Giải pháp về chính sách liên quan đến việc giải quyết việc làm cho

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ ở thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 95 - 102)

Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ TĂNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ SAU KHI ĐÃ ĐƢỢC ĐÀO TẠO NGHỀ

4.2. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện đào tạo nghề gắn với việc nâng

4.2.2. Giải pháp về chính sách liên quan đến việc giải quyết việc làm cho

4.2.2.1. Chính sách đất đai;

Đất đai là một yếu tố của quá trimnh sản xuất, có vai trò không chỉ nông nghiệp mà còn đối với các ngành khác. Trong quá trình đô thị hóa, diện

tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhất là ở những vùng nông thôn xen kẽ những vùng đô thị lớn, cùng với quá trình đô thị hóa mạnh, lao động nông thôn đang có xu hướng tăng lên. Tình hình trên dẫn đến bình quân diện tích đất canh tác trên một lao động nông thôn ở Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới. Theo tài liệu điều tra, chỉ có 18% lao động nông nghiệp làm 210 ngày/

năm, trong đó 21% chỉ làm việc 90 ngày/ năm. Hiện nay nước ta chỉ có khoảng 3 triệu ha đất nông nghiệp có khả năng khai thác, 9 triệu ha rừng và đất trống, 90 vạn ha mặt nước, ao hồ và hàng vạn ha đất ven biển. Nếu chúng ta có chính sách tốt, diện tích này sẽ giải quyết việc làm được cho hàng triệu lao động ở nông thôn. Do đó, thị xã cần có quy hoạch hợp lý để tận dụng diện tích đất vào việc tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn.

4.2.2.2. Chính sách về vốn;

Cần có sự liên kết giữa 4 nhà: Nhà nông (người học nghề) – Nhà nước (Cơ quan quản lý) – Nhà doanh nghiệp – Nhà trường để tạo thành quy trình dạy học – thực hành nghề - tạo việc làm hoàn chỉnh. Trong đó, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho người học một phần hoặc toàn bộ chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian học tập tại các cơ sở dạy nghề. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của từng nhóm đối tượng ở nôn thôn để xác định mức độ hỗ trợ, phương thức hỗ trợ phù hợp;

Cho vay không có lãi hoặc lãi suất ưu đãi với người học nghề thuộc các đối tượng chính sách, hộ gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, ….Mức cho vay tối đa một lần được tính bằng 1,5 lần mức tiền lương tối thiểu nhân với số tháng thực học trong năm;

Cho vay lãi suất thấp cho người học nghề thuộc các đối tượng: Phụ nữ chưa có việc làm, lao động thuộc các làng nghề nằm trong dự án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, lao động thuộc vùng chuyên canh, có nhu

cầu chuyển đổi nghề, … mức cho vay tối đa được tính bằng 2 lần mức lương tối thiểu nhân với số tháng thực học trong năm;

Thành lập các quỹ hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo. Quỹ nên do địa phương thành lập và quản lý hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Nguồn vốn hoạt động của quỹ gồm: Ngân sách nhà nước cấp ban đầu, cấp bổ sung hàng năm theo kế hoạch được duyệt, các nguồn vốn ngoài ngân sách, …Phương thức hỗ trợ nên chuyển trực tiếp cho các cơ sở đào tạo dựa trên số lượng người qua đào tạo với định mức theo quy định để đảm bảo dạy được nghề cho lao động và các chi phí hỗ trợ khác cho người học nghề và sau khi học nghề. Cải tiến chính sách cho vay vốn bao gồm cả về thủ tục và định mức cho vay để người dân tham gia học nghề có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp đồng thời xây dựng cơ chế kiểm soát nguồn vốn học nghề và hỗ trợ việc làm từ quá trình cho vay và sử dụng vốn vay.

4.2.2.3. Chính sách tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho các đối tượng đã được đào tạo nghề

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề vô cùng quan trọng sau quá trình đào tạo và áp dụng nghề đã học vào thực tiễn sản xuất, sự biến động của sản phẩm nông nghiệp phần lớn do thị trường quyết định. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp thường có tính rủi ro rất cao, lợi nhuận lại thấp. Do đó việc định hướng học nghề, sản xuất và tìm đầu ra cho các sản phẩm sau đào tạo là vấn đề quan trọng và cấp thiết, vì vậy cần chủ động tìm kiếm và phát triển thị trường trong nước vừa nghiên cứu thị trường nước ngoài;

Cần phải thành lập các hợp tác xã nông nghiệp nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức thu gom, tiêu thụ sản phẩm để tránh phụ thuộc vào trung gian;

Thành lập các điểm thu gom, bán sản phẩm của địa phương, cung ứng ra các quầy, sạp ở chợ đầu mối;

Hỗ trợ thông tin về thị trường, xây dựng các kênh thông tin về sản phẩm, áp dụng các hình thức cung cấp thông tin đa dạng qua nhiều kênh khác nhau tạo điều kiện cho người sản xuất nắm bắt được thông tin thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng;

Các cấp quản lý cần phải có các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, như: mở các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm, chính sách cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật bảo quản, sơ chế trước tiêu thụ, tuyên truyền, khuyến khích người dân tiêu dùng sản phẩm của các làng nghề, các hộ sản xuất theo kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm chất lượng, an toàn, tiến tới dần xây dựng thương hiệu cho địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đào tạo nghề và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người nông dân là góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong quá trình CNH, HĐH thì dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là dạy nghề nông nghiệp cho nông dân đã và đang trở thành vấn đề cấp bách. Sau khi nghiên cứu đề tài, tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Bình quân mỗi năm Thị xã mở được từ 6 – 8 lớp học nghề bằng nhiều hình thức, số người tham gia là trên 250 lượt người/năm;

- Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn lực cho có chất lượng cao cho CNH-HĐH, cho việc phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp hàng hóa, bền vững do các nhân tố ảnh hưởng sau:

+ Trình độ giáo viên trên đại học thấp và chưa đồng đều;

+ Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo con thiếu thốn;

+ Thực hành chưa đáp ứng kịp thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật;

+ Các nội dung đào tạo chưa thật sát với thực tế sản xuất trên địa bàn.

- Nhu cầu sức lao động qua đào tạo trên địa bàn thị xã hàng năm đều tăng, đặc biệt là có xu hướng chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, do đó nhu cầu người cần được đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp tăng;

Thu nhập bình quân của nông dân được học nghề tăng từ 4.235.500 đồng lên 7.545.200 đồng, trong khi đối với nhóm hộ không tham gia học nghề thì thu nhập bình quân chỉ tăng từ 4.235.500 đồng lên 4.665.400 đồng;

Tỷ lệ thoát nghèo của nhóm hộ tham gia học nghề là 40,59%, trong khi đó nhóm hộ nghèo không tham gia học nghề thì tỷ lệ này chỉ là 20,58%;

Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề: tạo mới là 26,96%, tiếp tục theo nghề cũ là 65,22%, tạm thời chờ việc là 7,82%

2. Kiến nghị

2.1. Với Thị xã Phú Thọ

Nhu cầu học nghề trên địa bàn thị xã đang tăng, nhất là nhóm ngành nông nghiệp, bởi vậy thị xã quan tâm đến việc mở rộng quy mô đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề tham gia công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân;

Phối hợp với các đơn vị dạy nghề tổ chức tập huấn và dạy nghề cho người lao động gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị, các hộ gia đình, gia trại, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đồng thời kiểm tra, giám sát việc đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng đào tạo;

Chỉ đạo một số đơn vị xây dựng các mô hình dạy nghề thí điểm và đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn;

Phòng Nội vụ phân công cán bộ theo dõi công tác dạy nghề cấp xã, phường nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề;

Xây dựng kế hoạch, thực hiện tuyên truyền, vận đồng nông dân tham gia học nghề làm việc ổn định ở nông thôn, cân đối nguồn vốn đầu tư, hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính cho các đơn vị;

Hướng dẫn thủ tục, chính sách tín dụng học nghề, hỗ trợ lãi suất tín dụng đối với người học và vay vốn sản xuất sau khi học nghề

Hiện nay học nghề nông nghiệp cho nông dân ở thị xã Phú Thọ chưa được thanh niên quan tâm, vì vậy thị xã cần có chủ trương chính sách thu hút lực lượng thanh niên thất nghiệp, những người có mong muốn làm giàu từ nông nghiệp tham gia học nghề nông nghiệp cho nông dân

2.2. Với các cơ sở đào tạo nghề

Từ thực trạng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nghề tôi khuyến nghị một số vấn đề sau:

- Tăng cường công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới;

- Tăng cường mua sắm và quản lý, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề;

- Trường chuẩn bị giáo viên và cơ sở vật chất đào tạo nghề nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và của đật nước

- Trước mỗi khóa đào tạo cần có cuộc khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề nông nghiệp của nông dân, để đào tạo đúng nhu cầu, nguyện vọng của người nông dân và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước;

- Các cơ sở đào tạo nên tăng cường sự phối hợp với cán bộ địa phương, với các tổ chức ban ngành đoàn thể để đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ngay trên chính địa phương để tận dụng tốt hơn nhà văn hóa thôn, hội trường UBND xã, các cơ sở làm mô hình trong dạy nghề.

2.3. Đối với người học nghề

Cần nhận thức đúng đắn về nghề mình theo học, lựa chọn những ngành nghề phù hợp với trình độ và nhận thức của mình, phải tìm hiểu nhu cầu đầu ra của ngành học;

Gắn lý thuyết với thực tiễn sản xuất tại gia đình và địa phương, học hỏi, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất, ...

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ ở thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)