Đánh giá tác động của đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ ở thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 68 - 83)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn của thị xã Phú Thọ

3.2.4. Đánh giá tác động của đào tạo nghề

+ Số nông dân tạo thêm việc làm sau đào tạo;

Cơ bản số nông dân tham gia các lớp học nghề đều là người đã có việc làm ở gia đình (nghề nông nghiệp), một số ít tham gia làm việc cho các doanh nghiệp. Điều tra 140 người tham gia học nghề nông nghiệp thì thu được kết quả của 115 trả lời, số lao động tạo được thêm việc làm sau các khóa đào tạo như sau:

Bảng 3.9: Số nông dân có việc làm thêm sau các khóa đào tạo Chỉ tiêu

Làm đúng nghề Làm trái nghề

Đang chờ việc Tạo

thêm

Tiếp tục nghề cũ

Tạo thêm

Tiếp tục nghề cũ

Số lượng 19 67 12 8 9

Tỷ lệ (%) 22,09 77,91 60,0 40,0 33,33

74,78 17,39 7,83

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2012) Qua bảng tổng hợp 3.9 có thể thấy, số lượng học viên sau đào tạo nghề có việc làm đúng nghề đào tạo chiếm 74,78%, đây vẫn là một tỷ lệ thấp so với bình quân toàn tỉnh, số làm trái nghề là 217,39%, còn lại số thất nghiệp tạm thời là 7,83%.

Trong tổng số 106 người có việc làm sau đào tạo thì có 31 người được tạo việc làm mới sau đào tạo chiếm 26,96%. Trong đó có 19 người làm đúng nghề và 8 người làm trái nghề. Nguyên nhân của kết quả trên là do các cơ sở đào tạo cũng như người đăng ký tham gia học nghề chưa quan tâm và chú ý nhiều đến nhu cầu xã hội và năng lực của bản thân, gia đình, sự định hướng chưa thực sự hợp lý, tâm lý “học cho vui”, “học theo phong trào”, “thấy có kinh phí hỗ trợ thì đi học”. Chính điều này đã gây thiệt hại về thời gian, tài chính cho bản thân người lao động và nhà nước. Nhưng tóm lại thì cơ bản những nghề mà người nông dân tham gia đào tạo đều là nghề nông nghiệp nên công việc họ làm có sự khác biệt không lớn, học và làm nghề này họ vẫn có thể làm thêm nghề khác.

Hộp 3.4: Kết hợp chăn nuôi – Thủy sản

“ Tôi tham gia lớp nuôi trồng thủy sản, dù vậy nhà tôi cũng nuôi khá nhiều lợn, phân lợn tận dụng làm thức ăn cho cá. Thu nhập hàng năm chủ yếu từ bán cá, lợn thịt và một phần nhỏ từ trồng trọt”

Ông Trần Văn Chiến, Khu 4 xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ

+ Các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm, ...

Chất lượng nguồn lao động: là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới vấn đề sử dụng lao động và tạo việc làm cho lao động. Mặc dù tỷ lệ học viên tốt nghiệp các lớp nghề được điều tra đạt loại khá, giỏi là rất cao (> 87%) nhưng đây chưa phải là yếu tố phản ánh chất lượng nguồn lao động. Nhìn chung theo đánh giá của các giáo viên tham gia giảng dạy thì phần đa người nông dân đi học rồi mới về làm nghề chứ ít ai đã làm nghề rồi mà đi học nâng cao, do đó phần hành của họ là rất hạn chế;

Vấn đề tín dụng nông thôn, tài chính hộ: Theo thống kê năm 2012, toàn thị xã có trên 6.576 việc làm được tạo mới, trong đó thông qua dự án vay vốn quỹ Quốc gia về việc làm giải quyết được 452 người, còn lại từ các nguồn khác. Việc tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn là rất hạn chế do đều là vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, độ rủi ro lại cao nên người nông dân tiếp cận được nguồn vốn này là rất khó;

Thời điểm những năm trước, nguồn thu nhập của hộ gia đình chủ yếu dựa vào chăn nuôi và trồng trọt (lúa và hoa màu), tỷ lệ tương ứng là 83,8% và 94,4%. Một số các nguồn thu khác như buôn bán, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, trợ cấp, lương, … cũng khoảng dưới 20% số hộ gia đình.

Bảng 3.10: Thu nhập bình quân của hộ từ một số nguồn chủ yếu Nguồn thu nhập Tỷ lệ số hộ có nguồn

thu nhập (%)

Thu nhập bình quân (1000 đ)

1. Số hộ điều tra 101

2. Các nguồn thu nhập

Thu từ trồng lúa 96,70 2.183,8

Thu từ trồng màu 83,30 1.350,1

Thu từ trồng cây ăn quả 18,30 545,2

Thu từ chăn nuôi 82,40 3.793,9

Thu từ thủy sản 7,80 621,3

Tiểu thủ công nghiệp 4,60 5.324,54

Làm thuê 14,40 2.462,75

Lương, trợ cấp, phụ cấp 13,20 2.359,5

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình)

Vấn đề đất đai: Diện tích bình quân/ đầu người là 0,086 ha, diện tích đất nông nghiệp bình quân cho mỗi dân cư nông thôn là 0,07 ha và diện tích bình quân cho mỗi lao động nông thôn là 0,192 ha. Đây là con số rất nhỏ so với bình quân chung toàn tỉnh. Do diện tích đất canh tác ít nên người dân thiếu đất để sản xuất nông nghiệp, dẫn đến khả năng mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm trong nông thôn rất hạn chế;

Các yếu tố khác: Bên cạnh một số yếu tố tác động chủ yếu đến việc giải quyết việc làm trong nông thôn thì còn một số yếu tố khác cũng tác động không nhỏ đến cơ hội việc làm của người nông dân sau đào tạo nghề: Sự khó khăn trong việc chủ động nguồn vốn sản xuất, sự hạn chế về các thông tin kinh tế thị trường, cơ chế chính sách hỗ trợ việc làm sau học nghề của nhà nước, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, áp dụng kiến thức mới vào sản xuất, tâm lý e dè chưa dám mạo hiểm, …

3.2.4.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất của hộ nông dân sau khi được đào tạo;

Sự thay đổi năng suất, hiệu quả sản xuất: Giảm chi phí sản xuất, mức lợi nhuận tăng thêm của nông hộ;

Do diện tích đất canh tác bị thu hẹp do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, người nông dân, nhất là những người trong độ tuổi lao động, vì nhiều lý do khác nhau mà không thể di chuyển ra các khu đô thị, không thể đi làm ở các khu công nghiệp mà vẫn phải bám trụ lại quê hương. Để tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi nghề ngay tại quê mình, phòng lao động thị xã đã phối hợp với trường Trung cấp nông lâm nghiệp Phú Thọ tổ chức lớp: hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt và nghề chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản quy mô nhỏ tại hộ gia đình để tận dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, gia đình (cám ngô, gạo, đậu, rau xanh, đạm động thực vật, …). Kết quả như sau:

Bảng 3.11: Sự thay đổi về hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá sau khi học nghề chế biến thức ăn thủy sản

Chỉ tiêu Nuôi quảng canh

Nuôi bằng thức ăn CN

Nuôi bằng thức ăn tự chế biến

GO/1ha (Tr. đ) 175,50 321,30 286,20

IC/1ha (Tr. đ) 108,81 212,06 134,51

VA/1ha (Tr. đ) 66,69 109,24 151,69

VA/GO (%) 38,03 34,16 53,21

VA/IC 0,61 0,16 1,13

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán) Qua bảng trên ta có thể thấy, đối với nghề chế biến thức ăn thủy sản thì hiệu quả sản xuất thể hiện rất rõ khi điều tra 18 gia đình cũng nuôi cá rô phi đơn tính. Cụ thể: Đối với hình thức nuôi quảng canh (phổ biến) thì tỷ lệ lợi nhuận thu được cũng khá cao (38,03%) nhưng về mặt giá trị thì rất thấp, thời gian nuôi kéo dài, chủ yếu người dân không chu ý chăm sóc, nuôi chủ yếu để cải thiện cuộc sống, đối với các hộ nuôi bằng cám công nghiệp thì năng suất và sản lượng rất cao nhưng tỷ lệ lợi nhuận thì cũng không cao (34,16%), bù lại thời gian nuôi lại khá ngắn (khoảng 5 -6 tháng/1 lứa), còn đối với các hộ nuôi bằng thức ăn tự chế thì tỷ lệ lợi nhuận rất cao (trên 53%) nhưng thời gian nuôi (6 -7 tháng) thì dài hơn so với nuôi công nghiệp, ngắn hơn so với nuôi quảng canh (9 – 12 tháng) và cũng mất nhiều thời gian cho việc chế biến thức ăn hơn các hình thức nuôi khác. Nhưng bù lại thì giá trị nuôi cũng không thua kém so với nuôi công nghiệp. Điều đó chứng tỏ rằng, thức ăn tự chế nuôi cá nước ngọt, xét về khía cạnh nào đó cũng có hiệu quả hơn so với các hình thức cho ăn khác và do đó việc học nghề chế biến thức ăn cho cá nước ngọt là hữu ích và cần thiết đối với những người nông dân nuôi và có ý định nuôi cá.

Hộp 3.5: Nuôi cá bằng thức ăn tự chế biến

“Sau khi lớp học nghề ngắn hạn 3 tháng do trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Phú Thọ tổ chức, tôi đã về vay thêm vốn, tự tổ chức chế biến được 5.000 kg thức ăn nuôi Thủy sản và chăn nuôi gia cầm, với 5000 m2 ao cá, thu hoạch hơn 4 tấn cá thịt, lãi 45 triệu đồng, bằng 56% giá trị tổng sản lượng (so với 30 – 35% trước đây mua thức ăn công nghiệp)”

Hộ gia đình ông Trần Mạnh Trí, khu 8 xã Hà Thạch Trên đây là hiệu quả của sản xuất của nông hộ đối với nghề chế biến thức ăn cho cá nước ngọt. Ngoài ra, qua điều tra khảo sát đối với các nghề khác cũng cho kết quả rất khả quan, như nghề trồng rau, nấm an toàn hay nghề trồng hoa trên đất trồng sắn trước kia.

3.2.4.3. Đánh giá sự thay đổi thu nhập và nghèo đói

+ Sự thay đổi thu nhập (trước và sau đào sau đào tạo);

Một trong những tình huống phản thực trong so sánh các kết quả chương trình ở đối tượng tham gia trước và sau đào tạo nghề. Ta có thể so sánh các kết quả hồi cứu ở người thụ hưởng với các kết quả thu được trước khi tham gia các lớp nghề, loại trừ một số tác động của các nhân tố khác

Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ các lớp dạy nghề này. Như gia đình anh Hán Văn Bằng (ở khu 3 xã Thanh Vinh) là một ví dụ. Trước đây, hoàn cảnh kinh tế của gia đình anh rất khó khăn. Gia đình 5 người chỉ trông vào vài sào ruộng. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo, trở nên khá giả.

Hộp 3.6: Trồng nấm cho thu nhập cao

“Trồng Nấm là nghề có nhiều ưu điểm: chi phí đầu tư ban đầu thấp, có cán bộ kỹ thuật tư vấn, thị trường tiêu thụ sản phẩm lại rộng…Vì vậy, sau khi được học nghề, tôi quyết định xây dựng lán trại, bắt đầu nghề trồng nấm.

Năm đầu thử nghiệm, tôi chỉ trồng một loại nấm sò. Đến nay, nấm đã bắt đầu cho thu hoạch với số lượng khoảng 25kg/ngày. Với giá hiện tại là 30.000đồng/kg, mỗi ngày gia đình tôi thu được trên dưới 750.000 đồng từ nấm. Đặc biệt, tôi không phải lo lắng tìm đầu ra cho sản phẩm, bởi các chủ sạp rau ở chợ, người dân truyền tin nhau tìm về tận nơi thu mua”.

Anh Hán Văn Bằng, khu 3 xã Thanh Vinh Quá trình sản xuất hạch toán thấy có lãi, gia đình anh Bằng mở rộng diện tích trồng Nấm, và đưa vào trồng thêm nhiều loại nấm khác như: Nấm rơm, nấm mỡ… Người biết nghề lại truyền nghề cho người chưa biết, ban đầu, cả xã chỉ có vài hộ trồng Nấm “thí điểm”, đến nay đã có vài chục hộ làm theo.

Với các hộ học nghề trồng trọt cũng có những tín hiệu khả quan, thu nhập của họ cũng tăng lên sau khóa học do đã biết áp dụng những kiến thức vào sản xuất, thay đổi tư duy, suy nghĩ. Qua điều tra 33 hộ tham gia lớp trồng nấm ở xã Phú Hộ và phường Âu Cơ đã thu được kết quả tốt. Diện tích đất canh tác của mỗi hộ bình quân là 6 sào, gia đình có 6-7 nhân khẩu, hàng năm chỉ canh tác lúa 2 vụ, trồng rau màu và các lọa cây ngắn ngày khác, thu nhập hàng năm chỉ khoảng.

Bảng 3.12: Sự thay đổi về hiệu quả sản xuất của các hộ trồng rau an toàn sau khi đƣợc học nghề trồng rau và trồng nấm

Chỉ tiêu Lúa 2 vụ + 1 vụ rau màu Trồng rau an toàn

GO/1sào (Tr. đ) 5,78 10,56

IC/1sào (Tr. đ) 3,53 5,83

VA/1sào (Tr. đ) 2,25 4,73

VA/GO (%) 38,93 44,79

VA/IC 0,64 0,81

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán) Trong các hộ học nghề trồng trọt, tôi tiến hành điều tra các hộ học ngành trồng nấm sò và trồng rau an toàn theo hướng VietGAP. Các hộ đối chứng ở đây chính là các hộ trước đây chỉ canh tác theo lối truyền thống cũ, tức là họ trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu, năng suất bình quân 1,8 tạ/ha hàng năm sau khi trừ đi các khoản chi phí họ chỉ còn khoảng trên 2,5 triệu đồng/năm.

Tỷ suất lợi nhuận thu được tăng từ 38,93% lên 44,79%, mặt khác thời gian lao động lại nhàn hơn, họ có thời gian nghỉ ngơi và làm các công việc khác.

Cuộc sống đã bớt khó khăn hơn trước. Thời gian tới họ sẽ áp dụng trên toàn bộ diện tích đất canh tác của mình, thì khi đó thu nhập còn tăng lên đáng kể.

+ Sự thay đổi thu nhập (do được đào tạo và không được đào tạo);

Sơ đồ dưới đây minh họa trong trườg hợp chọn mẫu ngẫu nhiên để so sánh thu nhập giữa các hộ được học nghề và các hộ không tham gia học nghề.

Giả định rằng cả hai nhóm hộ đều có xuất phát ban đầu thu nhập Y0. Sau khi can thiệp triển khai (học nghề), thu nhập của nhóm được học nghề là Y2, của nhóm không học nghề là Y1. Do vậy hiệu quả của chương trình học nghề được thể hiện bằng Y2 – Y1. Tuy vậy, kết quả so sánh này chỉ mang tính tương đối vì nhóm đối chứng có thể chưa hoàn toàn đủ khả năng đảm bảo so sánh.

Điều tra

ban đầu Chương trình

Hình 3.7: Sơ đồ giả định hiệu quả đào tạo nghề Sau đào tạo, thu nhập của hộ đã có sự chuyển biến. Cụ thể:

Bảng 3.13: Thu nhập bình quân của các hộ học nghềvà không học nghề ĐVT: 1000 đồng/người/năm

Chỉ tiêu Hộ tham gia

học nghề

Hộ không tham gia học nghề

Thu nhập trước học nghề 4.235,5 4.235,5

Thu nhập sau học nghề 7.545,2 4.665,4 (*)

(Nguồn: Số liệu điều tra) (*): Số hộ nghèo năm trước do không tham gia học nghề, thu nhập có tăng nhưng không đáng kể.

Số liệu điều tra tập trung chủ yếu vào những hộ nghèo và cận nghèo tham gia học nghề theo đề án 1956, thu nhập của những người có tham gia học nghề có tăng lên do họ biết áp dụng kỹ thuật và mạnh dạn đầu tư sản xuất, một số hộ chưa áp dụng ngay những kiến thức đã học vào sản xuất do

Y2

Y1

Y0

Thời gian

Tác động Y2 – Y1

ĐT tham gia

Đối chứng

một số nguyên nhân. Qua điều tra ngẫu nhiên 75 người trong số 101 người nghèo tham gia học nghề và 68 người nghèo không tham gia học nghề thì kết quả về thu nhập như bảng trên. Trong tổng số 75 người nghèo tham gia học nghề có 33 người áp dụng kiến thức đã học vào sản sản xuất và mức thu nhập bình quân là 11.650.000 đ, còn lại 42 hộ chưa có điều kiện áp dụng và đầu tư nhưng với những kiến thức đã được nghiên cứu thì thu nhập bình quân của họ là 4.320.000 đ/người/năm. Còn lại 68 người không tham gia đào tạo nghề đều có mong muốn sẽ tham gia vào các khóa sau với những lĩnh vực mong muốn, do đó hiện tại thu nhập của họ là 4.665.400 đồng, cao hơn mức bình quân của các hộ tham gia học nghề nhưng chưa áp dụng vào sản xuất. Tuy vậy thì bình quân chung của nhóm hộ tham gia học nghề có thu nhập cao hơn nhóm không học nghề khoảng 2.880.000 đồng. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ, mặc dù là chưa cao nhưng sẽ là tiền đề để các cấp lãnh đạo định hướng, mở rộng ngành nghề đào tạo và khuyến khích người dân tham gia học nghề để phát triển kinh tế gia đình.

+ Sự thay đổi tỷ lệ nghèo đói:

Tỷ lệ đói nghèo của thị xã trong vài năm trở lại đây đã có bước giảm đáng kể. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội thì sự nghèo đói cũng dần lùi xa, nhất là từ khi có chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Số lượng nông dân tham gia học tập ngày càng nhiều thì sự nghèo đói giảm ngày càng rõ rệt, thể hiện ở những hộ có tham gia học nghề và hộ không tham gia, giữa trước và sau học nghề:

Bảng 3.14: Tỷ lệ hộ nghèo của thị xã Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ hộ nghèo BQ % 5,62 5,19 4,49

(Phòng Thống kê thị xã Phú Thọ)

Qua phiếu điều tra 203 hộ nghèo (từ UBND các xã trong thị xã) bao gồm 101 người có tham gia các lớp đào tạo nghề và 102 người không tham gia bất kỳ một lớp đào tạo hay tập huấn nào về nghề mình đang làm, kết quả thu được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.15: Sự thay đổi tỷ lệ đói nghèo giữa các đối tƣợng tham gia học nghề và không học nghề

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hộ nghèo

Thoát nghèo

Hộ nghèo

Thoát nghèo

Hộ nghèo

Thoát nghèo

Học nghề 19 16 22 11 19 14

Tỷ lệ 54,29 45,71 66,67 33,33 57,58 42,42

Không học nghề 34 8 28 6 19 7

Tỷ lệ 80,95 19,05 82,35 17,65 73,08 26,92

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán) Theo bảng trên thì tác giả điều tra ngẫu nhiên theo số liệu cung cấp của các địa phương, bảng được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm thứ nhất là các hộ nghèo có học nghề: Năm 2010, lấy ngẫu nhiên 35 người được xếp loại hộ nghèo tham gia học nghề và đến hết năm 2010 thì đã có 16 hộ thoát nghèo (chiếm 45,71%), năm 2011 tương ứng điều tra ngẫu nhiên 33 hộ nghèo thì đến hết năm có 11 hộ thoát nghèo (33,33%), năm 2012 cũng điều tra 33 hộ thì có 14 hộ thoát nghèo (chiếm 42,42%), tính bình quân chung cho cả 3 năm thì số hộ thoát nghèo là 41 hộ (trên tổng số 101 hộ được điều tra) tương ứng là 40,59%;

Nhóm thứ hai là nhóm các hộ nghèo nhưng không tham gia học nghề:

Năm 2010 điều tra 42 hộ nghèo thì chỉ có 8 hộ là tự vươn lên thoát nghèo (chiếm 19,05%), năm 2011 điều tra 34 hộ thì chỉ có 6 hộ thoát khỏi hộ nghèo (chiếm 17,65%), năm 2012 điều tra 26 hộ thì chỉ có 7 hộ thoát nghèo (chiếm

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ ở thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 68 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)