Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ TĂNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ SAU KHI ĐÃ ĐƢỢC ĐÀO TẠO NGHỀ
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu của đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Thị xã Phú Thọ
4.1.1. Quan điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Các cấp lãnh đạo cùng nhân dân đều thống nhất quan điểm chỉ đạo của Đảng về dạy nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương. Tập trung dạy nghề cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu lao động của các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyển nghề; dạy nghề cho bộ phận nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Chú trọng dạy nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách và lao động ở vùng đô thị hóa…
4.1.2. Phương hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trong thị xã về công tác đào tạo nghề ngắn hạn, kết nối với các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể tăng cường tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, vận động thanh niên và người dân tham gia học nghề;
Tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người dân, tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, thiết bị, mô hình cho các cơ sở dạy nghề. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện đào tạo nghề cho người lao động hàng năm;
Tổ chức linh hoạt về các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, găn với học liệu sinh động đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học, bảo tồn và phát triển những nghề truyền thống của địa phương, ...
Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người học thuộc các đối tượng đặc thù theo quy định của nhà nước;
Nghiên cứu ban hành các chính sách có tính ưu việt hơn so với chính sách chung như: Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, chính sách đối với người học nghề, chính sách đối với doanh nghiệp tham gia dạy nghề, chính sách giải quyết việc làm đối với người sau học nghề;
Tập trung đào tạo những ngành, nghề và khả năng tạo việc làm là cao nhất, dễ tiếp thu nhất, thị trường đang cần nhất, phù hợp với khả năng và điều kiện để học và áp dụng.
4.1.3. Mục tiêu của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Giai đoạn 2011-2015: phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo.
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,4%/năm. Tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khao học công nghệ
Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ở thị xã Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 cần phổ biến rộng rãi trong nhân dân, tạo cơ hội tiếp cận kiến thức khoa học công nghệ mới cho nông dân, đào tạo nghề nông nghiệp vẫn triển khai ở 2 hình thức:
Hình thức thứ nhất: là các buổi tập huấn kỹ thuật nông nghiệp ngắn ngày, các buổi hội thảo đầu bờ, tham quan mô hình thực tế, xây dựng mô hình trình diễn ở hình thức 1 nhằm giải quyết vấn đề trước mắt, cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất, phòng chống dịch bệnh…trước khi mùa vụ diễn ra. Ở hình thức 1 do các phòng ban, tổ chức đoàn thể thực hiên: Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên.
Hình thức thứ 2: Mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân theo kiểu chuyên sâu, kiến thức rộng hơn, lớp học được tổ chức quy cụ, có cấp bằng, chứng chỉ cho học viên sau khi tốt nghiệp; đào tạo nghề nông nghiệp theo nhu cầu, nguyện vọng của người dân và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong các lớp tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cần chú trọng vấn đề chất lượng đạo tạo là chính, chưa cần quan tâm nhiều đến số lượng; học viên sau khi tốt nghiệp phải chiếm hơn 90% áp dụng được vào thực tế sản xuất. Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ở hình thức thứ 2 chủ yếu do Trường trung cấp Nông lâm nghiệp Phú Thọ thực hiện, tuy nhiên cũng cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương, các phòng ban tổ chức, đoàn thể: Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên.
* Dự báo số lượng người cần được đào tạo nghề
Để dự báo số lượng người cần được đào tạo nghề trước tiên chúng ta dựa vào một số căn cứ cơ bản sau đây:
- Dự án của tổng cục dạy nghề Bộ LĐTB&XH đã được chính phủ phê duyệt là mỗi năm đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn, hiện nay đang được các địa phương tập trung chỉ đạo, các sở LBTB&XH thực hiện
- Căn cứ vào thực tế số lượng lao động hiện nay và kế hoạch phát triển lực lượng lao động của thị xã Phú Thọ từ năm 2010 đến năm 2015
Dựa vào các căn cứ trên ta có các hướng dự báo sau
- Nếu căn cứ vào dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn để dự báo số người cần đạo tạo nghề, thì mỗi năm cứ khoảng 110 người dân trên cả nước thì đào tạo nghề cho 1 lao động. Giả sử tỷ lệ đào tạo nghề cho các huyện trong cả nước là như nhau. Thì ở thị xã Phú Thọ cần phải đào tạo nông dân học nghề với số lượng như sau:
Bảng 3.18: Dự báo số lƣợng đào tạo nghề nông nghiệp qua các năm
TT Hạng mục ĐVT 2013 2015 2017 2020
1 Ngành trồng trọt Người 175 175 175 210
2 Ngành chăn nuôi Người 175 210 140 175
3 Ngành thủy sản Người 140 140 105 105
Tổng Người 490 525 420 490
(Nguồn: Phòng Lao động TBXH thị xã Phú Thọ) - Giai đoạn 2016-2020: phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, vững bền; phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường
Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5- 4%/năm. Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu thị trường. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý, găn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác và kết nối với thị trường
Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân giai đoạn 2016-2020 tập trung vào đào tạo có chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo và đến năm 2020 số lượng nông dân cần được đào tạo nghề 1519 người
+ Chuyên môn hóa nông dân: Đăng ký chính thức nông dân có đủ trình độ tay nghề chuyên môn thành hội viên Hội nông dân và được hưởng các quyền lợi nhà nước ưu tiên cho nông dân (sử dụng đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, vay vốn phát triển sản xuất…). Ban hành chính sách khuyến khích nông dân học nghề (tay nghề càng cao thì càng ưu đãi vay vốn, ưu đãi tích tụ ruộng đất, hỗ trợ áp dụng khao học công nghệ…).
Hội nông dân và các hiệp hội sản xuất sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến nông để dạy nghề, tiếp thu khoa học công nghệ, tiếp cận thông tin.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân và nhũng người nông dân, theo từng nhóm đối tượng như lao động làm thuê nông nghiệp, lao động nông nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp gia đình.