PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ ở thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 40 - 45)

Các phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp định tính dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu có sự tham gia (thu hút các bên có liên quan vào quá trình nghiên cứu, gắn trách nhiệm các bên vào kết quả nghiên cứu) được lựa chọn như là một phương pháp tiếp cận mới và hữu hiệu trong quá trình nghiên cứu này. Cụ thể phương pháp nghiên cứu đề tài được thể hiện qua các nội dung:

2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Các số liệu nghiên cứu trong báo cáo được thu thập từ hai nguồn, gồm các số liệu đã được công bố và các số liệu chưa được công bố;

Các số liệu đã được công bố được thu thập từ nguồn báo cáo của: Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ, Phòng lao động thương binh xã hội thị xã Phú Thọ, phòng thống kê, phòng kinh tế, báo cáo của các xã trong thị xã Phú Thọ có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

Ngoài các số liệu đã được công bố được thu thập như đã trình bày ở trên thì các số liệu chưa qua công bố cũng được tác giả đánh giá hiện trạng sinh kế của các gia đình trước và sau khi có đào tạo nghề. Các tài liệu chưa công bố cũng bao gồm những đánh giá, nhận xét về tác động của công tác đào tạo nghề, hiệu quả của người tham gia học tập về áp dụng vào điều kiện sản xuất của địa phương, thu thập về mức sống của người dân tham giá vào đào tạo nghề thông qua các phiếu điều tra, ...

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân đã, đang, và chưa tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho

nông dân. Phỏng vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các cán bộ giáo viên dạy nghề nông nghiệp cho nông dân, ý kiến của các nhà lãnh đạo địa phương về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân để thu thập và phân tích đánh giá vấn đề được khách quan;

- Số liệu thứ cấp: thông tin thứ cấp thu thập chủ yếu thông qua các tài liệu đã công bố, từ các báo cáo, tạp chí, niên giám thống kê, các công trình nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn – nông dân, mạng internet.

+ Phương pháp quan sát: Có thể thực hiện trực tiếp bằng tai, mắt của người nghiên cứu và cũng có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ: máy ghi âm, máy quay phim, chụp ảnh, ...;

+ Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Để đảm bảo độ tin cậy của thông tin thu thập, việc phỏng vấn được sử dụng để tiếp cận và phỏng vấn trực tiếp người dân tham gia học nghề, các chủ hộ, lãnh đạo quản lý đào tạo nghề địa phương, chủ cơ sở sản xuất hay chủ doanh nghiệp có công nhân được đào tọa nghề, ... qua hình thức tiếp xúc trực tiếp, qua điện thoại, bằng phỏng vấn, bằng thư, bằng câu hỏi sẵn, ...;

+ Phương pháp điều tra cố định nhóm: Các phỏng vấn nhóm sẽ giúp kiểm tra tính xác thực của thông tin thu nhận được có do thảo luận và gợi nhớ của một nhóm về chủ đề có liên quan đến việc ứng dụng nội dung đào tạo vào sản xuất. Bằng những công cụ này, tôi đã có được bức tranh tương đối tổng quát về sinh kế, cuộc sống của người dân trước và sau khi tham gia lớp đào tạo nghề;

+ Phương pháp điều tra có sự tham gia của nông dân: Phương pháp chủ yếu sử dụng là phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA). Các công cụ PRA sẽ giúp thu thập và đầy đủ và chính xác những chỉ tiêu, thông tin nghiên cứu, đặc biệt là các thông tin nghiên cứu trước thời

điểm có đề án, dự án. Để thu thập những thông tin trước năm 2009 thì khó hơn do người dân thường không nhớ rõ thông tin hoặc không ghi chép số liệu về sinh kế, sản xuất kinh doanh, ... Để khắc phục những khó khăn này, tôi đã sử dụng một số phương pháp thu thập thông tin mang tính định tính như phỏng vấn nhóm hộ gia đình, phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ quản lý, phụ trách, giáo viên có kinh nghiệm trong dạy nghề, ...

2.1.1.2. Phương pháp chọn mẫu

Hiện nay, trong hệ thống chỉ tiêu chọn mẫu nghiên cứu, chúng ta vẫn sử dụng hai phương pháp cơ bản là chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phi ngẫu nhiên;

Để đảm bảo cho tính đại diện của tài liệu chưa công bố, chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu nghiên cứu. Nguyên tắc cơ bản của chọn mẫu là phải đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, tôi chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều bậc;

Bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên trong 10 xã, phường nghiên cứu (cụ thể có 4 phường và 6 xã) các lớp đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp.

Tổng số lớp đã tổ chức qua 3 năm 2010 – 2012 là 28 lớp với tổng số nông dân tham gia học tập là 980 lượt người theo học. Sau đó tôi chọn ra một danh sách gồm 19 lớp nghề nông nghiệp. Sau đó một danh sách các lớp sẽ được đánh số thứ tự từ 01 đến 19. Từ danh sách lớp học này tôi sử dụng hàm Randbetween(01,19) trong Excel để tìm được danh sách các lớp cần nghiên cứu một cách ngẫu nhiên 10 lớp. Sau khi chọn được 10 lớp, một danh sách gồm tất cả học viên của 10 lớp sẽ được lập, đánh số thứ tự theo a, b, c. Khi đó cỡ quần thể là N = 10 lớp x 35 người/lớp = 350 người; sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên chọn trong số 350 người lấy khoảng từ 100 đến 120 người đã tham gia đào tạo nghề với khoảng cách tổ là k = 3, tôi tiến hành điều tra trong 6 xã có điều kiện sản xuất tương đối giống những người đã tham gia đào tạo nghề và chuẩn bị tham gia các lớp đào tạo nghề theo kế hoạch năm

tiếp theo và những người nghèo không tham gia đào tạo nghề để làm đối chứng so sánh bằng các phương pháp điều tra đã nêu trên.

2.1.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành phân loại và xử lý, tổng hợp bằng phương pháp thủ công, xử lý trên EXCEL 2003;

2.1.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu và phân tích

+ Phương pháp so sánh: Được dùng chủ yếu trong việc so sánh thực tế đạt được với chỉ tiêu kế hoạch hay yêu cầu của thực tế. Kết quả so sánh thể hiện qua các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ và được dùng để xem xét, đánh giá, phân tích trong từng trường hợp cụ thể. So sánh trước và sau đào tạo, so sánh giữa các hộ được đào tạo và chưa được đào tạo về hiệu quả sản xuất, thu nhập của cá nhân hay hộ gia đình, trang trại, ...

+ Phương pháp phân tổ thống kê: Được sử dụng để xử lý thông tin, tiêu chí phân tổ dựa trên các tiêu chí về địa bàn nghiên cứu, nam, nữ, đã tham gia đào tạo, không tham gia đào tạo, hộ chuyên sản xuất nông nghiệp hoặc hộ phi nông nghiệp, ... và tùy theo những nội dung phân tích cụ thể sẽ có các cách phân tổ khác nhau để đảm bảo nội dung chính xác và tiến độ kịp thời.

Được sử dụng để đánh giá tác động theo các hình thức đào tạo, số lần được tham gia tập huấn, lứa tuổi chủ hộ được tập huấn.

+ Phương pháp dự báo thống kê: Dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, tốc độ phát triển bình quân để dự báo nhu cầu đào tạo, ngành nghề đào tạo trong thời gian tiếp theo;

2.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.1. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của đào tạo nghề + Tổng số lao động nông thôn đã qua đào tạo: qua các năm, các nghề đã được đào tạo;

+ Số lao động qua đào tạo đã có việc làm: nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp, làm trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, hay sản xuất hộ gia đình, trang trại, gia trại;

+ Tổng giá trị sản xuất, thu nhập/hộ: qua các năm, trước và sau khi được đào tạo nghề, so với các hộ không được đào tạo nghề có cùng điều kiện sản xuất, gồm:

Thu nhập từ trồng trọt: là thu nhập của hộ từ trồng trọt sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, không bao gồm những chi phí gia đình tự bỏ ra: lao động, phân chuồng, ...;

Thu nhập từ chăn nuôi: là các khoản thu nhập của hộ gia đình, gia trại sau khi trừ các khoản chi phí sản xuất, đầu tư, trừ những chi phí gia đình bỏ ra như:

lao động, chất đốt từ biogas do chất thải chăn nuôi, các phụ phẩm trồng trọt, ...

+ Thu nhập bình quân/lao động: của hộ, của gia trại, của trang trại và trong các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, ...

2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phân bổ các điều kiện sản xuất

+ Số vốn sản xuất, bao gồm cả vốn tự có, vốn đi vay, vốn được tài trợ xây dựng các mô hình dùng cho đào tạo nghề;

+ Diện tích canh tác (hay diện tích gieo trồng): là diện tích đất đai mà nông hộ, trang trại, gia trại có được dùng để sử dụng cho mục đích canh tác, hoặc số diện tích thực tế mà nông hộ thực hiện canh tác do tăng vụ, xen canh mang lại;

+ Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghề nghiệp: đã học hết lớp nào, cấp nào, đã tham gia những lớp đào tạo, tập huấn nghề nghiệp nào, thời gian bao lâu;

+ Thời gian lao động hữu ích, ...

2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá tác động:

+ Trình độ sản xuất, kinh doanh tăng lên của hộ;

+ Lợi nhuận trong sản xuất tăng thêm;

+ Mức giảm chi phí, thời gian lao động ...

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ ở thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)