếp thu bài vở của học viên là tốt

Trong 10 giáo viên được phỏng vấn thì có tới 7 giáo viên (chiếm 70%) đều cho biết: Người nông dân đã có tâm sự về hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng cũng như những khó khăn đang gặp phải trong quá trình học nghề nông nghiệp. Như vậy, có thể khẳng định rằng người nông dân rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân, họ sẵn sang chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học nghề nông nghiệp.

Phần lớn các giáo viên và học viên được hỏi đều có nhận định chung là học nghề phi nông nghiệp khó tiếp thu hơn nghề nông nghiệp, nguyên nhân một phần là do sự tiếp nhận kiến thức của người dân còn hạn chế, mặt khác do kinh nghiệm, sự truyền tải của giáo viên cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người học và một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đó là thiếu các mô hình thực tiễn để tham quan, cầm tay chỉ việc, chủ yếu đối với nhóm nghề phi nông nghiệp.

Trong 3 năm, thị xã đã tổ chức được 28 lớp học nghề, bao gồm cả nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp. Trong đó: Nghề nông nghiệp là 19 lớp, tương ứng có 665 học viên theo học, chủ yếu học các nghề về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, như: kỹ thuật trồng trọt, trồng nấm, trồng hoa, cây cảnh, hoa đào, chăn nuôi lợn, nuôi cá nước ngọt, rau an toàn, ... nghề phi nông nghiệp là 9 lớp, tương ứng có 315 học theo học, các ngành chủ yếu là:

may công nghiệp, chế biến gỗ, hàn, điện, ...

Số học viên bình quân/1 lớp là 35 người, cá biệt có những lớp không tham gia đủ và có lớp có nhiều người đăng ký theo học do nhu cầu lớn;

Theo điều tra của tác giả (chọn mẫu ngẫu nhiên và suy rộng mẫu điều tra) thì trong tổng số 103 hộ được phỏng vẩn thì cơ bản các hộ có tham gia đào tạo nghề về lĩnh vực nông nghiệp thì có trên 80% số hộ được hỏi là có áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn sản xuất của gia đình và có hiệu quả nhất định;

Bên cạnh những nghề do các cơ sở đào tạo của các sở, bán, ngành đào tạo thì còn một số lượng lớn những lao động phi nông nghiệp do các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị xã tham gia đào tạo cho chính công ty của học, như: ngành, nghề may, cơ khí chế tạo, gạch ngói, …;

Năm 2012, trong số 350 học viên học nghề nông nghiệp thì có khoảng trên 80% số người tham gia đào tạo áp dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất,

kết hợp với sự hỗ trợ kỹ thuật của phòng kinh tế thị xã. Việc định hướng việc làm cho nông dân sau khi hoàn thành khóa học là khuyến khích người nông dân áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất tại gia đình, chứ không hướng người nông dân vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp. Vì vậy, để đánh giá khả năng kiếm việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp chính là đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, người nông dân tự phát triển sản xuất tại gia đình. Như vậy có đến 20% số người chưa vận dụng được những kiến thức vào thực tế. Lý do là người nông dân sau khi hoàn thành khóa học thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc vay vốn để sản xuất, người nông dân thiếu vốn, thiếu đất đai, thiếu nhân lực, thiếu thông tin thị trường nông sản và thiếu cả sự liên kết hợp tác làm ăn giữa các hộ nông dân

Hộp 3.2: Các nhà khác không cùng làm…

…“Sau khi bác học xong kỹ thuật sản xuất rau sạch thì không làm được, vì các ruộng cạnh bên không làm rau sạch nên ảnh hưởng đến ruộng nhà bác và bác không có kinh phí xây dựng bể chứa nước sách để tưới cho rau”…

Ông Lê Văn Khởi khu 6 Phú Hộ- học viên lớp trồng rau an toàn - Đánh giá của nông dân về sự đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân của các khóa đào tạo nghề nông nghiệp do địa phương tổ chức:

74%

26%

Đáp ứng đủ kiến thức để sản xuất

Chưa đáp ứng đủ kiến thức, cần phải học hỏi thêm

Hình 3.4: Biểu đồ sự đáp ứng của các khóa đào tạo nghề nông nghiệp đối với nhu cầu, nguyện vọng nông dân

Mặc dù đã có những sự chuyển bị rất kỹ càng về chuyên môn, giáo trình, phương pháp truyền đạt. Nhưng sự đáp ứng các nhu cầu của người dân tham gia học nghề là chưa thực sự cao, điều đó cho thấy hiệu quả công tác đào tạo nghề còn nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Do thiếu các mô hình thực tiễn, mặt khác do sự đầu tư ban đầu để sản xuất là tương đối cao, khiến cho người học còn e dè, cám thấy khó thực hiện.

Hộp 3.3: Đánh giá nghề phi nông nghiệp

Tôi thấy nghề chế biến gỗ này là rất hay, ngoài việc giải quyết việc làm cho gia đình thì có thể tạo việc làm cho một số người khác nữa. Nhưng mà vốn đầu tư lớn quá, khó có khả năng mà thực hiện độc lập được”

Ông: Lê Như Mạnh, khu 7 Hà Thạch - Đánh giá về kết quả hoàn thành khóa học của học viên:

Số nông dân hoàn thành khóa đào tạo nghề:

1.75%

98.25%

Số nông dân hoàn thành khóa học

Số nông dân không hoàn thành khóa học

Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ hoàn thành khóa học

Trong tổng số 980 người đăng ký tham gia học thì đến khi kết thúc khóa học chỉ có 963 người đủ điều kiện thi và cấp chứng chỉ nghề, chiếm 98,25% số học viên. Nguyên nhân của một bộ phận nhỏ nông dân không tham gia hết khóa học là: Do họ là lao động chính trong gia đình, họ có rất ít thời gian rảnh rỗi để theo học và họ chưa sắp xếp được thời gian hợp lý để theo học nghề nông nghiệp. Tuy lớp học được tổ chức ngay ở địa phương (nhà văn hóa thôn) nhưng cũng rất khó khăn cho người nông dân trong quá trình sắp xếp thời gian rảnh để cho học tập số phần trăm người bỏ học là 1,75%;

Kết quả học tập của học viên:

129

716

118

0

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Số lƣợng

Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu

Loại học lực Số lượng

Hình 3.6: Biểu đồ kết quả học tập của các học viên

Trong tổng số 963 hoàn thành khóa học thì có 129 người đạt loại giỏi, chiếm 13,41%, loại khá là 716 người, chiếm 74,31%, loại trung bình là 118 chiếm 12,28%, không có học viên tốt nghiệp loại trung bình. Đây là một kết quả rất tốt.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ ở thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)